Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (Ma trận SWOT)

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.7.3 Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (Ma trận SWOT)

Ma trận SWOT là một kỹ thuật thường được sử dụng trong nghiên cứu môi trường và là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói cách khác, ma trận SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ các ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng ma trận SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá

đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu,.. đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vì vậy, luận văn sử dụng ma trận SWOT để đưa ra các giải pháp phát triển Quỹ ĐTPT.

Ma trận SWOT là công cụ kết hợp các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T) để hình thành bốn nhóm chiến lược sau (Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2006) [10]:

- Các chiến lược S/O: Sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để khai thác triệt để những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược W/O: Khắc phục các điểm yếu bên trong để khai thác và tận dụng các cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược S/T: Sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để ứng phó với các nguy cơ từ bên ngoài.

- Các chiến lược W/T: Khắc phục những điểm yếu bên trong để ứng phó với các nguy cơ từ bên ngoài.

Các bước tiến hành xây dựng ma trận SWOT được nêu tại Phụ lục 2

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày tổng quan về Quỹ ĐTPT địa phương như khái niệm, chức năng, các hoạt động và vai trò của Quỹ ĐTPT địa phương trong phát triển KT – XH, đồng thời nêu ra các công cụ hỗ trợ để tổng hợp đánh giá môi trường kinh doanh và đưa ra giải pháp. Thông qua các công cụ hỗ trợ như ma trận EFE, IFE, SWOT sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp phát triển phù hợp. Từ nền tảng lý thuyết đã nêu sẽ tạo cơ sở cho việc phân tích môi trường bên ngoài, phân tích môi trường bên trong của Quỹ, xây dựng các ma trận EFE, IFE, SWOT để từ đó đưa ra các giải pháp ở chương sau.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)