Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 91)

6. Kết cấu của luận văn

3.5.1 Về phía Nhà nước

Quốc hội, Chính phủ và BTC cần ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản có liên quan đến hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương trên cả nước, trong đó có Quỹ ĐTPT Bình Dương. Bên cạnh đó BTC cần nghiên cứu hoàn chỉnh các quy định về quản lý tài chính. Xây dựng cơ chế nghiệp vụ hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với đặc thù hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương trên cả nước. Xây dựng hệ thống báo cáo

thống kê gọn nhẹ, đảm bảo phản ánh đầy đủ thông tin phục vụ việc giám sát, quản lý hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương cũng như làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền đưa ra những quyết sách kịp thời, đúng đắn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ cho hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương.

Tăng cường sự phối hợp giữa BTC với UBND tỉnh và các ban, ngành có liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ ĐTPT Bình Dương.

Mở rộng thêm các đối tượng cho vay để có thể hỗ trợ đồng bộ tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện theo định hướng phát triển KT – XH. Mặc dù trong Nghị định 37/2013/NĐ-CP cũng đã ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng KT – XH Quỹ ĐTPT địa phương thực hiện đầu tư cho vay (Phụ lục 11) và UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng KT – XH ưu tiên phát triển của tỉnh (Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND)[24], nhưng các đối tượng này vẫn chưa đầy đủ. Thực tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để các dự án đầu tư được hiệu quả, theo đúng tiến độ đề ra, không bị trì trệ, thì ngoài nguồn vốn đầu tư còn lệ thuộc vào năng lực của các nhà thầu thi công. Trên cơ sở đó, Quỹ có thể mở rộng hình thức sử dụng vốn bằng cách đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 37/2013/NĐ-CP trong việc mở rộng phạm vi cho vay đối với các doanh nghiệp đang thi công các công trình trọng điểm của tỉnh như: Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp đang thi công các công trình trọng điểm, các dự án mua sắm thiết bị cải tiến công nghệ,…Việc mở rộng hình thức sử dụng vốn này được đề xuất trên cơ sở quy định một tỷ lệ tài trợ nhất định trong tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ đầu tư. Chẳng hạn, các Quỹ ĐTPT địa phương được sử dụng 10% VCSH để tài trợ cho các lĩnh vực khác có liên quan đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược của tỉnh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)