Định hướng phát triển của Quỹ ĐTPT Bình Dương đến năm 2020

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3 Định hướng phát triển của Quỹ ĐTPT Bình Dương đến năm 2020

3.2.3.1. Huy động tối đa các nguồn vốn để phục vụ đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh

Để thực hiện chiến lược xây dựng đô thị Bình Dương thành một cực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương thì việc tập trung phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh từ nay đến năm 2020 là rất quan trọng. Cùng với các công cụ tài chính khác của Nhà nước, Quỹ ĐTPT Bình Dương phải đóng góp tích cực vào quá trình phát triển này. Quỹ cần tích cực huy động các nguồn vốn trong điều kiện cho phép, đặc biệt là nguồn vốn dự án Quỹ ĐTPT địa phương do WB tài trợ để phục vụ đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.

3.2.3.2. Thực hiện hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm theo chủ trương của tỉnh

Bên cạnh việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH trên địa bàn, Quỹ phải thực hiện hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực then chốt có nhiều lợi thế so sánh của tỉnh mà các kênh tài trợ vốn khác hiện chưa vươn tới, hoặc các chủ đầu tư,

doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn về tài sản thế chấp, mức vốn vay, thời hạn vay,....

3.2.3.3. Chuyển dần hoạt động theo cơ chế thị trường

Hoạt động theo cơ chế thị trường sẽ tạo điều kiện để Quỹ ĐTPT Bình Dương phát huy được tính đa dạng, linh hoạt trong hoạt động, từ đó tạo điều kiện tăng hiệu quả đầu tư để bù đắp cho các khoản đầu tư có mức sinh lời thấp. Quỹ ĐTPT Bình Dương cần xây dựng cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, bao gồm cả các dự án có mức sinh lời thấp hoặc không có khả năng sinh lời và các dự án đầu tư hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nghiên cứu việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán và thực hiện chuyển hóa vốn đầu tư dưới hình thức phát hành trái phiếu để vừa tăng cung hàng hóa cho thị trường chứng khoán, vừa tạo điều kiện thoái vốn để tiếp tục đầu tư vào các dự án khác.

3.2.3.4. Đa dạng hóa hoạt động, phân tán rủi ro, xây dựng cơ chế toàn diện, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Theo nguyên tắc “không để trứng trong cùng một giỏ”, sự đa dạng hóa sẽ cho phép Quỹ ĐTPT Bình Dương phân tán rủi ro. Vấn đề quan trọng là cần phải xây dựng cho được một cơ cấu đầu tư hợp lý, bao gồm cả ĐTTT và đầu tư gián tiếp. Trong đầu tư, ngoại trừ các công trình, dự án thuộc mục tiêu chỉ định; các trường hợp đầu tư khác, cần thực hiện phân bổ hợp lý danh mục đầu tư vào từng ngành, từng lĩnh vực; từng doanh nghiệp, hoặc các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn, hoặc giữa các doanh nghiệp có quan hệ sở hữu lẫn nhau.

Hệ thống cơ chế chính sách cần được xây dựng toàn diện, đảm bảo bao quát hết các hoạt động của Quỹ ĐTPT Bình Dương trên địa bàn; có giới hạn tỷ lệ an toàn và hạn chế rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá,...); tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro khi hoạt động cho vay không có khả năng thu hồi. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản (UBND tỉnh) và các cơ quan có liên quan trong việc giám sát hoạt động của Quỹ; đặc biệt là trách nhiệm của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Dương. Tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát, trong đó lưu ý đến việc giám sát từ xa nhằm hạn chế sự can

thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động của Quỹ nhưng vẫn đảm bảo cảnh báo và ngăn ngừa kịp thời các rủi ro có thể xảy ra. Đặt việc duy trì an toàn trong hoạt động của Quỹ trong chính sách chung của cả nước về duy trì an toàn an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)