- Mục tiêu điều trị (theo khuyến cáo của ESC 2013)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.2. Ảnh hưởng của thừa cân béo phì đến kiểm soát huyết áp
Bảng 3.18 cho thấy ở nhóm không kiểm soát huyết áp có BMI cao hơn (24,31 ± 3,40) nhóm kiểm soát huyết áp (23,00 ± 2,26) với p < 0,01. Ở bảng 3.30 cho kết quả nhóm cân nặng càng cao thì tỷ lệ đạt HA mục tiêu càng thấp. Tỷ lệ đạt HA mục tiêu ở nhóm béo phì thấp nhất (68,8 %), ở nhóm thiếu cân cao nhất đạt 100%. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở
nhóm thừa cân và nhóm cân nặng bình thường không khác nhau. Tuy nhiên ở nhóm béo phì khả năng kiểm soát huyết áp thấp hơn OR 0,369 (0,212 – 0,643) p < 0,001.
Các nghiên cứu đã chứng minh vai trò quan trọng của thừa cân béo phì với THA. Đồng thời thừa cân béo phì cũng là rào cản việc kiểm soát huyết áp. Phân tích số liều từ chương trình điều tra quốc gia CCEP (The Chinese Cholesterol Education Program) cho thấy BMI cao liên quan đến việc kiểm soát huyết áp kém (OR 1,426 95%CI 1,116 – 1,729) [106].
Nghiên cứu của Jani Y. và cộng sự cho kết quả BMI ở nhóm không đạt huyết áp mục tiêu cao hơn (28,8 ± 2,4 kg/m2 so với 24,8 ± 2,1 kg/m2 [105].
Nghiên cứu của Arabzabeh S và cộng sự tại Iran năm 2013 cho thấy. Bệnh nhân THA có thừa cân béo phì khả năng kiểm soát huyết áp thấp hơn OR 4,469 95% CI 1,431 – 13,955. Nhóm có BMI > 25kg/m2 tỷ lệ huyết áp không kiểm soát cao hơn OR 13,091 95%CI 1,437 – 116,352 [108]. Nghiên cứu INCLUSIVE tỷ lệ kiểm soát huyết áp 38,5% ở nhóm béo phì so với 50% ở nhóm cân nặng bình thường [109]. Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. M. Decoste và cộng sự kết luận thừa cân béo phì, lối sống ít vân động là nguyên nhân huyết áp không kiểm soát [110]. Lloyd Jones DM. và cộng sự nhận xét tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở nhóm BMI > 30 giảm đáng kể so với nhóm BMI < 25 [111].