Kết quả kiểm soát lipid máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ kiểm soát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 74)

- Mục tiêu điều trị (theo khuyến cáo của ESC 2013)

4.2.2.Kết quả kiểm soát lipid máu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.Kết quả kiểm soát lipid máu

Kiểm soát lipid máu là một mục tiêu quan trọng để giảm biến cố tim mạch ở bệnh nhân THA. Có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng lớn chứng minh lợi ích của việc sử dụng Statin trong việc giảm tỷ lệ biến cố tim mạch. Một phân tích gộp gần đây dựa trên số liệu các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá lợi ích và tác hại của Statin trong việc phòng ngừa tiên phát biến cố tim mạch. Kết quả Statin giảm tỷ lệ tử vong chung (OR 0,86; 95%CI 0,79 – 0,94), giảm biến cố mạch vành (RR 0,73; 95% CI 0,67 – 0,80), giảm tỷ lệ tái tưới máu mạch vành (RR 0,62; 95%CI 0,54 – 0,72) [91].

Trong nghiên cứu của chúng tôi mục tiêu kiểm soát lipid máu dựa trên khuyến cáo ESC 2013. Ở nhóm nguy cơ trung bình, cao tỷ lệ đạt được đích kiểm soát LDL – C là 63,6%. Tuy nhiên trong nhóm nguy cơ rất cao tỷ lệ đạt mục tiêu chỉ là 22,3%. Đây là những bệnh nhân có bệnh mạch vành, có biến cố tim mạch, các bệnh mạch máu hoặc ĐTĐ có tổn thương cơ quan đích cần phải kiểm soát chặt chẽ mức lipid máu. Mục tiêu đạt được của nhóm này rất khắt khe cần phải đạt mức < 1,8mmol/l vì vậy cũng có thể hiều được lý do tỷ lệ đạt mục tiêu thấp trong nhóm nguy cơ rất cao. Bảng 3.12 cho thấy không có sự liên quan giữa tỷ lệ đạt mục tiêu LDL – C với các nhóm cân nặng. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ kiểm soát lipid máu tương đối thấp ở các đối tượng được theo dõi. Nghiên cứu của Trần Văn Tuyến cho thấy tỷ lệ kiểm soát lipid ở mức tốt là 35,2% [15 ]. Viên Văn Đoan và cộng sự nghiên cứu trên 1.214 bệnh nhân được quản lý điều trị ngoại trú bệnh ĐTĐ tại bệnh viện Bạch Mai, qua thời gian theo dõi 36 tháng tỷ lệ kiểm soát lipid máu mức tốt là 38,4% [92 ].

Điêu tra quốc gia về sức khỏe và dinh dưỡng Hàn Quốc KNHANES 2008 – 2010 tổng số 19.489 đối tượng có 31% nam và 26% nữ có THA, 11% nam và 9% nữ có ĐTĐ, tổng số đối tượng có LDL – C cao theo hướng dẫn ATP III là 23,2%. Trong số những người đang sử dụng thuốc điều trị RLLP máu, tỷ lệ đạt được mục tiêu LDL – C là 61,7%. Trong đó những người tuổi < 50 có tỷ lệ đạt mục tiêu kiểm soát LDL – C cao hơn những người có tuổi đời ≥ 50 (82,1% và 61,6%) [93]. Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu The Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis (MESA) . Nghiên cứu The Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis là một nghiên cứu đa trung tâm trên 6.814 người tuổi từ 45 – 84 không có bệnh tim mạch năm 2000 -2002. Có 29,3% có RLLP máu. Trong số này 54% được dùng thuốc điều trị hạ lipid máu. Trong số những người dùng thuốc điều trị có 75,2% đạt mục tiêu kiểm soát theo ATP III [94]. Tỷ lệ này ở số liệu điều tra sức khỏe ở Anh năm 2003 (Health Survey for England) là 56,1% [93]. Tỷ lệ đạt mục tiêu kiểm soát LDL – C của chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu tại nước ngoài, tuy nhiên sự khác biệt này có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có thời gian mắc bệnh dài hơn, tỷ lệ biến cố nhiều hơn, phân tầng nguy cơ tim mạch cao hơn. Mặt khác mục tiêu của các nghiên cứu trên dựa trên khuyến cáo NCEP ATP III nên có sự khác biệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ kiểm soát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 74)