- Mục tiêu điều trị (theo khuyến cáo của ESC 2013)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.1. Ảnh hường của tuổi, giới đến kiểm soát huyết áp
Trong nghiên cứu của chùng tôi tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu ở nam thấp hơn nữ với OR = 0,533, 95% CI từ 0,333 – 0,853, p < 0,01. Bảng 3.18 cho
thấy nhóm không đạt mục tiêu huyết áp có tuổi đời trung bình 66,49 ± 10,23 cao hơn tuổi đời trung bình của nhóm đạt mục tiêu 65,27 ± 8,36. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở các nhóm tuổi thì không có sự khác biệt.
Nam giới thường có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hơn, nhiều yếu tố về thói quen, lối sống hơn nữ giới cùng độ tuổi nên có xu hướng khó kiểm soát huyết áp hơn. Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi giới đến kiểm soát huyết áp cũng cho kết quả tượng tự. Nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan cho kết quả sau 1 năm can thiệp tỷ lệ đạt HA mục tiêu ở nữ (n =75) cao hơn nam (n = 31) (98,65% và 96,77%). Tỷ lệ đạt HA mục tiêu ở nhóm < =55 tuổi cao hơn nhóm > 55 (100% và 97,75%) tuy nhiên p > 0,05 [54]. Nghiên cứu HANE trên 868 bệnh nhân THA có ĐTĐ tỷ lệ đạt HA mục tiêu ở nữ là 55,0% và nam là 47,7% [104]. Jani Y. và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 600 bệnh nhân ĐTĐ có THA điều trị tại 8 tỉnh miền tây Macedonia cho kết quả tỷ lệ kiểm soát huyết áp là 34,7%. Nhóm không kiểm soát huyết áp có tuổi già hơn (62 ± 5,4) nhóm kiểm soát huyết áp (59 ± 5,8) [105].
Dữ liệu từ chương trình điều tra CCEP tiến hành tại Trung Quốc năm 2006 - 2007 cho thấy tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở hai giới như nhau [106].
Kết quả của NHANES lần thứ III tại Hoa Kỳ tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở nữ cao hơn nam (28,7% so với 19,2% ở người da trắng và 28,6% so với 17,5% ở người da đen) [107].