Rối loạn lipid máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ kiểm soát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 63)

- Mục tiêu điều trị (theo khuyến cáo của ESC 2013)

4.1.5.Rối loạn lipid máu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.5.Rối loạn lipid máu

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy mối tương quan giữa cholesterol máu cao và nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh giảm mức LDL–C có thể làm giảm đáng kể tần suất biến cố mạch vành và tỷ lệ tử vong chung. Các khuyến cáo gần đây đều coi mức cholesterol là một yếu tố dự báo nguy cơ xuất hiện bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu Framingham, bệnh mạch vành phát triển ở một trong số năm người đàn ông và một người trong số 17 người phụ nữ ở tuổi sáu mươi. Nồng độ cholesterol toàn phần được chứng minh là một yếu tố dự báo tin cậy của bệnh mạch vành ở những người có tuổi đời dưới 50 năm. Tuy nhiên, ở những người tuổi từ hơn 50 năm, dự đoán chính xác hơn về nguy cơ mắc bệnh mạch vành là nồng độ lipoprotein huyết thanh, bao gồm LDL-C, VLDL-C, triglyceride , và HDL-C. Cả hai loại LDL-C và VLDL- C có một tương quan tuyến tính với bệnh mạch vành. Trên phân tích đa biến, LDL-C và HDL-C có liên quan độc lập đến nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở cả hai giới [56].

Nghiên cứu của Phạm Gia Khải năm 2001 – 2002 thấy rằng tăng cholesterol có nguy cơ tăng THA và nguy cơ THA tăng lên 2,28 lần với mỗi mức tăng cholesterol máu (p < 0,001). Người có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ có nguy cơ THA cao hơn những người có ít yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan năm 2011 cho thấy không có sự liên quan rõ rệt giữa rối loạn lipid máu và THA [54].

Tỷ lệ rối loạn lipid máu trong nghiên cứu của chúng tôi là 85,2%. Tiêu chí để xác định rối loạn lipid máu là hiện tại kết quả xét nghiệm có rối loạn

các thành phần lipid máu, hoặc đã được chẩn đoán và đang điều trị bằng thuốc. Tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL – C và giảm HDL – C lần lượt là 45,0%, 60,6%, 38,4% và 38,8%. Kết quả này phản ánh hiệu quả của việc điều trị rối loạn lipid máu. So sánh nồng độ cholesterol toàn phần trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu của các tác giả khác, điều này tương đối phù hợp vì hầu hết những bệnh nhân này đang điều trị bằng thuốc Statin. Nghiên cứu của Hồ Lan (2007) trên 886 bệnh nhân THA ở tập thể cán bộ tỉnh Nghệ An tại khoa Khám bệnh cho kết quả tương tự. Tỷ lệ rối loạn lipid trong nghiên cứu này là tăng cholesterol toàn phần 52,37%, tăng triglycerid chiếm 41,0%, tăng LDL – C 10,9% và giảm HDL – C chiếm 16,2% [57]. Nguyễn Thị Dung nghiên cứu trên 1.160 bệnh nhân THA tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần là 52,9% [38]. Phạm Tử Dương nghiên cứu trên 219 bệnh nhân THA tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần là 52,9% [22]. Tỷ lệ cholesterol toàn phần là trong nghiên cứu của Trương Thanh Hương là 69,7% [58], của Cao Thị Mỹ Phượng là 65% [59].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ kiểm soát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 63)