Thời gian phát hiện bệnh THA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ kiểm soát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 61)

- Mục tiêu điều trị (theo khuyến cáo của ESC 2013)

4.1.3.Thời gian phát hiện bệnh THA

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.3.Thời gian phát hiện bệnh THA

Bảng 3.2 cho biết thời gian phát hiện bệnh THA của đối tượng nghiên cứu. Có tới 80,6% bệnh nhân có thời gian phát hiện THA trên 5 năm, trong đó 76% có thời gian phát hiện THA từ 6 đến 20 năm. Thời gian phát hiện THA là thời gian từ khi người bệnh biết mình có HA tăng cao, do tự đo, khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh khác phát hiện ra. Thời gian này không nói lên thời gian mắc bệnh. Nghiên cứu của Đồng Văn Thành năm 2011 cho thấy tỷ lệ phát hiện bệnh THA trên 5 năm là 27,5% [24]. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có thời gian phát hiện bệnh lâu hơn của Đồng Văn Thành có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đã được quản lý, theo dõi điều trị tại khoa trong thời gian dài. Mặt khác, chương trình quản lý bệnh nhân THA tại khoa Khám bệnh triển khai một số năm, rất nhiều bệnh nhân đã mắc bệnh lâu năm, có nhiều biến chứng, tổn thương cơ quan đích được chuyển từ tuyến dưới đến để điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.

Nghiên cứu của Trần Văn Tuyến cho thấy tỷ lệ phát hiện THA dưới 5 năm cao nhất với 50,7%, tỷ lệ 6 – 10 năm là 29,9%, tỷ lệ trên 10 năm là

19,3%. Như vậy thời gian phát hiện bệnh trong nghiên cứu của Trần Văn Tuyến thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt này có thể do lựa chọn đối tượng khác nhau. Nghiên cứu của Trần Văn Tuyến được tiến hành chủ yếu ở các bệnh nhân mới đến khám, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có thời gian quản lý theo dõi bệnh ít nhất 1 năm [15].

4.1.4. Béo phì

Béo phì là một trong những nguy cơ của bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng [53]. Béo phì cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của THA. Đối với người béo thì nguy cơ rối loạn chuyển hóa, vữa xơ động mạch và THA càng cao. Tỷ lệ THA có mối liên quan đồng thuận với chỉ số BMI, những người béo bị THA cao hơn nhiều nhóm người có cân nặng bình thường. Nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan cho thấy béo phì là yếu tố nguy cơ chính của THA (OR = 2,76) [54]. Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 7.610 người tại Hà Nội từ tháng 4 năm 1998 đến 4 năm 1999 thấy chỉ số BMI trung bình của quần thể nghiên cứu là 20,09 ± 2,72 kg/m2, nhóm BMI từ 22 kg/m2 trở lên đã có nguy cơ THA [20]. Trong nghiên cứu về tỷ lệ THA và các yếu tố nguy cơ ở miền Bắc Việt Nam năm 2001 – 2002, Phạm Gia Khải và cộng sự nhận thấy các yếu tố về thể tạng như BMI, WHR có mối liên quan chặt chẽ với THA. Chỉ số BMI cứ tăng thêm lên một mức độ (từ bình thường lên quá cân, từ quá cân lên béo phì...) thì nguy cơ bị THA tăng lên từ 1,8 - 2 lần [1]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ béo phì là 19,8%, thấp hơn kết quả của Bùi Đức Long 35,1% [50], có lẽ do đối tượng của chúng tôi đã có thời gian dài theo dõi điều trị tại khoa, được tư vấn giáo dục sức khỏe thường xuyên, nhận thức về chế độ ăn sinh hoạt, tác dụng của việc giảm cân nên đã có kết quả tích cực trong việc

giảm cân nặng. Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả của Đoàn Dư Đạt tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện Uông Bí cho tỷ lệ thừa cân béo phì ở người THA là 14,7% [55].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ kiểm soát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 61)