Đái tháo đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ kiểm soát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 64)

- Mục tiêu điều trị (theo khuyến cáo của ESC 2013)

4.1.6.Đái tháo đường

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.6.Đái tháo đường

Đái tháo đường đang được coi là một dịch bệnh trên toàn thế giới, dự báo số người bị ĐTĐ trên toàn thế giới tăng từ 117 triệu năm 2000 lên 366 triệu người năm 2030. Số người trưởng thành THA ước tính tăng 60% đến 1,66 tỷ người năm 2025. Ở Việt Nam, đái tháo đường là một trong những bệnh có tốc độ gia tăng hàng đầu. Nghiên cứu Framingham 2 đã chứng minh bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân ĐTĐ. Biến chứng mạch máu lớn, vi mạch là nguyên nhân gây tử vong, tàn tật và rút ngắn tuổi thọ mong đợi trong bệnh đái tháo đường. Nhìn chung, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bị tiểu đường cao hơn đáng kể so với người không bị bệnh,

do bệnh tiểu đường tạo thành cũng như gia nhập vào nhóm các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.

Tỷ lệ THA ở người đái tháo đường khoảng 70% và gấp đôi tỷ lệ THA ở người không bị ĐTĐ.

Năm 2009 Jun Liu và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 4.942 bệnh nhân điều trị ngoại trú THA tại 46 bệnh viện trong 22 tỉnh của Trung Quốc thấy tỷ lệ ĐTĐ là 24,3% bao gồm cả chẩn đoán mới và cũ [60].

Một nghiên cứu tại Malyxia gồm 517 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tỷ lệ bệnh nhân THA là 67,7% trong đó có 25,7% số đó phối hợp với microalbumin niệu [61 ].

Nghiên cứu ARIC (Atherosclerosis Risk in Communities) người có tần suất ĐTĐ mới mắc cao gấp 2,43 lần người không mắc ĐTĐ [62].

Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ ĐTĐ ở bệnh nhân THA Tác giả Tỷ lệ ĐTĐ/THA Chúng tôi Phạm Thị Kim Lan 51,9 Trần Hữu Dàng 31,5 Nguyễn Thị Dung

(đường máu lúc đói > 7,8 mmol/l) 14,5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ kiểm soát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai (Trang 64)