4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.2. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ
phần May 10
4.4.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong điều kiện hàng rào thuế quan dần dần được gỡ bỏ thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ phụ thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì thế,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của những thị trường hiện tại là rất cần thiết, hơn nữa công ty phải có kế hoạch để sản xuất ra những mặt hàng cao cấp phục vụ những thị trường mới. Trong thời gian qua, công ty luôn đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm và đã được những giải thưởng lớn như chứng chỉ ISO 9002:1994 (05/01/2000), chứng chỉ ISO 14000:1996 (4/11/2002), các giải thưởng về chất lượng khác của Việt Nam và quốc tế…Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chính của công ty là các thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, hơn nữa tâm lý của người tiêu dùng chính là đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và là yếu tố quan trọng nhất mà họ quan tâm. Chính vì thế mà công ty luôn luôn phải đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để bắt kịp và thích nghi nhạy bén với thị trường khó tính này. Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty nên nâng cao và quản lý chất lượng sản phẩm bằng một số biện pháp như:
+ Đầu tiên là quá trình thu mua nguyên vật liệu phải được đảm bảo một cách kỹ càng, cẩn thận. Đây là khâu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm đầu ra. Khắc phục tối đa hạn chế của việc thiếu hụt nguyên vật liệu.Tiếp đó là phải quan tâm đến quá trình bảo quản nguyên phụ liệu.
+ Giảm chi phí sản xuất hàng may mặc bằng việc bên cạnh quản lý tốt đầu vào thì công ty cũng đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại vào trong dây chuyền sản xuất, mở rộng qui mô sản xuất, tăng cường nâng cao tay nghề trình độ cho cán bộ công nhân viên.
+ Cung cấp những điều kiện cần thiết cho quy trình quản lý chất lượng như tài chính, kỹ thuật, công nghệ và lao động.
+ Tập trung vào yếu tố con người, đây là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định tới việc sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Công ty nên hoạch định chương trình đào tạo thích hợp, trang bị kiến thức về chất lượng sản phẩm và nâng cao trình độ cho người lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 cao chất lượng cho mọi bộ phận thành viên trong công ty chứ không phải riêng phòng quản lý chất lượng QA.
+ Tập trung quản lý và kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như thương mại hoá sản phẩm.
+ Tiến hành so sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch. Phân tích những thông tin nhằm tìm kiếm phát hiện những nguyên nhân dẫn tới sai lệch so với chỉ tiêu kế hoạch.
4.4.2.2. Đa dạng hoá sản phẩm
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty cũng cần phải làm mới mình với những chiến lược nhằm đa dạng hoá sản phẩm. Với đặc điểm hàng may mặc là hàng hoá mang tính thời vụ rất cao, khách hàng luôn chú trọng đến kiểu dáng, mẫu mã. Đây sẽ là một công cụ cạnh tranh rất cao, công ty nên tiến hành đa dạng hoá sản phẩm theo hai hướng:
+ Đa dạng hoá về chủng loại sản phẩm: hiện nay các sản phẩm xuất khẩu của Công ty cổ phần May 10 còn nhiều hạn chế về chủng loại, chủ yếu là các mặt hàng như: áo sơ mi, quần, jacket, veston. Trong khi đó nhu cầu may mặc của thị trường là rất lớn, tuỳ thuộc vào từng độ tuổi, giới tính và mục đích sử dụng khác nhau mà nhu cầu của họ là rất đa dạng. Do vậy để đẩy mạnh xuất trong thời gian tới đây May 10 cần có những đầu tư mới, sản xuất nhiều mặt hàng mới đa dạng, phong phú hơn để xuất khẩu sang thị trường này, nâng cao thị phần trên các thị trường. Hiện, áo sơ mi nam đang là mũi nhọn của công ty. Đây là mặt hàng có chỗ đứng khá vững chắc cũng như sức cạnh tranh lớn trên thị trường xuất khẩu. Từ đây Công ty có thể thay đổi một chút về mẫu mã, mầu sắc, có thể thay đổi một chút về cổ áo, ống tay áo, vai áo, cánh áo. Đây cũng là một cách tạo ra sự khác biệt trong các sản phẩm của mình.
+ Đa dạng hoá sản phẩm: Qua quá trình tìm hiểu về nhu cầu và sở thích của khách hàng tiêu dùng. Các nhà thiết kế có thể sang tạo ra các ý tưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 mới. Sự thay đổi về chất liệu cũng có thể tạo lên sự khác biệt và sự thu hút của người tiêu dùng.
Những năm gần đây, công ty cổ phần May 10 cũng đã và đang thực hiện các chiến lược đa dạng hoá chủng loại sản phẩm cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm tạo ra sự phù hợp với những nhóm đối tượng tuy nhiên, sự đa dạng là chưa lớn. Công ty vẫn chỉ tập trung mạnh vào sản phẩm áo sơ mi với các kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Vì vậy, công ty cần phát triển thêm nữa các loại sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường đặc biệt là theo khuynh hướng và sở thích của người tiêu dùng. Đó chính là các kiểu mẫu mã mang phong cách tự do như áo thể thao, sơ mi ngắn tay, các sản phẩm với phong cách lịch lãm…..
4.4.2.3. Nâng cao năng lực sản xuất
Đầu tư mở rộng năng lực các xí nghiệp địa phương nhằm phát huy lợi thế về đất đai và lao động. Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm xây dựng các nhà máy mới. Mặt khác, tìm kiếm các đơn vị vệ tinh gia công để cùng hợp tác sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu tư nhà xưởng, thiết bị….
Ưu tiên đầu tư các thiết bị hiện đại, xây dựng May 10 trở thành trung tâm sản xuất có công nghệ cao nhất và hiện đại nhất trong nghành may mặc, chuyên nghành sản xuất sản phẩm sơ mi và veston cao cấp. Cải tiến các thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Nghiên cứu, áp dụng triệt để các loại cữ giá nhằm nâng cao năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm. Tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trong môi trường kinh tế hội nhập.
Tạo môi trường tốt nhất để mỗi thành viên phát huy khả năng sáng tạo. Tiếp tục cải tiến công tác quản lý, cải tiến các quy trình làm việc đảm bảo ngày càng khoa học hơn, giảm thiểu được các bất hợp lý và lãng phí trong quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động góp phần làm tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt tập trung cải tiến công tác tổ chức sản xuất, áp dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 phần mềm cải tiến năng suất IEES và công cụ LEAN OFFICE, EDOCMAN trong toàn công ty. Giao quyền tự chủ cho các đơn vị, áp dụng các đòn bẩy kinh tế nhằm phát huy tính chủ động, tận dụng tối đa các tiềm năng và lợi thế của từng đơn vị, tăng hiệu quả sản xuất của các xí nghiệp và hiệu quả phục vụ của các phòng ban.
Như chúng ta đã biết công ty cổ phần May 10 ngoài 5 xí nghiệp ngay tại trụ sở chính của công ty còn có rất nhiều các xí nghiệp may rải rác ở các tỉnh, huyện khác. Công ty có thể cải tạo và nâng cấp một số nghiệp này thành các cơ sở sản xuất chuyên sâu cho các sản phẩm chất lượng cao. Như vậy, vừa tăng được năng suất lao động vừa nâng cao chất lượng sản phẩm do sản xuất chuyên sâu. Từ đó thúc đẩy việc đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường xuất khẩu.
4.4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của từng công việc cũng như toàn bộ mục tiêu của doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu chiến lược là một trong những lĩnh vực được quan tâm đặc biệt của lãnh đạo công ty. Xem xét lại cơ cấu tổ chức, xây dựng tiêu chuẩn chức danh, rà soát lại đội ngũ lao động và có kế hoạch đào tạo bổ sung những kiến thức còn thiếu và còn yếu. đảm bảo mỗi người ở từng vị trí công việc đều có phẩm chất và năng lực phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có những chính sách linh hoạt nhằm giữ và phát huy tiềm năng của đội ngũ lao động hiện có. Thu hút người tài trong xã hội phục vụ cho mục tiêu phát triển của Công ty.
Mở rộng và phát triển năng lực đào tạo của trường Cao Đẳng nghê Long Biên. Liên kết với các trường Đại Học, Cao Đẳng, các cơ sở dạy nghề trong và ngoài nước. Đào tạo các kiến thức về: dệt may, thiết kế thời trang, kế toán, quản trị doanh nghiệp, ngoại ngữ…. theo kế hoạch của Công ty và đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho xã hội. Xây dựng nhà trường trở thành cơ sở đào tạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 có uy tín trong cả nước và quốc tế.
Phát huy hình thức đào tạo tại chỗ. Khai thác triệt để kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực. Đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ trẻ trong công việc: cán bộ mặtd hàng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên kiểm hoá…. đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
Liên kết với các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động để đào tạo lao động xuất khẩu ở tất cả các ngành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước.
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động: có như vậy thì họ mới có thể phát huy hết trí tuệ năng lực của mình để lao động, cốn hiến cho doanh nghiệp. Quan tâm đến đời sống vật chất trước hết là lo đủ việc cho người lao động. Tổ chức sản xuất, cải tiến công tác quản lý để giảm lãng phí, giảm giờ làm them, tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động. Không chỉ quan tâm đến cá nhân người lao động mà còn phải quan tâm đến gia đình họ dể họ có thể yên tâm hơn trong công việc của mình: Xây dựng thêm các nhà trẻ, mẫu giáo, trường học để chăm sóc giáo dục con em cán bộ công nhân viên. Xây dựng, duy trì nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, nhằm đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu của Công ty phải am hiểu về ngoại ngữ, luật pháp của họ thường xuyên cập nhật các thông tin về thị trường, đối tác mình. Như vậy công ty cần phải triển khai một số công việc như:
+ Thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ này tham ra các chương trình nghiên cứu thị trường, để họ có thêm những hiểu biết, những thông tin về thị trường.
+ Hỗ trợ hoàn toàn học phí cho các khoá học nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ của công ty.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 giao tiếp. Vì vậy trong quá trình tuyển dụng cán bộ xuất nhập khẩu công ty nên đề cao vấn đề này.
4.4.2.5. Quản lý tốt nguồn nguyên liệu đầu vào
Một thực tế là ngành may mặc Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Do công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển nên phần lớn các doanh nghiệp dệt may trong nước phải nhập khẩu 80% nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Trong ngành may mặc giá trị nguyên vật liệu thường chiếm từ 70%-80% giá trị sản phẩm.
Sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu không những ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm xuất khẩu, mà nó còn gây bất lợi cho công ty trong việc chủ động nguồn vật liệu cho sản xuất và thực hiện tiến độ giao hàng cho đối tác. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của các công ty dệt may trong nước xuất khẩu sang nước ngoài.
Hiện tại nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong nước mới chỉ cung cấp được 5-6% nhu cầu sản xuất của công ty. Các nhà cung cấp trong nước hiện mới chỉ cung cấp được các loại vải đơn giản, các loại nguyên vật liệu có tính chất phức tạp, trình độ công nghệ cao thì hoàn toàn phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, chưa kể giá bán nguyên vật liệu trong nước thường cao hơn hàng nhập khẩu ít nhất 5%, kèm theo đó là nguồn cung cấp lẫn chất lượng không ổn định. Có những doanh nghiệp khi mua vải sản xuất trong nước để may hàng xuất khẩu, màu vải không đồng đều.
Công ty phải cố gắng chủ động trong việc mua nguyên phụ liệu đồng thời khắc phục tối đa hạn chế của việc thiếu hụt nguyên phụ liệu hay nhập khẩu nguyên phụ liệu với giá thành quá cao. Với những đầu vào đó, công ty có thể tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách đặt tại các doanh nghiệp dệt trong nước với các thông số kỹ thuật chính xác để có được vải tốt thay thế cho việc nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành rất cao. Qua đó, công ty giảm được chi phí về nguyên vật liệu, tạo sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, tránh những biến động trên thị trường có thể xảy ra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
4.4.2.6. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối trực tiếp trên thị trường xuất khẩu
Như đã phân tích về tồn tại giao dịch trung gian còn lớn, nhưng hiện nay phân phối các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của công ty trên thị trường xuất khẩu được thực hiện thông qua các nhà phân phối nước ngoài. Công ty chưa hình thành được một mạng lưới phân phối trực tiếp các sản phẩm của mình trên các thị trường này. Điều này đã gây ra một số bất lợi cho công ty khi mà các sản phẩm không được phân phối bằng các nhãn hiệu của công ty mà là của nhà phân phối. Hơn thế nữa các nhà phân phối còn sử dụng lợi thế nắm giữ thị trường để ép giá xuất khẩu sản phẩm của công ty xuống mức thấp.Vì thế nên việc xây dựng kênh phân phối trực tiếp trên thị trường là một việc hết sức cần thiết.
Trong thời gian tới, cùng với phân phối thông qua các nhà phân phối trên thị trường xuất khẩu, công ty cũng cần lập kế hoạch đầu tư, thành lập một số cửa hàng bán sản phẩm xuất khẩu trực tiếp trên của công ty trên thị trường xuất khẩu. Đồng thời tích cực tìm kiếm mở rộng quan hệ bán hàng xuất khẩu với các nhà bán lẻ trên các thị trường là các cửa hàng tạp hoá để hình thành một hệ thống vệ tinh các nhà phân phối bán lẻ.
Công ty cũng nên thành lập hệ thống các đại lý bán hàng xuất khẩu của công ty. Việc này không những giúp cho công ty đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty mà còn giúp công ty thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường và tìm kiếm thông tin về thị trường phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4.4.2.7. Đẩy mạnh phát triển thương hiệu
- Chủđộng nghiên cứu cụ thể và sâu rộng cácthị trường hàng dệt may
Thông qua các kênh thông tin như: thông tin trên mạng Internet, thông