4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp
4.2.2.1. Chính sách giá bán hàng của công ty
Giá cả sản phẩm là một công cụ cạnh tranh mà công ty có thể kiểm soat được. Giá là yếu tố nhạy cảm trong hoạt động thương mại, bởi nó liên quan đến lợi ích cá nhân, có tính mẫu thuẫn giá và chất lượng sản phẩm giữa người mua và người bán.
Việc hình thành giá bán sản phẩm được căn cứ vào giá cả các nguyên liệu đầu vào, các chi phí sản xuất, chi phí bán hàng… và dựa trên cơ sở phân tích giá đối thủ cạnh tranh, giá sản phẩm bổ sung, giá sản phẩm thay thế. Từ đó công ty đưa ra phương pháp tính giá phù hợp nhất để có thể tạo lợi thế cạnh tranh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
4.2.2.2. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, để có thể xuất khẩu được số hàng dệt may trị giá 7,7 tỷ USD, các doanh nghiệp trong ngành đã phải chi trên 5 tỷ USD để nhập nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Do đó, giá trị mà ngành dệt may tạo ra để thực hưởng vẫn quá khiêm tốn, chỉ khoảng 25% - 30% kim ngạch xuất khẩu.
Do không chủ động được nguồn cung ứng nguyên phụ liệu nên công ty May 10 vẫn chủ yếu là gia công theo đơn hàng của công ty nước ngoài. Điều đáng nói là nhiều loại nguyên phụ liệu trong nước sản xuất được nhưng vẫn nhập khẩu do hàng trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, mẫu mã. Bên cạnh đó, còn do giá thành của hàng trong nước cao hơn 5% so với hàng nhập khẩu cùng chủng loại, mà nguồn hàng lại không ổn định... do đó không thu hút được các công ty dệt may, khiến cho tình trạng nhập khẩu nguyên vật liệu ngày càng tăng. Điều đó đồng nghĩa với việc không tự quyết định được vận mệnh của mình, ít có khả năng cạnh tranh, khó thích ứng khi có những thay đổi và đặc biệt là thu về giá trị thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thị trường xuất khẩu của công ty.