Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam và phương hướng hoạt động của công ty cổ phần May 10 trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 79)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.1. Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam và phương hướng hoạt động của công ty cổ phần May 10 trong thời gian tớ

4.4.1.1. Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam

Là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong những năm qua, ngành dệt may luôn đạt mức tăng trưởng xuất khẩu trên 17%/năm.

Với cơ hội thị trường tiêu thụ đang dần hồi phục và những lợi thế của mình, trong những năm tới, ngành dệt may Việt Nam vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh. Tại Đại hội lần thứ IV ngành dệt may Việt Nam đã đặt ra mục tiêu của ngành dệt may đến năm 2015 là phát triển dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, phấn đấu đến năm 2015 đạt kim ngạch xuất khẩu 19 tỷ USD, với tỷ lệ nội địa hóa là 60%, thu hút trên 2.500 lao động. Đặc biệt, phát triển dệt may theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm thời trang của khu vực.

Để đạt mục tiêu đó, ngành dệt may sẽ tập trung phát triển theo hướng “chất lượng, thời trang, trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường”. Đặc biệt, việc tái cơ cấu về phương thức kinh doanh trong ngành may xuất khẩu cũng sẽ theo hướng chuyển dần từ phương thức gia công sang bán sản phẩm với thiết kế của chính các doanh nghiệp trong nước; việc tái cơ cấu đẳng cấp về sản phẩm của ngành may xuất khẩu sẽ đi vào hướng chất lượng cao, chứ không làm những sản phẩm cấp thấp, đẩy mạnh chương trình thời trang hóa ngành dệt may đi đôi với xây dựng thương hiệu thời trang; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cấp trung và cấp cao, đồng thời giải quyết được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định nguồn lao động; nghiên cứu và xây dựng sơ đồ phát triển ngành may tại các địa phương tùy vào nguồn lao động và điều kiện về giao thông để có hướng phát triển dài hơi cho toàn ngành; chuyển dịch sản xuất, các dự án dệt nhuộm ô nhiễm vào các khu công nghiệp tập trung có hệ thống xử lý nước thải.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

4.4.1.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần May 10

- Phát triển công ty cổ phần May 10 trở thành một công ty may mặc tầm cỡ của Việt Nam và khu vực, kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, trong đó sản xuất và kinh doanh hàng may mặc là chính. Với doanh thu kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc hàng năm tăng từ 10% - 20%; lấy lĩnh vực may mặc làm trọng tâm, từng bước mở rộng và phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề. Tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển các ngành nghề và lĩnh vực có hiệu quả. Quy hoạch phát triển trụ sở May 10 thành khu vực sản xuất công nghệ cao, trung tâm thương mại và trung tâm thời trang của cả nước. Đảm bảo thương hiệu May 10 trở thành thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế; khách hàng và người tiêu dùng tự tin, hãnh diện khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của May 10; hoàn thiện giá trị, nhân cách đạo đức con người May 10 cả về năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa với thu nhập ngày càng cao, đời sống tinh thần không ngừng cải thiện. Xây dựng môi trường ngày càng xanh- sạch-đẹp, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội.

- Chiếm lĩnh thị trường, ổn định vị trí và mở rộng thị trường xuất khẩu trong những năm tới. Công ty cần có những chủ trương tiếp tục củng cố và giữ vững thị trường xuất khẩu sẵn có như Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc, Canada….đồng thời mở rộng tỷ trọng 60- 65 % sản phẩm sản xuất. Từng bước hình thành hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số nước và khu vực thị trường quan trọng làm đầu mối cung cấp thông tin, phục vụ cho hoạt động kinh doanh và bán hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)