Phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều sâu

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 54)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.Phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều sâu

4.1.2.1. Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 qua sản lượng xuất khẩu

Trong những năm qua công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và đã giúp May 10 trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may.

Sản lượng xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 được thể hiện qua bảng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Bảng 4.3. Sản lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 qua các năm

Đơn vị tính: 1000 chiếc Khu vực địa lý 2010 2011 2012 2013 2014 So sánh (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 2013 20/12 2014/ 2013 Thị trường Mỹ 7.743 7.942 8.403 9.260 10.860 102,6 105,8 110,2 117,3 Thị trường EU 5.986 6.137 6.537 6.838 7.383 102,5 106,5 104,6 107,9 Thị trường Nhật 3.396 3.612 3.758 3.983 4.291 106,4 104,1 105,9 107,7 Thị trường khác 986 1.068 1.096 1.124 1.148 108,3 102,6 102,5 102,1 Tổng cộng 18.111 18.759 19.794 21.025 23.682 103,6 105,5 106,2 112,6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 Qua bảng 4.3 cho thấy thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 tuy đã vươn ra trên 30 nước trên thế giới, nhưng tập trung chỉ ở 3 thị trường chính là Mỹ, Nhật, EU với sản lượng xuất khẩu sang 3 thị trường này là chủ yếu.

Mỹ là thị trường tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng năm 2014 là 17,3% - là thị trường đầu tiên May 10 xuất khẩu trên 10.000 nghìn sản phẩm. Tiếp theo là thị trường EU và Nhật Bản với số lượng sản phẩm xuất khẩu tương ứng là 7.383 nghìn chiếc và 4.291 nghìn chiếc (năm 2014, tốc độ tăng trưởng số lượng sản phẩm xuất khẩu xủa công ty sang 02 thị trường này đạt khoảng 7%). Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu sang các thị trường khác của công ty May 10 lại có tốc độ tăng chậm. Tốc độ tăng trưởng trung bình sản lượng xuất khẩu của công ty cổ phẩn May 10 sang các thị trường khác hàng năm khoảng 2,5%. Tổng sản lượng xuất khẩu của công ty May 10 năm 2014 đạt 23.682 nghìn chiếc (tăng 12,6% so với năm 2013).

4.1.2.2. Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 qua kim ngạch xuất khẩu

Cùng với sự tăng trưởng của sản lượng xuất khẩu chính là sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần May 10. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 luôn đạt mức tăng trưởng tương đối tốt. Cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

Bảng 4.4. Kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 qua các năm

Đơn vị tính: nghìn USD Khu vực địa lý 2010 2011 2012 2013 2014 So sánh (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 2013/ 2012 2014/ 2013 Thị trường Mỹ 142.486 151.243 171.079 199.722 228.539 106,1 113,1 116,7 114,4 Thị trường EU 109.691 118.743 136.963 153.340 178.468 108,3 115,3 111,9 116,3 Thị trường Nhật 113.148 130.458 145.905 172.346 205.652 115,3 111,8 118,1 119,3 Thị trường khác 21.068 24.964 27.963 29.205 32.756 118,5 112,1 104,4 112,2 Tổng cộng 368.393 425.408 481.910 554.613 645.415 115,5 113,3 115,1 116,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 Qua bảng 4.4 cho thấy nhận thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 tập trung chỉ ở 3 thị trường truyền thống đó là Mỹ, Nhật, Eu.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty trên cơ bản trong những năm gần đây đều trên 10%/năm trong đó Nhật là thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh nhất (mức tăng trưởng doanh thu của Nhật duy trì trên 15%/năm). Nguyên nhân chính là sản phẩm thế mạnh của May 10 xuất khẩu sang nhật là sản phẩm veston tăng mạnh, dẫn đến doanh thu đối với sản phẩm này tăng nhanh (vì giá thành sản phẩm veston cao). Năm 2014, Thị trường Mỹ vẫn là thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt 228.539 nghìn USD (tăng 14,4% so với năm 2013). Tiếp theo là thị trường Nhật với kim ngạch xuất khẩu đạt 205.652 nghìn USD (tăng 19,3% so với năm 2013) và thị trường Eu với kim ngạch xuất khẩu đạt 178.468 nghìn USD (tăng 16,3% so với năm 2013). Còn đối với các thị trường khác, tốc độ tăng trưởng kim ngạch cũng tăng tuy nhiên còn nhiều hạn chế về kim ngạch. Năm 2014, dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khác của công ty cổ phần May 10 tăng 12,2% nhưng cũng chỉ đạt 32.756 nghìn USD (chiếm 5,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty).

4.1.2.3.Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang các thị trường truyền thống

May 10 là một doanh nghiệp dệt may có truyền thống xuất khẩu từ lâu đời, trong đó có các thị trường đã gắn bó với công ty từ những năm đầu thời kỳ đổi mới (đó chính là 3 thị trường Mỹ, Nhật và EU). Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường truyền thống chiếm trên 90% tổng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của công ty.

a. Thị trường Mỹ

Mỹ là thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam nói chung và công ty cổ phần May 10 nói riêng. Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới do dân số Mỹ tương đối đông, nhu cầu tiêu dùng tương đối lớn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 mà sản xuất dệt may nội địa không đáp ứng được do khó cạnh tranh với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước đang phát triển, có mức giá thành rẻ do chi phí nhân công thấp. Thị trường Mỹ là một thị trường lớn và tương đối dễ tính. Phải thấy rằng người dân Mỹ chuộng mua sắm vì họ cho rằng càng mua sắm nhiều càng kích thích sản xuất và dịch vụ phát triển, tức là nền kinh tế sẽ tăng trưởng. Đối với mặt hàng dệt may, nhìn chung người dân Mỹ thích sự giản tiện, hiện đại nhưnghợp mốt và càng độc đáo khác biệt thì sẽ càng được tiêu thụ mạnh. Thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ cũng khá đa dạng, do trên đất Mỹ có nhiều nền văn hóa khác nhau đang cùng tồn tại, từ châu Âu cho đến châu Á. Người tiêu dùng Mỹ lại khá dễ tính, so sánh thị trường Mỹ với thị trường châu Âu, ta có thể thấy sự khác biệt rõ nhất trong tiêu chí chọn mua hàng hóa là người dân Mỹ thường quan tâm tới giá cả trong khi người châu Âu lại quan tâm tới chất lượng. Bởi cùng một số đồ vật nhưng thời gian sử dụng của người Mỹ có thể chỉ bằng một nửa thời gian sử dụng của người tiêu dùng các nước phát triển khác. Vì sự thay đổi liên tục đó, yếu tố giá cả mới là yếu tố quan trọng. Về chất liệu, cotton luôn được ưa chuộng tại Hoa Kì, với số lượng nhập khẩu quần áo chất liệu cotton luôn chiếm khoảng 60% trong tổng số hàng dệt may nhập khẩu.

Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần May 10 qua các năm được thể hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Bảng 4.5. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần May 10 sang các thị trường Mỹ qua các năm

ĐVT: nghìn chiếc STT Sản phẩm 2010 2011 2012 2013 2014 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 1 Áo sơ mi 3.346 3.454 3.575 3.920 4950 103,2 103,5 109,6 126,2 2 Quần âu 1.850 1.878 1.960 2.124 2.448 101,5 104,4 108,4 115,3 3 Veston 487 506 545 545 615 103,9 107,7 100 112,8 4 Jacket 1.425 1.438 1.576 1.822 2.192 100,9 109,6 115,6 119,8 5 Quần kaki 332 362 380 404 440 109 105 106,3 108,9 6 Quần sooc 96 95 128 215 325 99 134,7 168 151,2 7 Váy 207 209 239 230 250 101 114,4 96,2 108,7 Tổng cộng 7.743 7.942 8.403 9.260 10.860 102,6 105,8 110,2 117,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 Qua bảng 4.5 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của sản lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ là khá đều. Năm 2014, tổng sản lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 10.860 nghìn chiếc, tăng 17,3% so với năm 2013. Đây là năm đánh dấu bước quan trọng trong xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 sang thị trường Mỹ khi đây là thị trường đầu tiên sản lượng xuất khẩu của công ty May 10 đạt trên 10 triệu chiếc. Trong đó, sản lượng áo sơ mi có số lượng lớn nhất là 4.950 nghìn chiếc (tăng 26,3% so với năm 2013). Tiếp theo là các sản phẩm quần âu và jacket với sản lượng lần lượt là 2.448 và 2.192 nghìn chiếc. Sản phẩm có tốc độ tăng trưởng lớn nhất (tăng 51,2%) là sản phẩm quần sooc còn sản phẩm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (tăng 8,7%) là sản phẩm áo sơ mi. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng các sản phẩm mới như quần sooc, váy, kaki tuy có tốc độ tăng trưởng khá đều trong việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng số lượng còn rất hạn chế so với nhu cầu, năng lực sản xuất của công ty. Nguyên nhân chính là do công ty chưa chủ động trong công tác phát triển các dòng sản phẩm này mà vẫn tập trung chủ yếu cho các sản phẩm truyền thống, sản phẩm thế mạnh trong xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

b. Thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU) là khối thị trường chung, khối liên kết kinh tế khu vực lớn nhất trên thới giới với tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người nên nhu cầu về hàng hóa rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do các nước thành viên đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên cũng có những nét tương đồng về kinh tế và văn hóa. Trình độ phát triển kinh tế của những nước này khá đồng đều nên người dân EU có một số điểm chung về sở thích thói quen tiêu dùng Nhìn chung EU là một thị trường lớn nhưng khó tính. Người tiêu dùng EU có thị hiếu thay đổi nhanh, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì... Các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập được thị trường EU phải có khả năng cạnh tranh cao và trình độ kinh doanh chuyên nghiệp. Đối với mặt hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm đến chất lượng và thời trang, do đó yếu tố này có khi lại quan trọng hơn yếu tố về giá cả. EU là nơi hội tụ của những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 kinh đô thời trang thế giới nên họ đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng và mẫu mốt. Sản phẩm dệt may tiêu thụ ở thị trường này mang tính thời trang cao, luôn thay đổi mẫu mã kiểu dáng, màu sắc chất liệu để đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những mặt hàng này có thể yên tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Do mức sống cao nên người dân EU yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm dệt may. Vì thế cạnh tranh về giá không hẳn là biện pháp tối ưu khi xâm nhập thị trường EU. Người dân EU cũng đòi hỏi sản phẩm dệt may phải an toàn cho người sử dụng không gây dị ứng, tạo cảm giác khó chịu cho người mặc, không có một số hoá chất mà hiệp hội dệt may Châu Âu cấm sử dụng. Thị trường Châu Âu còn sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rất khắt khe như: tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO14000. Một điều cần lưu ý nữa là mức độ mua sắm của người dân EU. Trong 10 năm qua, người tiêu dùng EU thường chờ 5-6 tháng mới mua sản phẩm may mặc mới vào hai vụ đông, hè. Tuy nhiên, hiện nay họ có xu hướng muốn mua sản phẩm mới nhanh hơn. Như vậy, thay cho hai mùa thời trang trước đây thì nay ở EU có tới 5-6 mùa thời trang gồm trước vụ, chính vụ và sau vụ cho mỗi vụ đông, hè. Khi chỉ có hai mùa thời trang, các nhà nhập khẩu EU thường đặt mua (chẳng hạn) 10.000 sản phẩm cho mỗi lô hàng nhưng nay họ chỉ đặt mua 3.000 sản phẩm mỗi lần. Điều này tạo bất lợi cho các nhà cung cấp vì muốn thu được nhiều lợi nhuận nhờ sản xuất hàng số lượng lớn. Theo đó, các nhà sản xuất phải tìm hiểu những dự báo về thời trang ở EU, gồm kiểu dáng, chất liệu, thiết kế 1 năm trước khi tung ra sản phẩm và chuẩn bị mua nguyên liệu đầu vào để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà nhập khẩu EU.

Sản lượng xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 sang thị trường Eu được thể hiện:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

Bảng 4.6. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần May 10 sang các thị trường EU qua các năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: nghìn chiếc STT Sản phẩm 2010 2011 2012 2013 2014 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 1 Áo sơ mi 1.372 1.455 1.595 1.602 1.538 106,1 109,6 100,4 108,5 2 Quần âu 893 900 950 964 986 100,8 105,6 101,5 102,3 3 Veston 712 700 700 750 882 98,3 100 107,1 117,6 4 Jacket 1.612 1.631 1.813 1.994 2.207 101,2 111,2 110 110,7 5 Quần kaki 342 350 370 396 410 102,3 105,7 107 103,5 6 Quần sooc 586 608 615 600 600 103,8 101,2 97,6 100 7 Váy 469 493 494 532 560 105,1 100,2 107,7 105,3 Tổng cộng 5.986 6.137 6.537 6.838 7.383 102,5 106,5 104,6 107,9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 Qua bảng 4.6 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của sản lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU tương đối ổn định. Năm 2014, tổng sản lượng xuất khẩu sang thị trường EU đạt 7.383 nghìn chiếc, tăng 7,9% so với năm 2013. Trong đó, sản phẩm Jacket có số lượng lớn nhất là 2.207 nghìn chiếc (tăng 10,7% so với năm 2013). Tiếp theo là sản phẩm áo sơ mi với sản lượng là 1.538 nghìn chiếc. Sản phẩm có số lượng thấp nhất là sản phẩm quần kaki với số lượng là 410 nghìn chiếc (tăng 3,5% so với năm 2013). Sản phẩm có tốc độ tăng trưởng lớn nhất (tăng 17,6%) là sản phẩm veston còn sản phẩm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là sản phẩm quần sooc (giữ nguyên sản lượng năm trước). Có thể nhận thấy rằng thị trường EU là thị trường rất ổn định, đảm bảo sự phát triển của công ty.

c. Thị trường Nhật

Nhật là quốc gia có nền kinh tế lớn đứng đầu thế giới và có sức ảnh hưởng lớn đến nhu cầu hàng hoá và dịch vụ của thế giới. Nhật như là một nhà tiêu thụ quần áo chủ chốt đối với sản phẩm dệt may và tầm ảnh hưởng của xu hướng thời trang tại quốc gia này không thể phủ nhận. Tuy nhiên đây cũng là một thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe cả về chất lượng và giá cả. Đối với hàng dệt may, thị trường tiêu dùng Nhật là một thị trường phát triển. Yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyết định thành công của nhà xuất khẩu nước ngoài. Quan trọng hơn, các nhà xuất khẩu và các nhà sản xuất phải tạo dựng được tiếng tăm và uy tín sản phẩm của mình thì mới có cơ hội lâu dài. Sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về chất liệu, trình độ kỹ thuật, tay nghề thì sẽ có ưu thế cạnh tranh. Người tiêu dùng Nhật luôn có xu hướng đòi hỏi sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm họ mua. Họ chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn, ngay cả khi những tỳ vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng.

Sản lượng xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật qua các năm như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 54)