Kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 34)

May mặc là một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam phải đối mặt với các điều kiện thâm nhập thị trường có phân biệt đối xử ở một số nước, nhưng thành tích xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực này đầy ấn tượng.

Cho đến nay, sự thành công của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may dựa trên chi phí nhân công thấp nhưng hiện nay ngành may mặc Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh đó với sự gia nhập WTO đã tạo cơ hội nâng cao năng lực thâm nhập của Việt Nam vào thị trường thế giới.

Tiềm năng xuất khẩu hàng may mặc có thể được coi là cao, do tầm quan trọng vô cùng lớn của ngành này trong xuất khẩu của Việt Nam, những mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng của chính phủ, tiềm năng của thị trường Hoa kỳ sau Hiệp định thương mại song phương, và bất chấp những thách thức cho lĩnh vực này với sự gia nhập WTO của Trung quốc và việc Hiệp định dệt may hết hiệu lực.

Sự chuyển đổi công nghiệp ở Việt Nam đã được định hướng rõ ràng với một lĩnh vực may mặc hướng đến xuất khẩu, đây cũng là trường hợp như ở nhiều quốc gia khác trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Ngành dệt may Việt Nam đã có từ hơn 100 năm qua, và đã trở thành nhà xuất khẩu chủ yếu cho các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu (Comecon) từ những năm 70 của thế kỷ 20. Tuy nhiên sau công cuộc đổi mới, ngành công nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 này đã cất cánh và chuyển đổi mở rộng thị trường sang các nước ngoài Đông Âu, các nước tư bản chủ nghĩa.

Lĩnh vực tư nhân đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt đối với sản xuất hàng may mặc và dệt kim. Tính đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 doanh nghiệp.

Sản phẩm may mặc xuất khẩu Việt Nam hầu hết dưới dạng hợp đồng gia công cho các công ty nước ngoài. Các công ty nước ngoài cung cấp nguyên vật liệu, thiết kế và đôi khi cả máy móc, trong khi các công ty Việt Nam chỉ cắt, may thực hiện theo yêu cầu kiểu dáng sẵn có (cut, make, trim - CMT). Vì thế, tỷ lệ nhập khẩu của hàng may mặc rất lớn (chiếm tới 70%). Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1/3 lượng hàng may mặc xuất khẩu, trong khi đó Vinatex, một Công ty Nhà nước chiếm 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực này.

Các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước không đáp ứng đủ. Sản xuất dệt của Việt Nam xem ra đã lỗi thời với máy móc lạc hậu, nhất là các công ty nhà nước, mặc dù đã có tiến bộ. Khung cửi hầu hết là khung có con thoi hẹp, làm hạn chế năng suất, chất lượng vải kém. Do vậy, ngành dệt không thế đáp ứng nguyên liệu cần thiết cho sản xuất hàng may mặc (theo ITC, 2000a). Ngành dệt trong nước chỉ đáp ứng 25% nhu cầu về vải nguyên liệu của ngành may và cũng không đáp ứng được các nhu cầu khác của các nhà xuất khẩu hàng may mặc như nhu cầu về sợi, hóa chất, bông (80% bông là nhập khẩu), và đặc biệt là máy móc và các linh kiện (phải nhập 100%). Tỷ lệ nhập khẩu đã không thay đổi nhiều trong những năm qua, cho thấy các vấn đề bất cập trong ngành dệt vải, mặc dù chất lượng máy móc, tay nghề nhân công dường như đã được nâng cao. Bên cạnh chất lượng và số lượng cung cấp, các chuyên gia cho rằng sự thiếu phối hợp giữa hai ngành này là do các doanh nghiệp dệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 trong nước còn yếu kém về công tác xúc tiến thương mại và dịch vụ. Kết quả là, các công ty may không mấy chú ý đến vải nội địa, mặc dù có một số ý kiến cho rằng chất lượng không kém hàng nhập khẩu.

Thêm vào đó, hạ tầng giao thông vận tải có chi phí cao hơn một số nước như Thái Lan và Trung Quốc (theo Vinatex, cao hơn khoảng 20% so với Trung Quốc), và quy trình sản xuất cũng dài hơn. So với Trung Quốc, họ chỉ cần 30-40 ngày để sản xuất ra 1 sản phẩm dệt hay dệt kim thì Việt Nam cần đến một số ngày tương ứng là 50-65 và 35-45 ngày. Hơn nữa, thị trường dệt may trong nước được bảo hộ với tỷ lệ khoảng 50%. Ngành này chịu áp lực ngày càng tăng trên thị trường nội địa do hiệp định tự do thương mại AFTA, và sự gia nhập WTO. Đặc biệt tình trạng buôn lậu quần áo Trung Quốc vào Việt Nam còn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)