Tình hình vốn của công ty

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 48)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.5.Tình hình vốn của công ty

Vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn kinh doanh thì phải có vốn đầu tư, mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ, dự trữ hàng hoá, chi trả các khoản chi phí phải chi khác…

Bảng 3.4. Tình hình vốn của công ty năm 2012-2014 Đơn vị tính: tỷđồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 Vốn lưu động 200.927 270.574 290.593 134,6 107,4 Vốn cốđịnh 91.588 92.676 91.588 101,9 98,8

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - công ty cổ phần may 10

Đứng trên góc độ chu chuyển vốn, chia toàn bộ vốn của công ty thành vốn lưu động và vốn cố định. Lượng vốn lưu động của công ty tính đến hết năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 2014 là hơn 290 tỷ đồng tăng 7,4% so với năm 2014 nhưng số vốn cố định của công ty không tăng mà còn giảm 0,12% so với năm 2013 (bảng 3.4). Với đặc thù của ngành công nghiệp may không đòi hỏi công nghệ quá cao nên chí phí đầu tư trang thiết bị không quá lớn. Phần lớn chi phí nằm ở nguyên phụ liệu đầu vào và chi phí nhân công. Nên ta có thể thấy rằng lượng vốn lưu động của công ty lớn gấp gần 3 lần lượng vốn cố định. Lượng vốn lưu động này nếu đem so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành trong nước thì lượng vốn đó là khá lớn, nhưng nếu đem so sánh với các doanh nghiệp may mặc nước ngoài của Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc… thì nó là một con số khá khiêm tốn. Chính điều này cũng đã gây cho công ty không ít bất lợi trong việc thực hiện các đơn hàng xuất khẩu có giá trị lớn. Đồng thời cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chủ động mua sắm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 48)