Kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp trên thế giớ

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 32)

nghip trên thế gii

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, lại nằm trên con đường tơ lụa nên ngành dệt may rất phát triển. Sự phát triển được thể hiện ở chỗ, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn cung cấp rất nhiều ra thị trường nước ngoài. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, mặt hàng của Trung Quốc đâu đâu cũng thấy, sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại, giá cả phải chăng. Sản phẩm dệt của Trung Quốc rất đa dạng và phong phú cả về mẫu mã và giá cả, chủng loại như áo sơ mi, veston, quần jean, quần áo phụ nữ, trẻ em... đáp ứng mọi như cầu của các tầng lớp khách hàng, hàng may mặc của Trung Quốc ngập tràn cả thế giới trong đó có cả thị trường Việt Nam.

Sản phẩm dệt may của Trung Quốc chinh phục thị trường xuất khẩu trên thế giới qua việc :

- Không ngừng đầu tư, cải tiến máy móc thiết bị hiện đại, có đội ngũ nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao;

- Luôn đổi mới mẫu mã, chủng loại, mầu sắc, chất liệu sản phẩm cho đa dạng phong phù phù hợp với người dân từng vùng miền trên khắp thế giới.

- Chú trọng đến công tác tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, họ xây dựng chiến lược giá để cạnh tranh với bất cứ hàng may mặc của bất cứ nước nào trong khu vực và trên Thế giới.

- Đầu tư mạnh mẽ công tác bán hàng, công tác Marketing nhằm đạt hiệu quả cao nhất ,xây dựng các kênh phân phối hiện đại... Do đó dự báo trong những năm tới Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dệt may.

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn độ là nước rất phát triển về ngành Dệt May, và được coi là ngành nghề truyền thống. Qua tìm hiểu về ngành Dệt May Ấn độ có thể đưa ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 những bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt như sau:

- Tận dụng lợi thế của mình về nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, nguồn vốn đầu tư, thiết bị công nghệ để lựa chọn hình thức tự sản xuất, gia công hay liên doanh của từng vùng từng địa phương ngoại thành nhằm đưa gia các sản phẩm có giá rẻ nhất , cạnh tranh nhất.

- Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì tổ chức sát nhập liên kết để phát huy sức mạnh tổng hợp tạo tiền đề cho việc xâm nhập thị trường ngoại thành.

- Tổ chức hoạt động theo hình thức “ công ty mẹ, công ty con”. Công ty mẹ là những công ty có uy tín trên thị trường, sản phẩm được thị trường trong và nước ngoài tín nhiệm về chất lượng, chủng loại, tính thẩm mỹ cao. Công ty mẹ đứng ra ký kết hợp đồng kinh tế, sau đó hợp đồng được phân nhỏ cho các công ty con hay cho những công ty thành viên thực hiện việc bám rễ sâu vào thị trường khu vực nông thôn ngoại thành.

2.2.1.3 Kinh nghiệm của các nước Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan)

Vào cuối những năm 2011 các nước này đã có lượng hàng Dệt May xuất khẩu rất lớn, chủ yếu sang các nước công nghiệp phát triển. Có thể nói đây là những nước có thế mạnh về mặt hàng này và dẫn đầu về mặt hàng này, giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng đang chững lại và có hướng suy giảm. Trong thời gian tới sẽ có xu hướng dịch chuyển sang các nước đang phát triển như Việt Nam, thay thế vào đó là các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử, linh kiện máy móc, công nghệ sạch.. Với những thành tựu đạt được từ những năm 2011 trở về trước hàng Dệt May ở các nước này cho nước ta những kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu như sau:

- Phát triển chiều sâu, tăng cường máy móc thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng các sản phẩm cao cấp. Tổ chức các viện nghiên cứu thời

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 trang và mẫu mốt. Các viện mẫu thời trang chỉ đóng vai trò nghiên cứu thiết kế các mẫu sản phẩm. Tiếp đó các mẫu thời trang được đưa vào Catalloge và đưa về cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may có yêu cầu trong từng vùng cụ thể .

- Tiến hành chuyên môn hoá ngành Dệt May, chuyên môn hoá sản phẩm dệt may cho từng khu vực, địa phương và cả nước.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)