Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 27)

2.1.6.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh

Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường tiêu thụ. Môi trường kinh doanh đang tạo ra những cơ hội kinh doanh cũng như các nguy cơ cho doanh nghiệp. Chỉ trên cơ sở nắm vững các nhân tố thuộc về môi trường, doanh nghiệp mới đề ra mục tiêu, chiến lược đúng đắn.

Các nhân tố thuộc về môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

* Môi trường kinh tế: có ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: lãi suất ngân hàng, lạm phát, thất nghiệp, sự phát triển ngoại thương, các chính sách tài chính tiền tệ. Mỗi doanh nghiệp cần dự báo được mức độ ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến doanh nghiệp mình để tận dụng tối đa các cơ hội kinh tế và hạn chế các nguy cơ.

* Môi trường chính trị luật pháp: gồm các nhân tố sự ổn định chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế, hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành của chúng. Các yếu tố thuộc về chính trị, luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về thuê mướn nhân công, thuế, các quy định trong lĩnh vực ngoại thương...

*Môi trường văn hóa xã hội: ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con người, qua đó ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người. Môi trường xã hội gồm các nhân tố : dân số và xu hướng vận động, tập quán tiêu dùng, trình độ văn hóa, thị hiếu khách hàng, thu nhập...Các doanh nghiệp nghiên cứu môi trường văn hóa xã hội quyết định kinh doanh như thế nào, cung cấp mặt hàng gì, tổ chức quá trình tiêu thụ ra sao.

* Môi trường công nghệ: ngày nay, các doanh nghiệp luôn phải cảnh giác với các công nghệ mới vì nó có thể làm cho sản phẩm bị lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các doanh nghiệp thương mại không bị đe dọa bởi những phát minh công nghệ như doanh nghiệp sản xuất nhưng nó có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ sự nhận biết về xu hướng phát triển công nghệ giúp doanh nghiệp xác định được ngành hàng kinh doanh cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong tương lai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

2.1.6.2. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính tồn tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được với các điều kiện kỹ thuật hiện tại và thỏa mãn được nhu cầu nhất định của xã hội.

Khi xem xét chất lượng sản phẩm cần chú ý những đặc điểm như

* Xem xét chất lượng sản phẩm không chỉ một đặc tính nào đó một cách riêng lẻ mà phải xem xét trong mối quan hệ với các đặc tính khác trong một hệ thống các đặc tính nội tại của sản phẩm.

* Xem xét chất lượng sản phẩm phải xem xét qua nhiều khâu từ sản xuất đến tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm còn mang tính dân tộc, phù hợp với thời đại. Chất lượng sản phẩm còn là vấn đề cạnh tranh với giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu và gắn liền với công tác tiêu thụ. Để giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Trên cơ sở đó đảm bảo thực hiện ba mục tiêu của doanh nghiệp: lợi nhuận, an toàn, ưu thế. Như vậy, đảm bảo chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cần thiết để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

2.1.6.3. Giá cả sản phẩm

Giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến cung cấp thị trường. Việc quy định mức giá bán sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Giá cả có ảnh hưởng đến khối lượng bán của doanh nghiệp, tác động trực tiếp lên đối tượng lựa chọn và quyết định mua của khách hàng. Mặt khác, giá cả tác động mạnh mẽ tới thu nhập, do đó tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khi quyết định giá cả trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các yếu tố như sau

- Phải ước lượng đúng mức cầu về sản phẩm trong chiến lược giá cả. Giá cả của một loại sản phẩm là số tiền mà người bán trù tính có thể nhận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 được của người mua hàng. Định giá là việc ấn định hệ thống giá cả cho đúng với hàng hóa. Do đó, điều cần tính khi định giá là mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm bán được và giá cả hàng hóa.

- Phải tính được chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải căn cứ vào giá thành cộng chi phí khác để định giá bán. Doanh nghiệp muốn tồn tại được thì giá bán hàng hóa dịch vụ phải bù đắp được chi phí và có lãi. Giá bán hàng hóa được hình thành từ giá thành cộng lợi nhuận mục tiêu. Trong điều kiện hiện nay, việc hình thành giá bán quá cao là điều tối kỵ trong sản xuất. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm như tiết kiệm các nguồn lực, giảm đến mức có thể các chi phí.

- Phải nhận dạng và có ứng xử đúng với từng loại thị trường cạnh tranh khác nhau. Thị trường có các dạng chủ yếu: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường độc quyền. Ở mỗi loại thị trường cần có cách định giá sản phẩm phù hợp.

- Chính sách giá cả của doanh nghiệp có tác động quan trọng đến sản lượng tiêu thụ hàng hóa mặc dù trên thị trường hiện nay (nhất là thị trường xuất khẩu) đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và thời gian. Tùy theo điều kiện và lĩnh vực kinh doanh, hoàn cảnh của thị trường mà doanh nghiệp có chính sách định giá phù hợp.

2.1.6.4. Thị hiếu của người tiêu dùng với những sản phẩm mà doanh nghiệp

đang kinh doanh

Thị hiếu người tiêu dùng là nhân tố người sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm không chỉ từ khi định giá bán tung ra thị trường mà phải ngay từ khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án sản xuất để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu như sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ diễn ra nhanh chóng và nếu sản phẩm sản xuất ra không phù hợp thì người tiêu dùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 sẽ khó chấp nhận, vì vậy thị trường sản phẩm sẽ dần sụp đổ. Do đó, thị hiếu người tiêu dùng là nhân tố kích thích mà doanh nghiệp phụ thuộc để có thể mở rộng được thị trường hay không.

2.1.6.5. Tiềm năng của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có một tiềm năng phản ánh thực lực của mình trên thị trường. Đánh giá đúng đắn, chính xác tiềm năng của doanh nghiệp cho phép xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tận dụng tối đa cơ hội, thời cơ với chi phí thấp để mang lại hiệu quả tối ưu trong kinh doanh.

Các nhân tố quan trọng để đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh đó là:

- Sức mạnh về tài chính.

- Trình độ quản lý và kỹ năng của con người trong hoạt động kinh doanh.

- Tình hình trang thiết bị hiện có. - Các bằng phát minh, sáng chế.

- Nhãn hiệu hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp.

- Hệ thống tổ chức quản lý mạng lưới kinh doanh và quan điểm quản lý.

- Nguồn cung ứng vật tư.

- Sự đúng đắn của mục tiêu kinh doanh và khả năng kiên định trong quá trình thực hiện mục tiêu.

Do đó, tiềm năng của doanh nghiệp là nhân tố quyết định hàng đầu cho phép doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm của chính mình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may 10 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)