Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giám sát ngân hàng ở

Một phần của tài liệu Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giám sát ngân hàng sau khủng hoảng (Trang 77)

Việt Nam sau khủng hoảng

Theo quan điểm của cá nhân tác giả luận văn, việc hoàn thiện pháp luật về giám sát ngân hàng cần hướng tới một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, cần thay đổi nhận thức về vai trò của Ngân hàng trung ương trong giám sát ngân hàng.

Các định hướng hoàn thiện về giám sát ngân hàng trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra thể hiện việc thành lập một cơ quan giám sát tài chính hợp nhất. Theo thông báo kết luận số 191-TB/TW ngày 01/9/2005 của Bộ Chính trị nêu rõ “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra ngân hàng. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thanh tra trực thuộc NHNN, về lâu dài có thể trực thuộc Chính phủ để làm nhiệm vụ thanh tra cho cả lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, và hoạt động tín dụng”. Việc Chính phủ thành lập UBGSTCQG cũng nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu nêu trên.

Tuy nhiên, một trong những bài học về giám sát ngân hàng rút ra từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 -2009 là về vai trò của ngân hàng trung ương trong hoạt động giám sát ngân hàng, đặc biệt là hoạt động giám sát an toàn vĩ mô. Do đó, mục tiêu hình thành cơ quan giám sát tài chính hợp nhất trong giai

đoạn hiện nay cần được nghiên cứu, thảo luận lại một cách sâu sắc hơn. Theo quan điểm của tác giả, việc các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trao quyền giám sát ngân hàng cho NHNN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với xu hướng cải cách chung của các quốc gia trên thế giới sau khủng hoảng.

Để thực hiện tốt vai trò của NHNN trong giám sát ngân hàng, đòi hỏi phải phân định rõ chức năng giữa các bộ phận chuyên môn của NHNN trong việc thực hiện giám sát giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Vụ ổn định tiền tệ - tài chính, có thể phân định theo hướng Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm giám sát an toàn vi mô; Vụ ổn định tiền tệ - tài chính chịu trách nhiệm giám sát an toàn vĩ mô và xây dựng cơ chế phối hợp giữa hai đơn vị này trong quá trình thực thi nhiệm vụ thông qua việc cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc tổ chức các phiên làm việc trực tiếp giữa lãnh đạo các đơn vị. Vụ ổn định tiền tệ - tài chính cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Báo cáo ổn định tài chính, nghiên cứu, xây dựng các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng, tài chính, triển khai mô hình cảnh báo sớm để nhận biết và cảnh báo dấu hiệu khủng hoảng tài chính để làm cơ sở cho hoạt động giám sát an toàn vĩ mô.

Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ

quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

Theo đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng (ban hành theo Quyết định 1976/QĐ-NHNN) thì mô hình tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng được mô tả như sau: “Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống từ trung ương đến địa phương”. Trước mắt, các đơn vị giám sát thuộc tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cơ quan thanh

tra, giám sát ngân hàng và chịu sự quản lý hành chính của NHNN chi nhánh… Về lâu dài, các đơn vị Thanh tra, giám sát ngân hàng độc lập với NHNN chi nhánh và chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn về công tác tổ chức, cán bộ và chuyên môn nghiệp vụ của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Với việc thành lập Cục thanh tra, giám sát ngân hàng Hà Nội và Cục thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và xóa bỏ bộ phận thanh tra, giám sát tại NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là bước đệm để tiến tới việc hình thành cơ quan thanh tra, giám sát tập trung, thống nhất. Trong giai đoạn tiếp theo, cần đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng các Cục thanh tra, giám sát ngân hàng ở các tỉnh, khu vực khác. Cần sớm nghiên cứu, ban hành các văn bản thể hiện phân định chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động giám sát ngân hàng giữa Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các Cục thanh tra, giám sát ngân hàng; giữa Cục thanh tra, giám sát ngân hàng với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn; giữa Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng với thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh; giữa Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng với NHNN chi nhánh và giữa các thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh với nhau.

Thứ ba, cải cách, đổi mới phương pháp giám sát ngân hàng.

Giải pháp này bao gồm vệc xây dựng hệ thống phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro và hợp nhất kết hợp với giám sát tuân thủ phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Ủy ban Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Để thực hiện phương pháp giám sát trên, NHNN cần:

- Ban hành hệ thống văn bản pháp luật phù hợp làm cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động giám sát trên cơ sở rủi ro;

phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế làm cơ sở cho hoạt động giám sát có hiệu quả. Kết hợp các nguồn thông tin khác nhau như thông qua kiểm toán độc lập, phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo giám sát, các cuộc tiếp xúc với ngân hàng... để tìm hiểu kỹ hơn về các TCTD, trên cơ sở đó có phân tích, đánh giá để đưa ra quyết định thanh tra tại chỗ hay có biện pháp giám sát;

- Nâng cao năng lực trình độ của thanh tra viên. Việc thanh tra trên cơ sở tuân thủ không đòi hỏi cán bộ thanh tra phải tư duy nhiều. Tuy nhiên, phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đòi hỏi cán bộ thanh tra phải nâng cao hơn nữa nghiệp vụ, thực sự có trình độ mới có thể đưa ra những phân tích, đánh giá chính xác về những rủi ro tiềm ẩn mà TCTD đang gặp phải. Vì vậy quá trình chuyển đổi phương pháp thanh tra phải gắn liền với quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên.

Thứ tư, về giám sát các tập đoàn tài chính.

Ở nước ta, tập đoàn tài chính chưa được công nhận về mặt pháp lý, nhưng các ngân hàng thương mại phát triển theo mô hình công ty mẹ - con, đan xen giữa hoạt động ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm đang là xu hướng phổ biến và được pháp luật công nhận. Các tập đoàn tài chính - ngân hàng hiện nay đều chịu sự giám sát của sự giám sát của ít nhất hai cơ quan là cơ quan cấp phép hoạt động và cơ quan giám sát thị trường chứng khoán. Chính hoạt động đa lĩnh vực như trên nên đòi hỏi phải có quy chế về giám sát tập đoàn tài chính - ngân hàng. Các giải pháp để hoàn thiện quy định về giám sát tập đoàn tài chính hiện này là:

Một là, xây dựng Nghị định quy định về việc giám sát các tập đoàn tài

chính, trong đó, xác định rõ quy trình thực hiện giám sát, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành.

các tập đoàn tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ năm, về cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát

tài chính quốc gia và quốc tế.

Đối với hoạt động hợp tác quốc tế về giám sát ngân hàng: Cần tăng cường hợp tác quốc tế song phương, đa phương về giám sát ngân hàng; ký kết các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ về trao đổi thông tin và hợp tác với cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài để giám sát các TCTD nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, các TCTD Việt Nam hoạt động ở nước ngoài. Một cơ chế thanh tra giám sát phù hợp đối với mô hình chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu phải phân chia nhiệm vụ một cách phù hợp giữa các cơ quan giám sát của nước nguyên xứ và nước sở tại, và phải có cơ chế liên lạc và hợp tác thích hợp giữa các cơ quan này. Sự hợp tác hiệu quả của các cơ quan thanh tra giám sát tại nước nguyên xứ và nước sở tại là cực kỳ quan trọng đối với công tác thanh tra giám sát chi nhánh ngân hàng nước ngoài. NHNN cần phải đảm bảo là cơ quan thanh tra giám sát tại nước nguyên xứ phải được thông báo ngay lập tức về bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào phát sinh tại chi nhánh của ngân hàng mẹ tại nước ngoài. Tương tự như vậy, NHNN phải được biết chắc chắn là cơ quan giám sát tại nước nguyên xứ sẽ thông báo cho Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam khi có vấn đề phát sinh trong hoạt động của ngân hàng mẹ, mà vấn đề này có thể ảnh hưởng tới chi nhánh của ngân hàng này tại Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cần tích cực tham gia các Diễn đàn thanh tra, giám sát do Trung tâm nghiên cứu và đào tại của các ngân hàng trung ương Đông Nam Á (SEACEN) để trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát từ các quốc gia khác nhau. Các diễn đàn này sẽ cung cấp các luồng thông tin và sự hợp tác hơn nữa giữa các cơ quan giám sát trong việc giám sát xuyên biên giới đối với các tập đoàn tài chính lớn. Qua đó, Việt Nam có thể tránh được các kẽ hở giám sát

đã được phát hiện ở các quốc gia khác, đồng thời có những bước đi phù hợp với trình độ phát triển của mình.

Đối với hoạt động giám sát ngân hàng trong phạm vi quốc gia: Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giám sát thị trường tài chính giữa NHNN và Bộ Tài chính; giữa Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính. Luật NHNN có quy định về việc phối hợp giám sát các công ty con, công ty liên kết, tuy nhiên, thực tế chưa có cuộc giám sát nào được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài chính đối với việc giám sát các tập đoàn tài chính – ngân hàng hoặc tập đoàn có công ty con kinh doanh bảo hiểm và ngân hàng. Các giải pháp để tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát bao gồm:

Một là, tăng cường sự hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm và đối thoại chính

sách giữa các cơ quan giám sát tài chính trong nước; đẩy mạnh hợp tác trong việc phát hiện, phòng ngừa và ngăn chặn và xử lý rủi ro hệ thống tài chính trên cơ sở phối hợp với các cơ quan giám sát của Bộ Tài chính để thực hiện giám sát hợp nhất, toàn diện đối với TCTD.

Hai là, nghiên cứu, xây dựng thông tư liên tịch về việc cung cấp thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giám sát giữa cơ quan giám sát ngân hàng với các cơ quan giám sát chứng khoán, bảo hiểm; giữa NHNN, Bộ Tài chính và UBGSTCQG.

Ba là, xây dựng mạng thông tin giám sát tài chính ngân hàng kết nối trực

tuyến với các cơ quan giám sát tài chính trong nước, đặc biệt, xây dựng UBGSTCQG thành trung tâm điều phối thực sự giữa hoạt động giám sát ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

Kết luận chương 2

1. Sự phát triển của nền kinh tế buộc các ngân hàng Việt Nam phải thay đổi để phù hợp với chức năng dẫn vốn cho nền kinh tế. Sự thay đổi của các

TCTD đòi hỏi cơ chế quản lý, giám sát ngân hàng cũng phải thay đổi theo. Trong thời gian qua, pháp luật về hoạt động giám sát ngân hàng của Việt Nam thường xuyên có sự cải cách, đổi mới để phù hợp với sự phát triển của hoạt động ngân hàng và hướng gần với chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng hơn. Tuy nhiên, các quy định về giám sát ngân hàng vẫn còn có nhiều bất cập và hạn chế đặc biệt bộc lộ qua tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

2. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát ngân hàng sẽ là cơ sở để các cơ quan giám sát ngân hàng thực hiện được các mục tiêu giám sát là duy trì ổn định tài chính, đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của các TCTD, đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển hiệu quả và qua đó, duy trì lòng tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN

Một trong những nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu được đúc kết từ các nghiên cứu khoa học là do những bất cập của các hoạt động giám sát tài chính khiến khu vực này luôn đối diện các rủi ro với cường độ lớn ở mỗi quốc gia cũng như giữa các quốc gia khác nhau do tính toàn cầu hóa. Đây là một bài học rất quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi hệ thống ngân hàng còn chưa phát triển cao và tồn tại nhiều vấn đề nảy sinh trong những năm gần đây như nợ xấu, sở hữu chéo, rủi ro chéo giữa các lĩnh vực ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm, v.v… mà nguyên nhân không nhỏ là do hoạt động giám sát ngân hàng yếu kém, cơ cấu tổ chức giám sát ngân hàng chưa theo kịp với sự vận động và biến đổi của hoạt động ngân hàng.

Pháp luật về giám sát ngân hàng ở Việt Nam đã có quá trình hình thành và phát triển từ lâu, tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng nảy sinh nhiều bất cập, hạn chế trong bối cảnh kinh tế mới. Đó cũng là sự vận động khách quan trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật thường lạc hậu hơn so với quan hệ kinh tế sau một thời gian ban hành.

Với mục tiêu đánh giá thực trạng giám sát ngân hàng và khuôn khổ pháp lý của giám sát ngân hàng ở Việt Nam, phát hiện những tồn tại bất cập của hệ thống giám sát ngân hàng và khuôn khổ pháp lý của giám sát ngân hàng hiện hành, từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị phù hợp trên cơ sở đối chiếu, so sánh với những cải cách về hoạt động giám sát ngân hàng sau khủng hoảng của một số quốc gia Anh, Mỹ sẽ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giám sát ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Anh (2008), “Cần một cơ chế giám sát hiệu quả thị trường tài

chính”, Thời báo Tài chính Viê ̣t Nam, số 143 tháng 12/2008;

2. Borio, Claudio (2009), “Phương pháp an toàn vĩ mô trong quản lý và

giám sát hoạt động ngân hàng chúng ta đang thực hiện đến đâu?”, Tạp chí

ngân hàng, số 4 tháng 2/2009;

3. Chính phủ (2014), Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 27/4/2014 quy định về thanh tra, giám sát ngành ngân hàng;

4. Chính phủ (1999), Nghị định 91/1999/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngân hàng;

5. Chính phủ (1999), Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 quy định về bảo hiểm tiền gửi;

6. Đỗ Thị Kim Hảo (2010), “Giám sát các tập đoàn tài chính – Vấn đề đặt

ra và một số gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số

1-2/2010.

7. Đoàn Thái Sơn (2012), Đề xuất giải thể FSA – thất bại của mô hình

giám sát tài chính hợp nhất;

8. Ernst &Young (2006), Báo cáo tóm tắt đánh giá các nguyên tắc cơ bản

của Basel;

9. Erlend Walter Nier (2009), “Khuôn khổ ổn định tài chính và vai trò của

Một phần của tài liệu Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giám sát ngân hàng sau khủng hoảng (Trang 77)