Việt Nam sau khủng hoảng
Thứ nhất, yêu cầu từ sự phát triển của khu vực ngân hàng của Việt Nam.
Hoạt động ngân hàng đã có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô, số lượng và chất lượng dịch vụ. Số lượng các tổ chức tín dụng không ngừng tăng lên. Đến nay, ở Việt Nam có hơn 100 TCTD, hơn 1000 quỹ tín dụng nhân dân, 1 ngân hàng hợp tác xã [39]. Bên cạnh đó, sự phức tạp của các giao dịch và việc xuất hiện của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới như các sản phẩm phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn, mặc dù chưa thực sự đa dạng nhưng các đã được sử dụng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Sự hình thành các tập đoàn ngân hàng theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong hoạt động ngân hàng và các sản phẩm tài chính tích hợp nhiều tính năng làm cho hoạt động ngân hàng ngày càng phức tạp.
Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng kéo theo các rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng phức tạp. Rủi ro trong từng tổ chức tín dụng riêng lẻ và rủi ro mang tính hệ thống… đã đặt ra nhiều yêu cầu cho hệ thống giám sát ngân hàng. Cơ chế quản lý, giám sát ngân hàng cũng phải thay đổi để thích ứng với điều kiện mới. Sự thay đổi đó ít nhất cũng phải theo kịp với sự phát triển của của hệ thống ngân hàng, nếu không sẽ tồn tại khoảng cách trong công tác giám sát.
Thứ hai, yêu cầu từ quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa trong hoạt động
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, thị trường tài chính nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng ngày càng được tự do hóa. Việc mở cửa thị trường tài chính trong khi điều kiện sức mạnh nội sinh chưa cao, cơ chế quản lý chưa hoàn thiện thì nguy cơ rủi ro đối với nền kinh tế càng cao. Sức ép của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa dịch vụ tài chính đã buộc Nhà nước phải “nhập khẩu” các chuẩn giám sát tài chính nói chung và chuẩn giám sát ngân hàng nói riêng để áp dụng cho hoạt động giám sát ở nước ta. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Ủy ban Basel, tuy nhiên, thực tiễn thực thi các chuẩn quốc tế về giám sát ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống giám sát ngân hàng Việt Nam đang được xây dựng tương đối phù hợp với tiêu chuẩn của Basel 1, đang trong giai đoạn áp dụng thí điểm đối với Basel 2, trong khi các quốc gia trên thế giới đang trong lộ trình thực hiện Basel 3. Các nguyên tắc để thực hiện giám sát ngân hàng theo Ủy ban Basel được đánh giá là phần lớn chưa tuân thủ…
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng của hoạt động giám sát ngân hàng ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời gian qua, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế của hệ thống giám sát ngân hàng như: chưa có sự phối hợp trong việc giám sát chung thị trường tài chính giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành, các cơ quan giám sát thực hiện giám sát theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, thiếu hẳn cơ chế chia sẻ, phối hợp trong việc giám sát hệ thống tài chính, điều này gây khó khăn cho hoạt động giám sát đối với các tập đoàn tài chính – ngân hàng và giám sát trên cơ sở rủi ro chéo.
Giám sát ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến việc giám sát an toàn vĩ mô, chưa có cơ sở để thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro…
toàn cầu 2007 - 2008, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã xuất hiện một số yếu tố bất ổn tạo nên sự phức tạp trong hoạt động quản lý thị trường tài chính và hoạt động ngân hàng như mất khả năng thanh khoản, nợ xấu tăng nhanh, tính an toàn của hệ thống ngân hàng nhiều lúc bị đe dọa do sự mất thanh khoản của một số ngân hàng, sự đóng băng của thị trường bất động sản… Hàng loạt sai phạm của các TCTD dẫn đến cán bộ chủ chốt, điều hành của các TCTD bị bắt trong thời gian qua như vụ án Bầu Kiên, vụ Huỳnh Thị Huyền Như… đã cho thấy lỗ hổng lớn trong hoạt động giám sát ngân hàng ở nước ta hiện nay.