Quy định về nguyên tắc thực hiện hoạt động giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giám sát ngân hàng sau khủng hoảng (Trang 25)

Để hoạt động giám sát ngân hàng có hiệu quả, đạt được các mục tiêu của giám sát ngân hàng, pháp luật của các quốc gia đều đặt ra các nguyên tắc để thực hiện hoạt động này trong đó xác định rõ quyền hạn của chủ thể giám sát, phương pháp giám sát, vấn đề hợp tác, phối hợp trong hoạt động giám sát…

Hầu hết các quốc gia hiện nay đều hướng đến áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel.

Năm 1997, Ủy ban Basel đã đưa ra một tập hợp “Các nguyên tắc nòng cốt cho việc giám sát ngân hàng có hiệu quả” (Core principles for effective banking supervision) được sửa đổi năm 2006 nhằm cung cấp một khuôn khổ cho hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả. Bản sửa đổi năm 2006 bao gồm 25 nguyên tắc cơ bản, bao hàm 7 nhóm nội dung chủ yếu sau:

- Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về điều kiện tiên quyết cho hoạt động giám sát ngân hàng có hiệu quả (nguyên tắc 1);

- Các nguyên tắc thuộc chủ đề về cấp phép và cơ cấu giám sát (nguyên tắc 2 đến nguyên tắc 5);

- Các nguyên tắc về các quy định về an toàn hoạt động và yêu cầu của các hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng (nguyên tắc 6 đến nguyên tắc 15);

- Các nguyên tắc về giám sát nghiệp vụ ngân hàng (nguyên tắc 16 đến nguyên tắc 20);

- Các nguyên tắc về nguồn thông tin và công bố thông tin cho giám sát (nguyên tắc số 21);

- Các nguyên tắc về quyền hạn của người thực thi giám sát (nguyên tắc 22);

- Các nguyên tắc về nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới (nguyên tắc 23 đến nguyên tắc 25).

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Ủy ban Basel đã nghiên cứu, cập nhật bộ nguyên tắc này thành phiên bản tháng 9/2012, nâng tổng số nguyên tắc cơ bản thực hiện hoạt động giám sát ngân hàng lên 29 nguyên tắc (trong đó, sửa đổi nguyên tắc thứ nhất thành 3 nguyên tắc và bổ sung nguyên tắc về quản trị doanh nghiệp). Chi tiết các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng được thể hiện ở Phụ lục – 29 Nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel.

Bộ nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel được coi là hệ thống chuẩn mực quốc tế hiện nay trong hoạt động giám sát ngân hàng. Các quốc gia trên thế giới luôn hướng đến mục tiêu tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các nguyên tắc này trong hoạt động giám sát ngân hàng tại quốc gia mình, trong đó, có Việt Nam. Tuy

nhiên, mức độ đáp ứng đến đâu còn tùy thuộc vào đặc điểm thể chế, điều kiện, hoàn cảnh của thị trường tài chính mỗi nước.

Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát do Công ty Ernst & Young tiến hành năm 2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Ủy ban Basel, có 19/25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, 1/25 nguyên tắc tuân thủ, 2/25 nguyên tắc tuân thủ phần lớn và 3/25 nguyên tắc không áp dụng. Trong đó hầu hết các nguyên tắc liên quan đến điều kiện tiên quyết bảo đảm giám sát ngân hàng hữu hiệu (mục tiêu, nhiệm vụ, tính độc lập, khung pháp lý, quyền lực, hệ thống thông tin của cơ quan giám sát ngân hàng), cấp phép và chấp thuận thay đổi cấu trúc ngân hàng, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, phương pháp giám sát ngân hàng liên tục được đánh giá là phần lớn không tuân thủ [8].

Một phần của tài liệu Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giám sát ngân hàng sau khủng hoảng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)