0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Quy định về đối tượng và phương pháp giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG SAU KHỦNG HOẢNG (Trang 27 -27 )

Về đối tượng của hoạt động giám sát ngân hàng: Pháp luật của các quốc

gia tuy có những quy định khác nhau về đối tượng của giám sát ngân hàng nhưng nhìn chung, đối tượng chịu sự giám sát là các tổ chức tín dụng, trong đó đối tượng cơ bản và chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, pháp luật một số nước còn quy định việc giám sát đối với các tổ chức có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, các nước trên thế giới đều tăng cường chuẩn mực giám sát đối với hệ thống “shadow banking (ngân hàng ngầm, ngân hàng song hành)” – là các định chế tài chính phi ngân hàng hoạt động bên lề các ngân hàng truyền thống, nằm ngoài sự giám sát đối với các ngân hàng truyền thống, thực hiện các hoạt động giao dịch mang tính chất ngân hàng thông qua các nghiệp vụ chứng khoán hóa các khoản vay truyền thống. Xu hướng này xuất phát từ thực tế là nguồn cơn bùng phát cuộc khủng hoảng vừa qua là do sự phát triển bùng nổ của hệ thống “ngân hàng ngầm” [34].

Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 56 Luật NHNN Việt Nam và được cụ thể hóa tại Điều 2 Nghị định 26 thì đối tượng giám sát ngân hàng là tình hình hoạt động của các TCTD, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của tổ chức tín dụng; đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền; đối

tượng khác theo quy định của pháp luật. [20, Điều 56]; [3, Điều 2 Khoản 2].

Về phương pháp thực hiện giám sát ngân hàng: Các phương pháp thực

hiện giám sát ngân hàng hiện nay đang được pháp luật các quốc gia quy định là phương pháp giám sát tuân thủ và phương pháp giám sát trên cơ sở rủi ro.

Nội dung cơ bản của giám sát tuân thủ là giám sát việc chấp hành, tuân thủ các chính sách, quy định của các đối tượng giám sát nhằm đảm bảo các đối tượng giám sát tuân thủ chính sách, quy định pháp luật một cách nghiêm minh. Trong khi đó, giám sát trên cơ sở rủi ro là giám sát các nội dung về quản trị trong hoạt động dựa trên các tiêu chí hoặc giới hạn tối đa được phép, phân tích các xu thế vận động của đối tượng giám sát liên quan đến rủi ro, từ đó, đưa ra các cảnh báo rủi ro nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của đối tượng giám sát.

Một phần của tài liệu KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG SAU KHỦNG HOẢNG (Trang 27 -27 )

×