0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Các quy định pháp luật về hoạt động giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG SAU KHỦNG HOẢNG (Trang 53 -53 )

Mặc dù chủ thể tham gia hoạt động giám sát ngân hàng bao gồm cả BHTG Việt Nam, tuy nhiên các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động giám sát ngân hàng của BHTG đều hướng đến nhằm hỗ trợ cho hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam. Do đó, Luận văn này chỉ đề cập đến các quy định pháp luật về hoạt động giám sát ngân hàng do NHNN Việt Nam thực hiện. Trong thời kỳ này, hoạt động giám sát ngân hàng chưa có sự tách biệt giữa hoạt động thanh tra và hoạt động giám sát.

Về đối tượng giám sát ngân hàng

Đối tượng giám sát ngân hàng trong thời kỳ này được quy định tại Nghị định 91 và Thông tư số 04 bao gồm: Tổ chức và hoạt động của TCTD; hoạt động ngân hàng của tổ chức không phải là TCTD được NHNN cấp phép; các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân trong việc thực hiện quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Đối tượng giám sát ngân hàng được cụ thể hóa tại Quyết định 398/1999/QĐ-NHNN3 bao gồm: TCTD nhà nước, TCTD cổ phần của Nhà nước và nhân dân, TCTD liên doanh, TCTD phi ngân hàng 100% vốn nước

ngoài; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, TCTD hợp tác.

Về nguyên tắc giám sát ngân hàng

Do đặc điểm thời kỳ này, giám sát ngân hàng được hiểu là một bộ phận của thanh tra ngân hàng. Do đó, nguyên tắc giám sát ngân hàng được hiểu là các nguyên tắc trong quá trình thanh tra ngân hàng, cụ thể: hoạt động của Thanh tra Ngân hàng chỉ tuân thủ theo các quy định của pháp luật về thanh tra; Luật NHNN Việt Nam, Luật các TCTD và các văn bản pháp luật khác có liên quan; bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. Trong quá trình hoạt động không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của Thanh tra.

Về nội dung giám sát ngân hàng

Thông qua việc tổng hợp và phân tích các báo cáo nhận được từ các TCTD, chủ thể giám sát thực hiện giám sát các nội dung: Diễn biến về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có; chất lượng tài sản có; vốn tự có; tình hình thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh; việc chấp hành các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD và các quy định khác của pháp luật; các vấn đề liên quan khác.

Về phương pháp giám sát ngân hàng

Phương pháp giám sát ngân hàng chủ yếu được sử dụng trong thời kỳ này là phương pháp giám sát tuân thủ tức là giám sát “việc thực hiện các quy chế an toàn trong hoạt động ngân hàng”.

Bên cạnh đó, việc giám sát tuân thủ trên cơ sở các tiêu chí của CAMELS cũng đã bước đầu được hình thành trong giai đoạn này nhưng chỉ mới được thực hiện đối với ngân hàng thương mại cổ phần.

gia trên cơ sở quan điểm cho rằng hoạt động ngân hàng có 6 yếu tố quan trọng nhất để quyết định thành công hay thất bại của một ngân hàng là: C (Capital) – Vốn; A (Asset Quality) – Chất lượng tài sản có; M (Management Ability) – Năng lực quản lý; E (Earning) – Khả năng sinh lời; L (Liquidity) – Khả năng thanh toán; S (Sensitivity) – Độ nhạy cảm thị trường.

Ngày 27/8/1998, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 292/1998/QĐ-NHNN5 và sau đó, để phù hợp với tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, ngày 16/4/2004, Thống đốc đã ban hành Quyết định số 400/2004/QĐ-NHNN5 quy định về việc xếp loại của ngân hàng thương mại cổ phần của nhà nước và nhân dân. Quyết định này đã đưa việc xem xét, đánh giá các tiêu chí của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam tương đối gần với xếp loại ngân hàng theo tiêu chí CAMELS: Vốn tự có, chất lượng hoạt động, công tác quản trị, kiểm soát và điều hành, Kết quả kinh doanh, khả năng thanh khoản.

Trong các văn bản pháp lý ở thời kỳ này chưa đề cập đến việc giám sát trên cơ sở rủi ro.

Về việc phối hợp giữa thanh tra ngân hàng với các cơ quan liên quan khác trong giám sát ngân hàng

Việc phối hợp giữa Thanh tra ngân hàng với các cơ quan khác được quy định tại Nghị định 91 như sau:

- Thanh tra ngân hàng chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Nhà nước và thực hiện các mối quan hệ khác với Thanh tra Nhà nước theo quy định của pháp luật về thanh tra.

- Thanh tra ngân hàng trong quá trình thanh tra tổ chức và hoạt động của TCTD và hoạt động ngân hàng của tổ chức khác, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quang ngang Bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ hoặc cơ quan, đơn vị địa phương nào thì Thanh tra ngân hàng có trách nhiệm thông báo cho Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc của cơ quan, đơn vị địa phương đó.

- Tổ chức thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức thanh tra nhà nước ở địa phương khi thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì tổ chức thanh tra đó có trách nhiệm thông báo cho thanh tra ngân hàng.

Ngoài cơ chế phối hợp trong quá trình xử lý các vụ việc khi thực hiện hoạt động giám sát, theo quy định của pháp luật hiện hành giữa các chủ thể giám sát tài chính còn có cơ chế phối hợp qua việc gửi xin ý kiến khi xây dựng các chính sách liên quan đến hoạt động giám sát ngân hàng.

Quan hệ phối hợp giữa NHNN Việt Nam và BHTG Việt Nam: BHTG Việt Nam có trách nhiệm báo cáo với NHNN Việt Nam khi phát hiện tổ chức tham gia BHTG vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. Thanh tra ngân hàng có trách nhiệm cung cấp kết quả thanh tra, giám sát các tổ chức tham gia BHTG cho tổ chức BHTG.

Một phần của tài liệu KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG SAU KHỦNG HOẢNG (Trang 53 -53 )

×