trong giai đoạn này
Qua nghiên cứu pháp luật về giám sát ngân hàng giai đoạn trước khủng hoảng, tác giả luận văn cho rằng pháp luật trong giai đoạn này có những điểm hạn chế cơ bản sau đây:
Thứ nhất, quy định về chủ thể thực hiện giám sát ngân hàng chưa hợp lý.
Với mô hình tổ chức của Thanh tra ngân hàng và những bất cập, tồn tại thể hiện tính chia cắt, không thống nhất giữa Trung ương và địa phương của bộ
máy Thanh tra ngân hàng. Điều này làm cho việc quản lý nhân sự và điều hành hoạt động nghiệp vụ không quy tụ về một đầu mối thống mà theo kiểu song trùng lãnh đạo (hệ thống Chi nhánh NHNN vừa chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố vừa của hệ thống NHNN), gây ra sự chậm trễ, chồng chéo trong quản lý và điều hành, từ đó làm giảm hiệu lực của hoạt động thanh tra, cụ thể là: Thanh tra NHNN không quản lý được nhân sự một cách thống nhất, tập trung như việc bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu Thanh tra Chi nhánh do giám đốc Chi nhánh đề nghị và Chánh Thanh tra NHNN cùng Vụ Tổ chức cán bộ trình thống đốc NHNN quyết định; còn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chánh Thanh tra Chi nhánh thì do Giám đốc NHNN Chi nhánh quyết định. Mạng lưới các NHNN chi nhánh được phân bổ theo địa bàn hành chính, Thanh tra NHNN chi nhánh nằm trong bộ máy của NHNN chi nhánh cũng được phân bổ theo tiêu chí trên. Trong khi đó, số lượng các TCTD là những đối tượng giám sát được phân bố không đồng đều theo địa bàn hành chính (đặc biệt là sự phân bố không đều hội sở chính của các TCTD) nên trên địa bàn một số NHNN Chi nhánh, số lượng các TCTD cần giám sát quá lớn, ở một số nơi khác, số lượng này lại quá ít và chủ yếu là các Chi nhánh NHTM nhà nước, mà việc giám sát hội sở chính của các ngân hàng này lại do Thanh tra NHNN thực hiện. Thực trạng này dẫn đến một số nơi có nhiều việc phải làm, một số nơi khác lại quá ít việc trong khi bộ máy vẫn phải dàn trải.
Thứ hai, quy định về nội dung giám sát ngân hàng còn còn rườm rà, chưa
có chương trình giám sát cảnh báo sớm và cảnh báo xa (trong vòng 3 năm liên tục) nên tính hiệu quả trong công tác giám sát ngân hàng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu khách quan của nền kinh tế.
Thứ ba, quy định về phương thức giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, do
hệ thống các chỉ tiêu chưa hoàn chỉnh, tính chính xác và sự cập nhật của các chỉ tiêu hiện có chưa cao (cách hạch toán, phương pháp tính toán chưa đồng nhất),
tính pháp lý của nguồn thông tin chưa cao. Trang bị kỹ thuật lạc hậu, chỉ đủ điều kiện tổng hợp phân tích chung mà không có điều kiện theo dõi cập nhật đối với mỗi TCTD. Giám sát ngân hàng ở thanh tra NHNN chi nhánh còn mang tính hình thức và hiệu quả không cao do không đủ điều kiện để thực hiện.
Thứ tư, quy định về việc phối hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ
vẫn còn bất cập. Do không đáp ứng được tính cập nhật và tính chính xác từ thông tin giám sát, nên các bộ phận thực hiện thanh tra tại chỗ chưa coi trọng việc khai thác thông tin từ giám sát để phục vụ xây dựng kế hoạch và đề cương hệ thống tại các TCTD.
Thứ năm, quan hệ phối hợp trong giám sát chưa rõ ràng và không thống
nhất. Việc phối hợp trong công tác giám sát ngân hàng chưa được coi trọng. Sự lỏng lẻo trong phối hợp giám sát thể hiện ở cả các vụ, cục chức năng của NHNN với thanh tra NHNN làm cho công tác giám sát bị trùng lặp ở một số khâu, sự đánh giá về đối tượng giám sát không được nhất quán và không được phân tích trên cơ sở tổng thể do thông tin giám sát được nhiều Vụ, cục khác nhau thu thập và lưu giữ; việc phối hợp giữa các Vụ, cục chức năng của Ngân hàng trung ương đối với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trong lĩnh vực giám sát ngân hàng còn có sự chồng chéo, trùng lặp, đồng thời cũng tạo nên những mảng còn bỏ ngỏ trong thanh tra, giám sát. Sự phối hợp công việc giữa Thanh tra và các vụ có chức năng quản lý nhiều khi không suôn sẻ. Tại Thanh tra ngân hàng và Vụ Các Ngân hàng và TCTD phi ngân hàng đều có những phòng chức năng tương tự để theo dõi, giám sát hoạt động của các TCTD, mặc dù chức năng, nhiệm vụ cụ thể có thể khác nhau nhưng nét đặc trưng bao trùm vẫn là giống nhau về đối tượng quản lý, thanh tra, giám sát, về phương thức và chỉ tiêu giám sát và điều này đã gây ra sự chồng chéo, không rõ trách nhiệm.
Việc phối hợp giữa cơ quan giám sát ngân hàng với các cơ quan giám sát chứng khoán, bảo hiểm không được coi trọng, chủ yếu thực hiện theo vụ việc, mang tính hình thức; chưa hình thành cơ chế chia sẻ thông tin giám sát thường xuyên giữa các cơ quan này.