1. Chứng minh gen ảnh hưởng chức năng đáp ứng miễn dịch
-Thực nghiệm chứng minh có hơn 10 cụm gen liên quan đến khả năng xử lý và trình diện kháng nguyên của đại thực bào.
-Gen đáp ứng miễn dịch gắn liền với gen Ig: gen mã cho idiotyp của kháng thể chống lại hapten pazophenylarsonate gắn với gen mã cho vùng C của Ig trên nhiễm sắc thể, do đó người ta đã sản xuất được kháng thể đặc hiệu idiotyp này.
Khả năng sản xuất các loại kháng thể khác nhau có thể bị giới hạn nếu số lượng gen vùng thay đổi (gen V) trên nhiễm sắc thể có hạn: chuột thiếu gen Vdex thì không đáp ứng với dextran
-Liên quan với phức hợp MHC: thực nghiệm với các kháng nguyên đơn giản, người ta đã chứng minh mỗi chủng chuột có khả năng đáp ứng khác nhau đối với từng loại kháng nguyên. Đáp ứng miễn dịch liên quan gen Ir ở chuột nhắt hay gen MHC lớp II ở người vì kháng nguyên chỉ được trình diện với tế bào lympho T do MHC lớp II .
2. Vai trò của hệ thần kinh - nội tiết
2.1. Tác động của nội tiết trên tế bào miễn dịch : các tế bào miễn dịch có nhiều thụ thể đối với nội tiết như corticoid, insulin, GH, oestradiol, testosteron, acetylcholin, endorphin, thể đối với nội tiết như corticoid, insulin, GH, oestradiol, testosteron, acetylcholin, endorphin, enkephalin. Các glucocorticoid, oestradiol, testosteron, progesteron ức chế đáp ứng miễn dịch trong khi GH, thyroxin và insulin thì ngược lại. Thực nghiệm cắt tuyến thượng thận hay bị stress đều có liên quan biến đổi tế bào miễn dịch.
Sau khi mẫn cảm kháng nguyên, ở giai đoạn đạt kháng thêí cao nhất thì nồng độ glucocorticoid cao sẽ ức chế đáp ứng miễn dịch
2.2. Tác động của hệ miễn dịch trên hệ thần kinh - nội tiết
IL-1 kích thích sự tổng hợp glucocorticoid thông qua trục tuyến yên - thượng thận; tạo các nội tiết tại chổ như prostaglandin; IL-1 và TNF-α gây sốt thông qua rối loạn trung tâm điều nhiệt. Ngoài ra một số cytokin còn ảnh hưởng lên chức năng khác của cơ thể như gây ra hội chứng suy mòn cơ thể trong nhiễm khuẩn nặng kéo dài do IL-1 và TNF-α, tác động lên tuỷ xương kích thích tạo tế bào máu.v.v.
2.3. Tác dụng của chế độ ăn, luyện tập .v.v.
- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tăng cường khả năng thực bào, đáp ứng tạo kháng thể, khả năng diệt khuẩn nội bào. Thiếu kẽm trong chế độ ăn làm giảm hoạt tính sinh học của thymulin (hoc mon tuyến ức) và làm giảm đáp ứng miễn dịch tế bào .
- Tập luyện hoặc lao động nặng sẽ gây stress làm suy giảm miễn dịch và tăng nhạy cảm với nhiễm khuẩn.
-Tuổi già thường gây giảm đáp ứng miễn dịch tế bào, những người có tuổi thọ cao thường có chức năng miễn dịch tốt.
Những hiểu biết về điều hoà miễn dịch không phải chỉ có vai trò quan trọng trong miễn dịch học cơ bản, nghiên cứu về hoạt động sinh lý của hệ miễn dịch mà còn có ích trong việc thiết kế vắc xin, cho việc điều trị các bệnh lý miễn dịch như tự miễn, suy giảm đáp ứng miễn dịch và quá mẫn.