Sự hợp tác giữa tế bào lymphoT và tế bào lymph oB

Một phần của tài liệu bài giảng miễn dịch học (Trang 51)

I. Đáp ứng tạo kháng thể

7.Sự hợp tác giữa tế bào lymphoT và tế bào lymph oB

7.1. Đối với kháng nguyên phụ thuộc tế bào lympho T

Đối với kháng nguyên phụ thuộc tế bào lympho T thì sự kích thích tế bào lympho B cần có sự hổ trợ của tế bào lympho T.

Qua sự hoạt hóa đòng thời của tế bào lympho T những cytokin sẽ được giải phóng. Một số cytokin hoạt động như là yếu tố hoạt hóa và / hoặc tăng trưởng đối với sư chín của tế bào B nếu sự tiếp xúc giữa tế bào lympho B và tế bào lympho T được bảo đảm nhờ vào phân tử CD40 của tế bào lympho B với chất gắn CD40 của tế bào lympho T hổ trợ.

Để biệt hóa thành tương bào sản xuất kháng thể đặc hiệu tế bào lympho B phải nhận được 2 tín hiệu đồng thời:

+ Sự liên kết của kháng nguyên lên Immumglobulin bề mặt của tế bào lympho B (Tín hiệu 1)

+ Thụ thể của tế bào lympho Th nhận diện phức hợp kháng nguyên- MHC lớp II được vận chuyển lên màng tế bào B, đòng thời chất gắn CD40 trên bề mặt tế bào Th sẽ gắn lên CD40 trên tế bào lympho B; qua đó cytokin mới được giải phóng (IL4) và tác động lên chất tiếp nhận của cytokin trên tế bào lympho B (Tín hiệu 2) . Đủ 2 tín hiệu đó tế bào lympho B mới biệt hóa thành tương bào sản xuất kháng thể. Một số cytokin khác có thể gây chuyển đổi isotyp như :

IL2, IFN-γ : Tác dụng chuyển đôíi IgM sang IgG1 , IgG3

IL4, IL13 : Tác dụng chuyển đổi IgM sang IgE , IgD IL5, IL2 : Tác dụng chuyển đổi IgM sang IgA v.v...

Hình 5. 5. Cơ chế hợp tác tế bào lympho T và tế bào lympho B 7.2. Đối với kháng nguyên không phụ thuộc tế bào T

Đối với kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức thì sự hổ trợ của tế bào lympho T là không cần thiết, tế bào lympho B có thể hoạt hóa trực tiếp. Những kháng nguyên nầy thường là những kháng nguyên có cấu trúc QĐKN lập lại nhiều lần. Ví dụ: Đáp ứng miễn dịch IgM chống lipopolysaccarid của màng vi khuẩn hoặc kháng nguyên nhóm máu hay đáp ứng IgG2

chống polysaccarid vỏ phế cầu vv... (có lẽ được hỗ trợ từ những cytokin không phải từ tế bào lympho T) .

Một phần của tài liệu bài giảng miễn dịch học (Trang 51)