Sự sắp xếp gene ở tế bào lymph oB trưởng thành

Một phần của tài liệu bài giảng miễn dịch học (Trang 49)

I. Đáp ứng tạo kháng thể

5.Sự sắp xếp gene ở tế bào lymph oB trưởng thành

Trên bề mặt tế bào lympho B trưởng thành có IgM bề mặt và cả IgD. Nếu không gặp kháng nguyên thì tế bào sẽ bị hủy. Nếu gặp kháng nguyên thì tế bào sẽ tăng sinh và biệt hóa thành nhiều tương bào sản xuất kháng thể. Đối với đáp ứng nguyên phát bộ gen VDJ sẽ được sao chép với một gene µ nên kháng thể được tạo thành là IgM. Sự chuyển đổi sang một lớp globulin khác diễn ra trong vùng S (switch), tại đây gene muy sẽ bị thất lạc do chuyển đổi và được thay gene gamma 3 để tổng hợp IgG3. Tiếp theo lại có sự chuyển đổi lớp, đó là sự thay đổi chuỗi µ, chuỗi delta bằng gamma, alpha và epsilon vv... Lưu ý các gene mã cho vùng C khác nhau nằm theo thứ tự phía sau VDJ (phía 3’), đầu tiên là Cµ nên giải thích tại sao trong đáp ứng tiên phát lớp kháng thể chủ yếu IgM. Các lớp kháng thể này có cùng tính đặc hiệu kháng nguyên vì có cùng vùng V (do cùng sử dụng bộ gene VDJ )

Hình 5.3. Sự chuyển đổi của các lớp Ig trong đáp ứng miễn dịch

(Sự chuyển đổi lớp Ig trong đáp ứng miễn dịch nếu vùng VDJ kết hợp với gen µ thì RNA

sẽ sản xuất IgM. trong quá trình chín liên quan đến tế bào Th có lẽ hoạt hoá cơ chế đột biến ở vùng VDJ, gen C - Cγ3- được thay vào gen µ.. Gen µ và gen δ bị mất và sự sao mã để sản xuất IgG3)

Sự chuyển đổi từ Immunglobulin màng sang Immumglobulin tiết: Sự chuyển đổi diễn ra nếu các tế bào lympho B hoạt hóa thành tương bào. Những Immumglobulin tiết thì nhỏ hơn Immumglobulin thẩm xuyên màng vì nó không có những axit amin bổ sung ở phần tận cùng C cuối chuỗi nặng đẻ cắm phân tử nầy lên màng té bào do đó chúng tiết vào máu

Sự sắp xếp các gien trên tế bào lympho B trưởng thành:

Như đã nói những gien J cần cho chuỗi nhẹ , những gien D và J cần cho chuỗi nặng ; mỗi gien V thì luôn có chuỗi L đi trước, do đó:

Chuôi nặng : - L- VDJ - // - C Chuỗi nhẹ : - L - VJ - // - C

Một phần của tài liệu bài giảng miễn dịch học (Trang 49)