Bổ thể được hoạt hóa theo hai con đường khác nhau:
(1) Con đường cổ điển đi từ C1 đến C9 nhưng theo thứ tự sau: C1, C2, C3, C4, C6, C7, C8, C9
C3, C5, C6, C8, C9
Gọi là cổ điển vì con đường này được phát hiện trước, nhưng về mặt tiến hóa thì nó xuất hiện sau con đường tắt.
1. Hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển
1.1. Yếu tố gây hoạt hóa
- Chủ yếu là phức hợp kháng nguyên-kháng thể, trong đó kháng thể thuộc lớp và dưới lớp IgM, IgG1, IgG2, IgG3.
- Các yếu tố khác: màng vi rut ARN, một số trực khuẩn Gram âm...
1.2. Bước nhận diện
Khi có kết hợp kháng nguyên-kháng thể thì các Fc tương tác với nhau làm bộc lộ vị trí ổn định bổ thể trên vùng CH2. Nhờ đó, thành phần C1q đến gắn vào, C1q được gọi là đơn vị nhận diện.
1.3. Bước hoạt hóa men
- Sơ đồ hoạt hóa: Khi C1q đã được hoạt hóa thì trở thành men gây hoạt hóa C1r. Sau đó C1r hoạt hóa lại trở thành men gây hoạt hóa C1s. cú tiếp tục theo sơ đồ:
Sơ đồ 3.1. Hoạt hoá bổ thể theo con đường tắt
Những đặc điểm của giai đoạn hoạt hóa men:
+ Khi một thành phần bổ thể đã được hoạt hóa thì trở thành men cắt protein hạn chế, cắt thành phần bổ thể tiếp theo ra làm hai mảnh: mảnh nhỏ nằm trong pha lỏng, mảnh lớn trở thành men tiếp tục tham gia dây chuyền hoạt hóa.
+ Sự hoạt hóa có tính khuếch đại, nghĩa là một phân tử bổ thể đã được hoạt hóa thì sẽ gây hoạt hóa nhiều phân tử của thành phẩn bổ thể tiếp theo.
+ C3b bám lên màng tế bào đích, kết hợp với C3 convertase để chuyển thành men cắt C5 gọi là C5 convertase (men chuyển C5).
1.4. Bước hình thành phức hợp tấn công màng
Khi C5b đã được hình thành thì các thành phần bổ thể tiếp theo cũng lần lượt đến bám lên màng tế bào đích, hình thành phức hợp tấn công màng MAC (Membrane Attack Complex), đục thủng từng lỗ nhỏ khoảng 100 Ơ ở màng tế bào đích, làm cho tế bào bị trướng nước rỗi vỡ.
Sơ đồ 3.2. Phức hợp tấn công màng (MAC)
2. Hoạt hóa bổ thể theo con đường tắt
Sự hoạt hóa bổ thể theo con đường tắt không cần đến sự hiện diện của kháng thể. Đây là cơ chế đề kháng tự nhiên tham gia bảo vệ cơ thể, đặc biệt quan trọng khi cơ thể chưa có kháng thể đặc hiệu.
2.1. Các yếu tố gây hoạt hóa
- Bề mặt nhiều loại vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). - Các tế bào bị nhiễm virut, nấm và ký sinh trùng.
- Phức hợp kháng nguyên-kháng thể, trong đó kháng thể thuộc lớp IgA, (IgA1 và IgA2).
2.2. Vòng hoạt hóa thường trực
Bình thường trong cơ thể luôn luôn có một lượng nhỏ C3b được tạo ra, rồi bị bất hoạt ngay nếu không có yếu tố gây hoạt hóa:
2.3. Sự khuếch đại C3b và hoạt hóa men
- Khi có yếu tố gây hoạt hóa thì C3b tăng cường kết hợp với yếu tố B làm cho vòng thường trực được khuếch đại.
- Các C3b bám vào C3bBb hình thành phức hợp (C3b)n Bb. (C3b)n Bb là C5 convertase của con đường tắt.
C3bBb là C3 convertase của con đường tắt.
Sơ đồ 3.3. Vòng hoạt hoá thường trực của con đường tắt 2.4. Bước hình thành phức hợp tấn công màng
Giống như con đường cổ điển.
Sơ đồ 3.4. Sự hình thành phức hợp tấn công màng của con đường tắt