1. Cấu trúc tổng quát
Kháng thể là một phân tử đối xứng, cấu tạo bởi 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ giống nhau đôi một.
1.1.. Chuỗi nhẹ L (light: nhẹ)
Mỗi chuỗi nhẹ là một chuỗi polypeptid cấu tạo bởi khoảng 214 axit amin, được đánh số thứ tự từ đầu NH2 đến đầu COOH và được chia thành hai vùng:
- Vùng hằng định C (constant: hằng định): nằm ở sau, có loại và trình tự axxit amin không thay đổi.
- Vùng thay đổi V (variable: thay đổi): nằm phía trước, có loại và trình tự axit amin thay đổi tùy theo từng loại kháng thể. Đặc biệt, trong vùng V có một vùng mà loại và trình tự axit amin rất hay thay đổi gọi là vùng siêu biến. Mỗi loại kháng thể đơn dòng có một vùng siêu biến khác nhau.
Có hai loại chuỗi nhẹ khác nhau: chuỗi kappa và chuỗi lamda. Trong phân tử kháng thể hai chuỗi nhẹ giống nhau (hai chuỗi kappa hoặc hai chuỗi lamda).
1.2. Chuỗi nặng H (heavy: nặng)
Chuỗi nặng có cấu tạo tương tự chuỗi nhẹ: chuỗi polypeptid gồm khoảng 440 axit amin, được đánh số thứ tự từ đầu NH2 đến đầu COOH và được chia thành ba hoặc bốn vùng tùy theo từng chuỗi nặng: các vùng C gồm CH1, CH2, CH3 (và CH4), vùng V và vùng siêu biến. Mỗi loại kháng thể đơn dòng có một vùng siêu biến khác nhau.
Có 5 loại chuỗi nặng khác nhau: chuỗi gamma, chuỗi alpha, chuỗi muy, chuỗi delta và chuỗi epsilon. Trong phân tử kháng thể hai chuỗi nặng giống nhau.
Hai chuỗi nặng nối với nhau bằng các cầu nối disulfua (S - S), số cầu nối disulfua thay đổi tùy từng chuỗi. Chuỗi nhẹ nối với chuỗi nặng cũng bằng các cầu nối disulfua.
Trên chuỗi nặng, giữa CH1 và CH2 là vùng bản lề. Nhờ vùng bản là này mà phân tử kháng thể có thể khép lại hoặc mở ra 0-180 độ làm cho phân tử kháng thể dễ dàng gắn với các quyết định kháng nguyên tương ứng.
1.4. Các mảnh của kháng thể
Các men tiêu đạm như papain, pepsin có thể cắt phân tử kháng thể ra thành các mảnh. Papain cắt phân tử kháng thể ngay trước vùng bản lề cho ra 2 mảnh Fab và 1 mảnh Fc. Pepsin cắt phân tử kháng thể sau cùng bản lề cho ra 1 mảnh F (a’b’) 2 và một mảnh Fc’.
F (fragment: mảnh), ab (antigen binding: gắn kháng nguyên), c (cristallisable: kết tinh được)
1.5. Vị trí kết hợp kháng nguyên, hóa trị kháng thể
Hai vùng siêu biến của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ của phân tử kháng thể tạo thành vị trí kết hợp với quyết định kháng nguyên tương ứng. Mỗi phân tử kháng thể nguyên vẹn có hai vị trí kết hợp, gọi là hóa trị hai. Mảnh Fab có một hóa trị, mảnh F(a’b’) 2 có hóa trị hai.
Do phân tử kháng thể có hóa trị hai, kháng nguyên có nhiều quyết định kháng nguyên, nên phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể có thể tạo thành mạng lưới Marrack.
1.6. Các lớp kháng thể
- Tên của các lớp:
Kháng thể dịch thể được chia thành năm lớp: IgG, IgA, IgM, IgD và IgE. Tên của lớp dựa theo tên của chuỗi nặng.
Bảng 3.1. Tên các chuổi nặng và chuổi nhẹ của các lớp Ig
Các lớp còn được chia thành dưới lớp:
IgG: IgG1, IgG2, IgG3, IgG4 trong đó các chuỗi nặng lần lượt là gamma 1, gamma 2, gamma 3, gamma 4.
IgA: IgA1, IgA2 tùy theo chuỗi nặng là alpha 1 và alpha 2.
- Đặc điểm về cấu trúc của các lớp:
IgG ở dạng monome đơn phân tử, trọng lượng là 150000 (chuỗi nhẹ kappa hoặc lamda là 25000, chuỗi nặng gamma là 50000).
IgA có 2 dạng: dạng monome đơn phân tử, trọng lượng là 160000, dạng dime nhị phân thường có trong dịch tiết gọi là IgA tiết (slgA, secretoire: tiết).
IgD ở dạng đơn phân tử trọng lượng 175000. IgE ở dạng đơn phân tử trọng lượng là 190000.
Các immunoglobulin khác nhau về chuỗi nặng: về tỉ lệ % gluxit và đặc biệt là khác nhau ở đoạn Fc liên quan đến chức năng của từng immunoglobulin.
2. Cấu trúc chi tiết
Nội dung phần này chỉ đề cập tới các CDR (CDR: Complementarity Determining Region) của vùng siêu biến.
Vùng siêu biến của chuỗi nặng cũng như chuỗi nhẹ có cấu trúc không gian đặc biệt, giúp cho kháng thể kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên. Tại đó, mỗi chuỗi polypeptit uốn khúc thành những vòng cung tham gia vào vị trí kết hợp với quyết định kháng nguyên gọi là các CDR.
Trên chuỗi nhẹ, CDR 1 gồm các axit amin có số thứ tự từ 28 đến 31, CDR 2 từ 55 đến 65, CDR 3 từ 90 đến 95. Trên chuỗi nặng, CDR 1 gồm các axit amin có số thứ tự từ 30 - 33, CDR 2 từ 51 đến 68, CDR 3 từ 102 đến 107.
Ba CDR của chuỗi nhẹ cùng với ba CDR của chuỗi nặng tạo thành một cấu trúc không gian như là một ổ khóa, mà chìa khóa chính là quyết định kháng nguyên.
Vùng lõm giữa các CDR gọi là paratop, quyết định kháng nguyên gọi là epitop.
3. Tính chất của các lớp kháng thể
Bảng 3.2. Tính chất của các lớp kháng thể