Sự giao hoà giữa âm điệu của lòng người và ám thanh của ngoại giớ

Một phần của tài liệu Một nỗi niềm tha thiết với cuộc đời (Trang 77)

II. Nhạc điệu thơ

2. Sự giao hoà giữa âm điệu của lòng người và ám thanh của ngoại giớ

tìm những giấc mộng của cuộc đời mình.

2. Sự giao hoà giữa âm điệu của lòng người và ám thanh của ngoạigiới giới

Nếu Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ là thanh âm của ngoại giới nhập

vào hồn người, thì ngược lại Tiếng thu là tiếng nói của hồn người nhập vào

ngoại giới.

Trở lại với thi phẩm Tiếng thu, đó là bản hòa âm của những âm thành

huyền diệu: cái thổn thức của mùa thu cũng là cái thổn thức trong lòng người

cô phụ cái rạo rực của lòng người cũng là cái rạo rực của đất trời, cỏ cây

trong đêm thu, cái xào xạc của lá thu cũng là âm thanh trầm đục của nỗi chờ

trông mòn mỏi hình bóng người chinh phu trong lòng người cô phụ. Tiếng

thu là kết âm của tất cả những âm thanh thổn thức, rạo rực, xào xạc ấy, là

tiếng vọng của một tâm hồn cô đơn không tìm được sự sẻ chia. Cái ngơ ngác

của chú nai kia chính là cái ngơ ngác của nhà thơ trước cuộc đời vắng lạnh.

Cảnh ngộ ấy được Vũ Hoàng Chương than thở:

Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh

(Phương xa)

Không bi quan, tuyệt vọng như Vũ Hoàng Chương, nhưng đây cũng là một quan niệm quen thuộc của thơ lãng mạng- nhà thơ cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời.

Tiếng thu là tiếng nói nội cảm. Nhạc điệu của Tiếng thu là nhạc điệu bên trong với những rung động thầm kín của những tình cảm tế vi tương ứng với điệu hồn sầu mộng của thi nhân. Bởi thế mà nsười đọc ít gặp trong thơ Lưu Trọng Lư những từ tượng hình, tượng thanh, những điệp từ, điệp ngữ,

đối ngẫu - những chất liệu tạo nên nhạc điệu thi ca. Nhạc điệu của Tiếng thu

được tạo nên bởi những rung động trực tiếp của hồn người (Một mùa đông,

Mưa... mưa mãi, Còn chi nữa, Xuân về, Trường hận, Núi xa...). Vì thế,

lắng nghe Tiếng thu không phải bằng thính giác mà phải lắng nghe bằng sự

nhạy bén của cả tâm hồn. Trong Núi xa nếu như nghe bằng thính giác ta chỉ

có thể nghe được tiếng chuông chùa gióng giả giữa thinh không và tiếng gà trưa gáy văng vẳng trong thôn vắng.

Núi xa nhà vắng mưa mau

Mênh mông cồn cát trắng phau ngõ dừa Trong thôn vẳng tiếng gà trưa Lắng nghe đúng ngọ chuông chùa...

...nện không

Bằng thi cảm, nhà thơ nghe được sau những âm thanh ấy niềm tha hương cất lên văng vẳng nghe xa vắng mà não nề, tê tái. Hai tiếng nện không ngắt riêng một dòng rồi buông lửng làm cho nỗi buồn hồi cố tỏa ra mênh mang mà như rơi xuống một hố sâu hun hút. Lòng người chùng xuống khi bản nhạc thu

như lặng đi trước nỗi sầu tê tái.

Thi nhân xưa suy ngẫm: Người buổn cảnh có vui đâu...(Nguyền Du). Đó

cũng là nỗi niềm của cái tôi trữ tình trong (Mưa... Mưa mãi). Với nhịp thơ

mang âm hưởng của tiếng mưa rơi, nỗi buồn thương của chủ thể thật thấm thía nhưng cũng thật thơ mộng như có sức tràn lan khắp bầu trời, mặt đất,

Mưa mãi mưa hoài ! Lòng biết thương ai !

Trăng lạnh về non không trở lại Mưa chi mưa mãi

Nào nhớ nhung hoài ! Nào biết nhớ nhung ai...

Câu thơ 5 chữ co dãn theo cảm xúc của nhân vật trữ tình, với những dấu chấm cảm được buông liên tiếp như tiếng nức nở của lòng người. Lòng người và ngoại cảnh có sự va đập qua lại. Mưa gợi nỗi nhớ nhung hoang vắng trong lòng người. Nỗi buồn thương của hồn người khiến cho những giọt mưa như

kéo dài lê thê, đầm đìa như nước mắt. Nhạc điệu của mưa vì thế mà gợi

thương gợi nhớ đến não nùng. Nhạc điệu ấy cứ ngân nga trong cõi đất trời,

thẩm thấu đáy hồn tác giả Tiếng thu, đưa thi nhân trở về với những giai điệu

mượt mà, man mác của quê hương xứ sở.

Một phần của tài liệu Một nỗi niềm tha thiết với cuộc đời (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w