II. Hình tượng thế giới mộng
1. Nhận xét chung
Là người có công đầu trong việc cách tân và phát triển nền thơ dân tộc, ngay từ khi mới xuất hiện trong làng thơ, Lưu Trọng Lư đã tìm cho mình một điệu riêng, một cách thể hiện mới mẻ.
Cũng như một số nhà thơ mới lớp đầu, Lưu Trọng Lư đã từ giai đoạn cũ đi đến, tâm hồn mang nhiều ảnh hưởng cũ, nhất là ảnh hưởng của Tản Đà. Điều đó tạo nên ở thơ Lưu Trọng Lư một cốt cách tài tử in đậm vào thi hứng.
Với xu hướng đề cao những giá trị cũ, Lưu Trọng Lưu đã chủ trương xây dựng một nền thơ mới trên cơ sở truyền thống thơ ca cũ nhưng với tinh thần đổi mới, phá vỡ những trói buộc của thơ cũ, để tình cảm dồi dào trăm hình ngàn trạng của con Người mới được bộc lộ tự do theo điệu tự nhiên.
Với một tinh thần như thế, Lưu Trọng Lư vẫn sử dụng các thể thơ cũ. Theo thống kê về phương diện thể thơ ở tập Tiếng thu, ta nhận thấy trong 52 thi phẩm có những thể sau:
- Thơ ngũ ngôn: (2 bài) - Một mùa đông, Trăng lên.
- Thơ thất ngôn: (24 bài) - Hôm qua, Nắng mới, Đan áo, Lá mồng tơi,
Mộng chiều hè, Túp lều cỏ, Khi thu rụng lá, Một chút tình, Tình điên, Hoa xoan, Thuyền mộng, Lá bàng rơi, Đợi, Mây trắng, Chiều cổ, Điệu huyền, Khi yêu, Chia ly, Hương lòng, Cảnh thiên đường, Chiếc cáng điều, Lại uống, Bâng khuâng.
- Thơ 4 chữ: (1 bài)- Chị em.
- Từ khúc: (3 bài) - Hoàng hôn, Xuân về, Trưởng hận.
lên.
- Song thất lục bát: (2 bài) - Giang hồ, Thơ sầu rụng. - Những bài thơ phối hợp các thể:
+ Phối hợp các thể (7 bài): Sứ giả, Còn chi nữa, Một mùa đông, Thú
đau thương, Ngày xưa, Vắng chàng, Im lặng.
+ Thơ tự do (8 bài): Mưa, Gió, Hoa bên đường, Xin rước cô em, Lòng cô phụ, Hồn nghệ sĩ, Trên bãi biển, Điệu hát lẳng lơ.
Qua đây, chúng tôi có nhận xét như sau:
Trong 52 thi phẩm của tập thơ, Lưu Trọng Lư đã viết 36 bài theo các thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, chiếm khoảng 69,2%, 8 bài viết theo các thể thơ dân tộc chiếm khoảng 15,4%, 8 bài viết theo thể tự do chiếm khoảng 15,4%. Bên cạnh đó, thể thơ 8 chữ được coi là một sáng tạo của thơ mới trên cợ sở là thể hát nói - một thể thơ phổ biến của các nhà thơ trong phong trào thơ mới (kể cả những nhà thơ thuộc lớp đầu như Thế Lữ). Ở Lưu Trọng Lư có ít và nếu có sử dụng chỉ là kết hợp một số câu trong một số bài (Trên bãi
biển, Trường hận, Lòng cô phụ, Một mùa đông, Im lặng.
Như thế, về căn bản Lưu Trọng Lư vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống mà văn học Trung đại vẫn thường dùng. Thơ ông cũng có xu hướng tìm về với các thể thơ ca dân gian (kể cả Việt Nam và Trung Quốc).
2. Truyền thống và cách tân trong việc sử dụng một số thể thơ tiêubiểu ở Tiếng thu