II. Hình tượng thế giới mộng
1. Thời gian mộng
1.2. Thời gian hiện tại gắn với trạng thái sầu đau, đổ vỡ, trống rỗng
Thời gian hiện tại trong Tiếng thu thưởng gắn với trạng thái tỉnh mộng. Do đó, trở về với thời gian hiện tại, tâm trạng của nhân vật trữ tình là sầu đau, đổ vỡ và trống rỗng.
Thời gian nghệ thuật trong Tiếng thu luôn có sự đối sánh giữa hiện tại và quá khứ (Nắng mới, Hôm qua, Mộng chiều hè, Còn chi nữa, Ngày xưa,
Một mùa đông...). Âm vang của những bài thơ kết cấu kiểu này là những lời
thơ tha thiết và đầy tiếc nuối. Quá vãng là ánh trăng vàng mơ trên làn tóc rối. Hiện tại là Giờ đây hoa hoang dại/ Bên sông rụng tơi bởi. Quá vãng là nắng
reo ngoài nội. Hiện tại là Xao xác gà trưa gáy não nùng. Quá vãng là khi tiên
nữ còn Ngày tháng triền miên! Những giấc mơ đẹp nơi lâm tuyền. Hiện tại là
Nàng buồn rụng hết tóc! Mỗi chiều ra vườn khóc...đắm mình trong dòng thời
trả thi nhân về với thực tế phũ phàng. Người thấy bàng hoàng ngơ ngác như lạc vào thế giới khác. Chỉ còn lại những tiếng than đầy tiếc nuối Than ôi
mộng đẹp biến đi rồi! Tất cả là đổ vỡ: Dưới nước lâu đài tan tác vỡ! Trên bờ trơ lại giấc mơ tàn. Hiện tại nhiều đau thương đã gieo vào thơ Lưu Trọng Lư
nhiều nỗi sầu đến tuyệt vọng.
Với thi sĩ đa tình, tình yêu không những là cảm hứng duy nhất, tình yêu còn là lẽ sống ở đời. Khi Đã qua rồi mùa ân ái/ Đàn sếu đã sang sông (Một
mùa đông), khi rượu nồng chẳng còn kề môi, người yêu đi lấy chồng, quá
vãng chỉ còn là một giấc mơ, hiện tại trở nên chỉ còn là ôm ấp những kỷ niệm xót lòng. Thi sĩ cảm thấy tất cả chỉ là hư vô, cõi lòng trở nên trống rỗng và vô nghĩa lý (Tình điên) thậm chí không còn cảm thấy nỗi đau cứa vào da thịt: Ta
dí đôi tay vào miếng kính! Giật mình quên hết nỗi đau thương. Có khi như lạc
vào một thế giới với những vong hồn lang thang để: Đốt trầm hương cũ chở ma dạo đàn (Giang hồ). Thi sĩ đến tận cùng của nỗi cô đơn để sẻ chia với những vong hồn chung số phận bởi trở về là lại gặp thực tế đau lòng. Người cũ đã khuất non sông chỉ còn lại chút dư âm ngày cũ: Phím đàn long dây đã
rỉ rền/ Còn nguyên trên gỗ ghi tên họ người. Tất cả đã phủ màu rêu phong,
tang tóc:
Họa còn chút trong thuyền dấu cũ Cây đờn tranh ủ mốc trên phên
Giang hồ
Tiếng đàn xưa chỉ là một nỗi ám ảnh cho người ở lại thêm xót lòng mà tưởng nhớ lại những giây phút nồng nàn đã qua.
Cũng như thời gian quá vãng, thời gian hiện tại trong Tiếng thu cũng được ghi dấu bởi những dấu ấn giờ đây, đêm nay, hôm nay, một sớm mai... với những hình ảnh cụ thể mang sắc thái thời gian hiện tại. Tuy nhiên thời
gian hiện tại trong Tiếng thu cũng nhuốm màu mộng ảo. Hồn thi nhân chập chờn đau đớn bởi những cơn mơ, những cuộc tình có thực hoặc không có thực trong đời. Bởi những bóng hình đã qua có khi không xác định mà là người em
gái nhỏ, cô gái xứ Chiêm thành, người kỹ nữ, người nghệ sĩ, tiên nữ... nhưng
dù có hay không đó cũng vẫn là những nỗi đau thành thực của một tâm hồn giàu đắm say. Nhân vật trữ tình luôn ý thức sâu sắc, hiện tại chỉ là đổ vỡ, là còn chi nữa. Và như thế, từ hiện tại thi nhân vẫn vọng về quá khứ, buông những dấu hỏi đầy tiếc nuối: Còn đâu?, Còn chi ? Trong hiện tại, quá khứ vẫn hiện lên rực rỡ với tiếng reo của nắng, tiếng ngân của gió, tiếng rạt rào của sóng và cái huyền diệu của ánh trăng, của những mối tình đắm say mộng ảo. Hồn người thơ vì thế vẫn ru về nơi miền xa xôi ấy mà thở than, nuối tiếc.