Dòng sông, bến nước, con thuyền

Một phần của tài liệu Một nỗi niềm tha thiết với cuộc đời (Trang 54)

II. Hình tượng thế giới mộng

2. Không gian mộng

2.2. Dòng sông, bến nước, con thuyền

Để thể hiện nỗi sầu ly biệt, những gặp gỡ, hẹn hò rồi cách trở xa xôi trong tình ái - một mô típ quen thuộc của thơ ca lãng mạn, Lưu Trọng Lư đã tìm đến không gian sông nước - một không gian đẫm kỷ niệm nhưng cũng đầy nhớ nhung, chia biệt.

Trong Tiếng thu không có một dòng Tràng Giang buồn điệp điệp như Huy Cận, không có cái lưu luyến tiễn đưa như ở Bến sông đưa khách của Thế Lữ, cái dứt tình đậm màu bâng khuâng khó hiểu kiểu Thâm Tâm. Dòng

sông, bến nước của Lưu Trọng Lư đơn giản chỉ là nơi gặp gỡ, tình tự, chia ly, con thuyền trong thơ Lưu Trọng Lư là thuyền mộng, thuyền chở ái, chở ân, chở những cuộc tình đi về bến mơ.

Không gian dòng sông, bến nước, con thuyền trở đi trở lại nhiều lần trong 52 thi phẩm của tập Tiếng thu, mở ra một không gian rộng, vừa tĩnh tại, vừa vận động. Cái tĩnh tại của hai bờ, cái chảy trôi, vận động của dòng nước, con thuyền trở thành một không gian đặc trưng đưa tâm trạng của nhân vật trữ tình trôi vào cõi mộng.

Song, điều đặc biệt là, với Lưu Trọng Lư những miền không gian cụ thể trần thế ấy lại nhuốm sắc màu của tiên cảnh. Đó là sông Ngân, là bến Trúc

Lang, bến sông Ngân, bến Hoa Giang, Bến cũ em ngồi quay tơ... Nó không

phải là bến trần gian cụ thể nào mà là nơi sông nước xa xôi cho thi nhân ghé con thuyền mộng, là bến mộng để hồn thi sĩ giang hồ đến rồi lại ra đi.

Trong ca dao xưa, dòng sông, bến nước, con đò là hình ảnh của quê hương đợi chờ, vẫy gọi người ra đi trở lại. Trong Tiếng thu dòng sông, bến nước cũng là không gian của nơi tình yêu đến và đi: Hôm qua bạn ạ ta chiêm bao/ Gò ngựa bên sông dưới gốc đào (Hôm qua).

Không gian sông ở đây là không gian của chiêm bao tưởng tượng, đẹp và thơ như một miền cổ tích. Nhưng có khi không gian ấy lại chứng kiến nỗi đau chia lìa, mất mát của tình yêu (Một mùa đông).

Không gian ấy trở thành không gian tâm trạng của nhân vật trữ tình ôm trong lòng nỗi sầu vỡ mộng:

Giờ đây hoa hoang dại Bên sông rụng tơi bời. Lòng anh giờ rơi rụng

Bên sông ngày tàn rơi

(Một mùa đông)

Một khoảng không gian tàn tạ, hoang vắng bởi nỗi đau tình vỡ.

Cũng như dòng sông, bến nước cũng là nơi gặp gỡ và chia lìa giữa lữ khách và giai nhân. Họ gặp nhau trong một không gian đẫm mộng: Mời em

lên ngựa với anh/ Nương theo bãi sây qua ghềnh suối Mây (Suối Mây).

Không gian thần tiên ấy được mở rộng, đưa Người du khách cùng tình nương trôi vào bến mộng cùng với những giấc mơ tình ái êm đềm hạnh phúc trên những con thuyền mộng trong Túp lều cỏ:

Buổi mai kia một cặp uyên ương Nhắm bên Ngân Sơn ghé con thuyền

Bến nước giờ trở thành nơi neo đậu của con thuyền tình ái:

Nào hay đã nặng tình với bến Ngày một ngày hai thuyền đậu yên

Khi du khách ra đi, tình không ở lại, không gian ấy lại trở nên mù xám, tàn tạ: Dưới nước lâu đài tan tác vỡ/ Bên bờ trở lại giấc mơ tàn (Mộng chiều

hè).

Trong Điệu huyền không gian sông nước trở thành điểm hẹn cho nỗi nhớ đưa cô dâu trở về giấc mộng quê mẹ: Có cô dâu mới nhìn sông nước/ Sực nhớ

quê nhà giọt lệ tuôn.

Bến nước đã trở thành bến nhớ, bến đợi, bến mong mang nỗi sầu nghiệp dĩ của người cô phụ: Tình yêu không ghé bến sầu/ Như đêm thiếu phụ bên lầu

không trăng (Một mùa đông).

của những vần thơ sầu mộng mênh mang:

Chiều sương rừng tím lệ muôn hàng San sát ghe đầy bến Trúc Lang Cây nước say theo người tráng sĩ Con đò quên cả chuyên sang ngang

(Chiều cổ)

Bao bọc lấy hồn người tráng sĩ là một không gian huyền hoặc. Bến nước giờ là bến mộng, con đò cũng trở thành con thuyền mộng thẫn thở theo hồn người lữ khách quên cả chuyến sang ngang. Trước sóng nước mênh mang, hồn người thi sĩ trùng xuống, trút bỏ mọi sầu lo để say sưa trong cõi mộng.

Không gian dòng sông, bến nước, con thuyên là một không gian mang tính biểu tượng, gắn với những giấc mơ tình ái, giấc mộng giang hồ, phiêu diêu, khoáng đạt của thi nhân. Vì thế không gian trong Tiếng thu là một không gian mang đậm tính truyền thống. Với những thi liệu vốn có trong thơ cổ điển, Lưu Trọng Lư đã tiếp tục khai thác chất lãng mạn, bay bổng và đẩy nó đến một không gian mới, mang vẻ đẹp thần tiên của một tâm hồn mộng.

2.3. Mây

Trong không gian mênh mông của sông nước, ở một số thi phẩm Lưu Trọng Lư mở rộng thêm không gian Mây (Sứ giả, Thuyền mộng, Mây trắng,

Một mùa đông...). Đó là một không gian mở, ta vẫn thưởng gặp trong những

bức tranh thiên nhiên của thơ ca lãng mạn. Không gian này đem đến cho bức tranh thiên nhiên Tiếng thu một vẻ đẹp khoáng đạt với tầm cao, bề rộng, chiều sâu thăm thẳm - một không gian mang tầm vũ trụ cho hồn mộng thi nhân mặc sức phiêu diêu.

Thẳm xa, xa thẳm một màu lơ Nhìn mây thẳm trởi xa chóng mắt Van nàng cắm lại chiếc thuyền mơ

(Thuyên mộng)

Một không gian chất đầy mộng, không phải không gian của cõi thực mà là không gian nơi tiên cảnh đưa du khách và giai nhàn đến bến mơ:

Bập bềnh vẫn trôi trên mây bạc Thuyền trôi đã quá giải Ngân Hà Giật mình nàng nhìn ta ngơ ngác Không biết còn trôi bến nào xa

(Thuyền mộng)

Trong một bài thơ khác, du khách cùng tình nương lại Cùng nhau phiêu

dạt! Nơi nghìn trùng man mác để hồn thơ trải rộng, tan biến vào không gian

thăm thẳm ấy Như hai làn mây biếc/ cùng tan nơi mở mịt (Xin rước cô em). Mây trong Tiếng thu có khi lại chỉ là một không gian gợi nhớ đến một mối tình trong mộng (Lại nhớ, Trên bãi biển). Là nơi cho buồn xưa trú ngụ

(Mây trắng). Trong Một mùa đông cái lang thang phiêu lãng của mây lại

chính là cái lang thang của lòng người thi sĩ chơi vơi theo cánh gió Em là gái

trong khung cửa/ Anh là mây bốn phương trời.

Cùng với không gian dòng sông, bến nước, con đò - những không gian xinh xắn, không gian mây - một không gian khoáng đạt đã trả lại cho thiên nhiên trong Tiếng thu vẻ đẹp hài hòa, thơ mộng vốn có của nó. Không gian này, thêm một lần chắp cánh cho hồn thơ bay vào cõi mộng.

không gian và thời gian mộng làm nên một chỉnh thể thế giới nghệ thuật

Tiếng thu. Thế giới hình tượng ấy khi mơ màng, hư ảo, khi đắm say, khi sầu

muộn, khi tươi sáng trong trẻo, lúc lại mù xám, não nề. Song tất cả được bao phủ bởi không khí bàng bạc, huyền hồ của một hồn thơ mơ màng. Luôn là chốn đi về của những tâm hồn sầu mộng.

Chương III - MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT I. Thể thơ

Một phần của tài liệu Một nỗi niềm tha thiết với cuộc đời (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w