3. Hình tượng người phụ nữ
3.1. Bóng giai nhân
Trong lời bạt của tập Tiếng thu, Lưu Trọng Lư đã viết về họ bằng những lời diễm lệ: "Đôi mắt của họ trong trẻo, hiền lành như bến thu. Tiếng nói của
họ vẫn là nhạc điệu của những nhạc điệu. Họ đã đến với tôi trong cuộc đời hay trong giấc mộng. Khi từ biệt, họ đã để lại bên làn gối của ta, một ít hương sắc của tiên nga, một ít khí vị thanh tân của những cây cỏ mới chồi mọc, một ít trong trẻo và vui vẻ của tuổi niên hoa..., và làm cho ta, thân đã bị đày xuống một cuộc đời nhọc nhằn đau khổ mà bao giờ cũng như phảng phất nhớ tiếc một cảnh hoa lệ ngày xưa, một cảnh hoa lệ mà mình đã được hưởng
hình như trong một kiếp trước" [30.98]. Những bóng hình ấy trở thành nỗi sầu
mộng của hồn thi nhân. Họ đã đến và có mặt trong hầu hết các thi phẩm của
Tiếng thu. Khảo sát tập thơ, trong 52 thi phẩm thì có tới 43 thi phẩm người
phụ nữ là cội nguồn của cảm xúc.
Trong tình yêu họ trở nên một cái gì đó như là thần tượng:
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em.
(Trăng lên)
Là hình ảnh lộng lẫy của người sơn nữ trong Hôm qua: Lộng lẫy trong
màu xiêm áo biếc! Như nàng tiên nữ động Quỳnh Diêu. Là vẻ mơ màng người
con gái quay tơ bên bến cũ: Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng, là vẻ nõn nường người thiếu nữ trong Lá mồng tơi: Mồng tơi úa đỏ đôi tay nõn! Cô bé
nhìn tay nhí nhảnh cười. Là cái trinh trắng, ngây thơ trong (Tình điên). Nàng
cũng là giai nhân bên song cửa (Một mùa đông). Dù là ai đi nữa, rút cục cũng chỉ là bóng dáng người em sầu mộng của muôn đời - đối tượng của hồn thi nhân hướng tới, linh hồn của những bản tình ca diệu vợi u sầu. Họ đến trong thơ Lư như đi giữa một lớp sương mờ ảo ảnh, không có chân dung với những nét cụ thể, hữu hình mà nhà thơ gọi bằng nàng, em, cô em, người con gái, tiên nữ, giai nhân... Đôi khi thi sĩ cũng gọi nàng bằng một cái tên cụ thể: Vân - Vân nương - người con gái mây chiều mà thi sĩ đã:
Theo dấu chim xanh Rẽ lối trời tình Cây cùng làn gió Về nơi Vân ở
Người thơ cất tiếng gọi thảng thốt Vân nương hỡi Vân nương ! Tiếng gọi rơi vào miền hư không, lòng thi sĩ vỡ ra như cơn mưa chiều vì thất vọng, hóa
ra đó chỉ là mộng tưởng. ,
Lại có khi thi sĩ ngồi trên bờ biển, lấy ngón tay viết tên nàng trên cát sóng xóa dần tất cả chỉ còn là ảo tưởng hão huyền. Thi sĩ thốt lên chua chát:
Cuộc trăm năm đừng cố đa mang Tình nhân chung kiếp dã tràng.
(Trên bãi biển)
Thi nhân thường khám phá vẻ đẹp của những giai nhân bằng một vài đường nét: đôi mắt, mái tóc, làn môi, nụ cười... Song những nét chấm phá ấy cũng huyền hồ, hư ảo.
Mái tóc:
- Sớm vin cành liễu so màu tóc
(Lá bàng rơi)
- Bên đường tha thướt mớ tóc mây
(Im lặng)
- Đậu cả mái tốc sầu
(Ngày xưa)
- Nghiêng nghiêng mái tốc hương nồng
(Một mùa đông)
Đôi mắt:
- Đôi mắt em say màu sán lạn
- Mắt buồn vời vợi Hỏi gì không nói
(Ngày xưa)
- Đôi mắt. em lặng buồn Nhìn thôi mà chẳng nối
(Một mùa đông)
Khuôn mặt:
- Nửa vạt sầu che vội mặt hoa
(Sứ giả)
- Mặt hoa lảng đảng như lồng dưới trăng
(Giang hồ)
Làn môi:
Môi em đượm sặc mùi nho tươi Đôi má hồng em chúm nụ cười
(Một mùa đông)
Ở Trăng lên những nét miêu tả đậm hơn một chút nhưng cũng không phải là những chi tiết chân dung mà những nét rất huyền hồ ẩn hiện sau bức tranh thu:
Vừng trăng lên mái tóc mây Một hồn thu lạnh mơ say hương nồng
Mắt em là một dòng sông
Trăng thu tĩnh mịch, hương thu say nồng, dòng sông lấp lánh, con thuyền lặng lẽ trôi... Không chỉ có vậy, hình ảnh thơ ở đây còn có tính chất lưỡng diện. Ẩn hiện sau màn sương thu là hình ảnh một người đẹp nằm vén mái tóc mây, lộ vẻ đẹp lộng lẫy như trăng rằm, làm cho người bạn tình đang cúi xuống khuôn mặt nàng phải lặng lẽ mà say về hương về sắc (Vũ Ngọc Phan). Đọc áng thơ này nhà phê bình phải thốt lên: Thật là đầy tình và mộng, thật là
thanh cao, tuyệt bút. Có lẽ trong Tiếng thu đây là trường hợp duy nhất hình
ảnh giai nhân được miêu tả một cách đặc biệt như vậy. Đến Dương Quý Phi, một tuyệt thế giai nhân cũng được thi sĩ tả bằng những nét huyền hồ, hư ảo:
Nửa vạt sầu che vội mặt hoa. Nói như Đặng Tiến, đây là cách miêu tả "một nhan sắc không có chân dung" [15.25] khiến người ta luôn say đắm, mơ
tưởng.
Cùng viết về những giai nhân, đối với Thế Lữ Vườn trần gian không cố
gì thắm tươi hơn thiếu nữ. Vì thế, người đẹp trong thơ Thế Lữ thường mang
vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng với những nét vẽ trìu mến:
Trên vầng trán ngây thơ trong sáng Vẩn vơ qua một áng hương buồn Đôi mắt cô em như say như đắm Như buồn in hình ảnh ước mơ xa
Gần với Thế Lữ, say mê vẻ đẹp của người thiếu nữ, Lưu Trọng Lư không chỉ tìm ý thơ trong tình yêu với một bóng hình, mà trong thơ ông thấp thoáng rất nhiều bóng hình giai nhân. Mỗi giai nhân đi qua đời hay trí tưởng tượng của người thơ đều để lại chút hương ân ái và chút tình lưu luyến:
Em có nhớ chăng ngày hạ thắm Tình anh lưu luyến một bên lòng
(Khi thu rụng lá)
Đối với Thế Lữ, con người không lỡ lìa giấc mộng nên thơ của thời trước, những giai nhân không đủ thân mật để thi nhân gọi bằng em mà chỉ dùng hai tiếng cô em, nghe lẳng lơ mà xa vời thiếu tình ấm áp. Với Lưu Trọng Lư vẫn ảnh hưởng một chút xưa, có khi vẫn gọi họ bằng cô em (Xin
rước cô em; Khi thu rụng lá) song gần gũi, thân mật và ấm nồng hơn, thi sĩ
gọi họ bằng em, cô bé, nànẹ, thiếu nữ, giai nhân... xưng là anh ngọt ngào, gần gũi.
Với một cảm quan thiên về những vẻ đẹp mang tính thân phận của người phụ nữ, những người phụ nữ trong bức tranh thơ của Lưu Trọng Lư không chỉ mang vẻ đẹp diễm lệ của Tiên nga xõa tốc bên nguồn (Thế Lữ) mà người đẹp trong thơ Lưu Trọng Lư luôn mang vẻ đẹp u sầu của những giai nhân bên song cửa, mang tâm trạng của người cô phụ vọng phu với những tình cảm mang tính chất trần thế, cùng những nỗi đau rất thành thực và khát vọng rất nhàn bản. (Tiếng thu, Tiếng hát đò đưa, vắng chàng, Hoa xoan, Dặn em...). Giai nhân trong Tiếng thu luôn mang nặng nỗi u sầu đầy dự cảm như là nghiệp dĩ, xét đến cùng đó cũng là nỗi niềm của cái tôi trữ tình Tiếng thu.