3. Hình tượng người phụ nữ
3.2. Những thân phận bất hạnh
Với Lưu Trọng Lư cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội đảo điên thời đó mong manh như thân kiếp của cái đẹp Sống một kiếp vạn người
thương. Thi nhân đã viết về họ bằng niềm thi cảm mênh mông vời vợi và sự
tri âm da diết. Vì trong thân phận mong manh yếu đuối của họ, thi nhân thấy cả cái nhỏ bé, cô độc của mình.
Xuân Diệu với Lời kỹ nữ đã cảm nhận được nỗi cô đơn thấm thía của người kỹ nữ. Nỗi cô đơn kinh khủng của lòng người, một nỗi cô đơn tự mình không chịu đựng nổi nhưng cũng không thể chia sẻ cùng ai. Nàng run rẩy:
Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo Trồi đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da
Mang trong lòng nổi sầu như biển lớn, trước cảnh trăng thanh gió lạnh, người kỹ nữ đáng thương mời mọc khách lãng du ở lại, song hạnh phúc của nàng thật là mong manh ngắn ngủi. Đêm khuya, tỉnh dậy nàng chỉ còn lại một minh, tiếp tục với nỗi cô đơn tê lạnh giữa cuộc đời băng giá Xao xác tiếng gàỉ
trăng ngà lạnh buốt.
Cùng niềm thi cảm ấy, người kỹ nữ trong Giang hồ của Lưu Trọng Lư cũng mang nỗi cô đơn buốt lạnh, cũng một tư thế chủ động với lời mời tha thiết, nhuốm buồn:
Mời anh cạn hết chén này
Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn
Cho dù chén rượu ấy được đón nhận và chút tình tội nghiệp ấy cũng làm vơi đi nỗi niềm của người sương gió trong giây lát, thì nàng vẫn mang nỗi cô đơn não nùng tê tái:
Chừ đây đêm hãy đầy sưmg
Con thuyền còn buộc trăng buông lạnh lùng Chừ đây trăng nước não nùng
Chừ đây hoa cỏ bên sông rũ buồn.
Nỗi cô đơn ám ảnh nàng ngay cả trong những giây nồng đượm nhất:
Rồi trong những phút giây lâu Mắt sầu gợn sóng lòng đau rộn tình.
Chút tình ấy cũng chỉ ở lại với nàng trong giây lát Trông nàng đã nhạt
nồng nàng dâng bị khước từ. Còn lại ê chề với nỗi đau thân xác và tâm hồn, nàng đã đi đến tận cùng của nỗi thất vọng:
Một đi lìa cửa lìa nhà
Nắm xương tàn lạnh phương xa gửi nhớ
Thân phận của nàng để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh về một kiếp người bạc mệnh. Cùng viết về người kỹ nữ song Người kỹ nữ trong Giang hồ
của Lưu Trọng Lư gây xúc động thấm thìa hơn bởi những lời thơ thành thực, cảm động.
Trong Hồn nghệ sĩ nàng Ly Dao một mình ngồi bến Hoa giang khóc
trăng sầu cũng mang tâm sự chung của cả một lớp người - Người nghệ sĩ
trong xã hội đương thời. Họ luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng: Huy Cận với
Chiếc linh hồn nhỏ/ mang mang thiên cổ sầu. Vũ Hoàng Chương tự cảm thấy
mình là đứa con lạc loài, bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh. Thế Lữ như một kẻ bộ hành ngơ ngác, Xuân Diệu như Con nai bị chiều đánh lưới. Nàng Ly Dao trong thơ của Con nai vàng ngơ ngác mang một kiếp thương vay khóc mướn cho thiên hạ vẫn đêm đêm Một mình ta tuôn thầm dòng lệ nơi bến Hoa Giang để kiếm tìm một tri âm ngay cả khi thân xác đã tiêu tan chỉ còn lại là một vong hồn vất vưởng.
Trong Tiếng thu hình ảnh người phụ nữ mang thân kiếp long đong đem lại sự rung cảm sâu xa cho người đọc cũng là bởi những hình ảnh đó còn là biểu hiện của sự gắn bó máu thịt với thi sĩ. Nỗi đau, nỗi bất hạnh của họ cũng chính là niềm day dứt khôn nguôi theo suốt cuộc đời thi nhân. Hình ảnh người mẹ, người chị trong Tiếng thu chính là biểu hiện cụ thể của nguồn xúc cảm ấy.
Trong 52 thi phẩm của Tiếng thu chỉ duy nhất một lần hình ảnh người mẹ hiện lên trong Nắng mới:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song Xao xác gà trưa gáy não nùng Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không...
Người mẹ hiện lên trong hoài niệm với khuôn mặt, nụ cười đáng yêu, đáng kính. Với câu thơ rất tạo hình: Nét cười đen nhánh sau tay áo, chân dung người mẹ hiện lên sáng ngời, đậm nét. Không phải là miệng cười hay nụ
cười mà là nét cười. Hình ảnh thơ bỗng sắc, bỗng nét hơn, gợi sự tương thích
với câu thơ viết về những cô gái Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm sau này:
Những cô hàng xóm răng đen/ Cười như mùa thu tỏa nắng (Bên kia sông Đuống). Mẹ mang vẻ mặn mà của người phụ nữ xưa - Hàm răng nhuộm đen
đều đặn và ánh lên mỗi khi mẹ cười. Nét cười ấy kín đáo, duyên dáng hơn khi nép sau tay áo. Chỉ thấp thóang thế thôi song hình ảnh ấy khảm khắc trong tâm trí của đứa trẻ lên mười cùng với sắc đỏ của chiếc áo mẹ phơi. Bài thơ ngắn mà như khái quát cả cuộc đời buồn thương của mẹ. Người mẹ tảo tần cả cuộc đời chỉ có một thứ vũ khí duy nhất là nước mắt mẹ nhẫn chịu cho đến lúc ra đi vẫn còn day dứt mãi câu ca dao:
Ra đi thì sự đã liều
Mưa mai chẳng quản, nắng chiều cũng cam [31]
Cùng với hình ảnh người mẹ, hình ảnh những người chị với thân phận bẽ bàng, buồn tủi cũng trở thành nỗi ngậm ngùi trong thơ Lưu Trọng Lư. Trong
Nửa đêm sực tỉnh, Lưu Trọng Lư đã viết những dòng tâm sự cảm động về
thân phận của hai người chị. Họ đều là nạn nhân của những bi kịch hôn nhân, hạnh phúc với họ là một cái gì đó xa xôi, hư ảo, đây là tâm trạng của họ trước đêm tân hôn:
Mai chị lấy chồng Ở mãi Giang đông Dưới làn mây trắng Cách mấy con sông
Tâm sự của chị mang đầy dự cảm về một thứ hạnh phúc hư ảo bởi:
Chồng chị là ai Chị nào có biết Đợi đến ngày mai Nhìn qua kẽ liếp
Số phận của chị thật trôi nổi, vô định. Chén rượu đào ngày cưới cũng là dấu hiệu của thời xuân sắc đã cạn. Sau ly rượu hồng, mùa xuân, tuổi trẻ vĩnh viễn ra đi chỉ còn lại mùa đông lạnh giá:
Tiễn ngày vui hết Tiễn thời xuân đi
Sinh thời, Lưu Trọng Lư nuôi lòng ái mộ thi hào Nguyễn Du và mang một ảnh hưởng lớn trong cảm quan về người phụ nữ. Với thi sĩ, họ đáng thương nhiều hơn giận. Có lẽ vì thế mà hơn một lần, thi sĩ đã viết những lời chiêu tuyết - minh oan cho nàng Kiều và dành cho nàng sự ái mộ, thương cảm sâu xa. Trong thế giới Tiếng thu cũng là nguồn cảm hứng ấy, người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp mơ màng, diễm lệ với tóc mây, môi thắm, tay nõn, mắt sầu... Cùng thân kiếp lận đận, dang dở có khi thân xác đã tan lìa mà vẫn mang mối hận nghìn thu (Cô gái Chiêm thành) hoặc lang thang với tìm tri âm nơi tình trăng gió mông lung (Hồn thi sĩ, Giang hồ). Với sự cộng tác dung dị và lương thiện của họ, thế giới Tiếng thu mang một vẻ đẹp vấn vương, đầy đắm
say bởi đó là sự hiện diện của cái đẹp, của tình yêu nơi trần thế. Sau Cách mạng Lưu Trọng Lư vẫn tiếp tục say sưa với nguồn cảm hứng này. Song với nhân sinh quan cách mạng của người nghệ sĩ trong thời đại mới, người phụ nữ trong thơ Lưu Trọng Lư tỏa sáng một vẻ đẹp mới, giàu chất hiện thực, vẻ đẹp của những chiến sĩ dũng cảm xả thân vì Tổ quốc nhưng vẫn mang cái dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ. Và dù ở chặng đường nào, hoàn cảnh nào, họ vẫn là hiện thân của cái đẹp, là sự cộng tác đắc lực và hiệu quả nhất đem đến sự thành công cho những sáng tác của Lưu Trọng Lư.