4 Cái tôi thành thực

Một phần của tài liệu Một nỗi niềm tha thiết với cuộc đời (Trang 25)

Phiêu du trong những giấc mơ tình ái, giấc mộng giang hồ, cái tôi trữ tình trong Tiếng thu còn là cái tôi thành thực đến cảm động. Đọc thơ Lưu Trọng Tư, Hoài Thanh đã cảm nhận được thấm thía cái thành thực ấy: "Tôi

biết, có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt giũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn về trang giấy [55. 286]. Đâu đó lại vang lên câu nói của Pascal: "Tưởng kẻ viết là một nhà văn không ngờ lại được gặp một con người" [57.26].

Ta bắt gặp trong Tiếng thu một cái tôi trữ tình thành thực. Thành thực trong nỗi niềm riêng tư, Lưu Trọng Lư đã kể cho ta nghe một cách cảm động những kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo. Đó là kỷ niệm về chiếc cáng xanh những lần theo mẹ mỗi buổi chiều lững thững sườn non, là những rung động buổi đầu đời trước hình ảnh cô bé nhà bên (Lá mồng tơi), mối tình trong mộng với cô gái mang tên mây chiều (Trên bãi biển, Lại nhớ). Đến những băn khoăn về một thế giới siêu hình Vũ trụ ngó bao la! Nên buồn hay nên tủi (Trăng lên). Xuất phát từ nỗi băn khoăn đó, thơ Lưu Trọng Lư mang nặng những suy tư, trăn trở về nỗi đau của kiếp người.

Thơ Lưu Trọng Lư là nỗi đau thành thực của con người. Từ nỗi buồn

xao xác niềm hoài niệm về người mẹ với chiếc áo cổ y và nét cười đen nhánh

trở về mỗi khi nhìn nắng mới (Nắng mới), những suy tư trước số phận những người chị thân yêu (Chị em), cho đến bao nhiêu buồn thương chán nản của cuộc đời đầy phong ba bão táp mà thi sĩ đã nếm trải trên đường đời thi sĩ đều

kể lai một cách cảm động (Một mùa đông, Tình điên, Trường hận, Thú đau

hương, Bâng khuâng...).

Nỗi buồn ấy có khi được giãi bày trực tiếp, đớn đau như cắt vào da thịt:

Ta dí đôi tay vào miếng kính

Giật mình quên hết thú đau thương.

(Tình điên)

Khi rời rụng đến hoang lạnh cả tâm hồn:

Lòng anh đã rời rụng Bên sông ngày tàn rơi Tình anh đã xế bóng Còn chi nữa em ơi

(Còn chi nữa)

Khi được thể hiện chân thành, trần trụi không khác gì nỗi đau đến sượng

sần của Hàn Mạc Tử:

Để mặc anh đau khổ Ái ân giờ tận số

Khép chặt đôi cánh song Khép cả một tấm lòng

(Một mùa đông)

Da diết hơn trong một cơn mưa xứ Huế:

Mưa mãi mưa hoài Nào biết trách ai

Phí hoang đời trẻ dại.

(Mưa... mưa mãi)

Thành thực hơn với tâm sự nuối tiếc dư vị ngọt ngào của buổi tân hôn - tiếc một cõi thiên đường đã vỡ:

Còn đâu những giờ nhung lụa Tình ấp trong chăn

Mộng trùm trên gối

Rượu tân hôn không uống cũng say nồng?

(Còn chi nữa)

Khi cảm nhận được sự phôi phai, tàn lụi thi sĩ buông một tiếng thở dài ảo não:

Rồi ngày lại ngày Sắc màu: phai Lá cành: rụng.

(Xuân về)

Thơ ca lãng mạn là một không gian không có chỗ cho tình vợ chồng. Thi sĩ họ Lưu cũng không phải là người của gia đình. Song, trong Tiếng thu Lưu Trọng Lư đã viết những dòng thơ cảm động cho niềm thê nhi ấy:

Giật mình ta mới nhớ ra

Là ngày sinh nhật vợ ta đó mà Ta uống chẳng hóa ra lỗi hẹn Mà từ nan đâu vẹn đạo chồng.

Cái giật mình day dứt của khách lãng du đã kéo thi nhân trở lại với gia đình. Song cái tình trong trẻo ấy làm thi nhân xót xa nhỏ lệ:

Vợ con khúc khích đứng cười Còn ta vô ý lệ rơi xuống bàn

Hết say vẫn bàng hoàng trong mộng Xót xa thay cái giống giang hồ.

(Giang hồ)

Xót xa, hổ thẹn vì đã không làm tròn bổn phận, vì đã trót mang cái cốt giang hồ nên phải trọn đời phiêu linh. Điều đáng quý là trong con người ấy vẫn khắc khoải một niềm yêu dấu, một tấm chân tình, tha thiết với những mơ ước về tình yêu và hạnh phúc. Không hạ thấp mình nhưng những lời chân thành van, xin, cậy, nhờ của Lưu Trọng Lư dễ làm mềm lòng người thân yêu và sự thương cảm của người đọc:

Anh muốn van em đừng nói nữa Lệ buồn sẽ nhỏ trong đêm nay.

(Một mùa đông)

Ta chỉ xin em một chút tình Cho lòng thắm lại với ngày xanh. Em có bao giờ nghĩ đến anh Khi tay vịn lá rủ trên cành.

(Khi thu rụng lá)

Gió thổi hôm nay lá rụng nhiều Cậy em đan hộ tấm tình yêu

(Đan áo)

Nhờ em chỉ hộ cảnh thiên đường Ở tận miền âm hay cõi dương

(Cảnh thiên đường)

Đây chính là nét đặc sắc của cái tôi trữ tình Tiếng thu, đem lại cho tập thơ một âm hưởng trầm, ấm giàu sức lay động bởi sự cộng cảm của mỗi tâm hồn trước những nỗi đau rất trần thế của cái tôi thành thực Lưu Trọng Lư. Như Hoài Thanh tâm sự: Mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lư vì thơ Lưu

Trọng Lư "chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của

lòng tơ" [57.287].

Cùng với những tên tuổi của thơ ca lãng mạn (Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính...) cái tôi trữ tình Lưu Trọng Lư đã góp phần làm nên cái không khí xôn xao của thời đại bằng cái nhìn mơ màng mộng ảo về thế giới cùng với khả năng nắm bắt nhiều trạng thái huyền hồ bí ẩn của con người, tạo vật. Mang xu thế chung của thời đại mới, cái tôi trữ tình Lưu Trọng Lư cũng mang dang dấp một khách lãng du tìm niềm vui nơi hồ hải, quay lưng lại với cuộc đời. Song dù ở hoàn cảnh nào, tư thế nào cái tôi trữ tình ấy vẫn tha thiết với cuộc đời, vẫn trân trọng nâng niu, ca ngợi những gì thuộc về cái đẹp của cuộc sống. Một trong những vẻ đẹp luôn tỏa sáng và ám ảnh trong tâm hồn thi sĩ đó là người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Một nỗi niềm tha thiết với cuộc đời (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w