Vốn chính phủ Việt nam và các nguồn khác

Một phần của tài liệu Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu l (Trang 52)

5 Đầu vào và ngân sách

5.3 Vốn chính phủ Việt nam và các nguồn khác

5.3.1 Vốn chính phủ

Vốn chính phủ Việt Nam đuợc tính như sau:

CCA - NTP

Vốn chính phủ trong NTP-RCC có được từ một số nguồn sau:

• Vốn trực tiếp cấp cho NTP-RCC tương đương với 25% tổng vốn NTP-RCC với 15% từ vốn ngân sách trung ương và 10% và ngân sách địa phương.

• Vốn cơ bản của các đơn vị như MONRE, MARD, MPI, DARD, DONRE, v.v.

• Vốn chính phủ cho quản lý thiên tai liên quan đến khí hậu.

Chỉ có nguồn đầu tiên là nằm trong vốn góp của chính phủ và liên quan tới tổng ngân sách của NTP-RCC. Ngân sách NTP-RCC với 50% từ các nguồn nước ngoài và 50% từ các nguồn của Việt nam (15% ngân sách trung ương, 10% ngân sách của tỉnh/địa phương và 10% từ các nguồn cá nhân). Vốn góp chính phủ được tính là 164 triệu DKK.

Số tiền này sẽ nhiều hơn nếu tính cả nguồn thứ 2 và 3.

Vốn của DONRE trung bình là 50 tỷ VND (khoảng 14 triệu DKK) mỗi năm nhưng khoản này dành cho nhiều nhiệm vụ chứ không chỉ thích ứng với thay đổi khí hậu (CCA). Ở giai đoạn này không thể tách vốn dành riêng cho CCA.

CCM - VNEEP

Vốn chính phủ trong CCM- VNEEP có được từ một số nguồn sau:

• Vốn cấp trực tiếp cho VNEEP

• Đóng góp cho đào tạo và kiểm toán EE

• Vốn cơ bản của các bộ ngành tham gia như MOIT, các trường đại học và các

nguồn khác.

Mức góp vốn của chính phủ cho VNEEp là khoảng 10 triệu DKK (2 triệu USD) mỗi năm. Ngoài ra, vốn góp của chính phủ sẽ tăng lên khi sự hỗ trợ của Đan mạch dành cho đào tạo và kiểm toán EE giảm dần ví dụ 100% vào nưm 2010 xuống 75% vào năm 2011, 50% năm 2012 và 25% năm 2013. Chi phí còn lại dành cho giáo dục và kiểm toán được dự tính là sẽ chia đều cho chính phủ và bên thụ hưởng. Phần góp của chính phủ cho quỹ không có trong giai đoạn này tuy nhiên phần góp đó của chính phủ sẽ và cần phải là điều kiện tiên quyết để Đan mạch cấp vốn cho quỹ.

Vốn của khu vực tư nhân trong CCM – VNEEP sẽ có được từ một số nguồn sau:

• Đóng góp của khu vực này cho đào tạo sẽ giảm dần mà vào năm thứ 5 khu vực này sẽ phải đảm nhiệm hoàn toàn công tác đào tạo

Dự tính đầu tư của khu vực này sẽ gấp 3 lần số vốn cấp của VNEEP được dự tính là chiếm 25%. Điều này cần phải được khẳng định trong các cơ chế tài chính cụ thể sẽ được thiết lập và công bố vào năm 2009.

5.4 HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN

5.4.1 Các hình thức hỗ trợ chuyên môn (TA) và nguyên tắc sử dụng

Có ba loại hỗ trợ chuyên môn ở cấp hợp phần như sau:

• Cố vấn Dandia dài hạn

• Hỗ trợ chuyên môn nước ngoài ngắn hạn

• Hõ trợ chuyên môn trong nước ngắn hạn Nguyên tắc sử dụng hỗ trợ chuyên môn TA:

• TA nước ngoài được sử dụng chủ yếu cho tăng cường năng lực hoặc là cho khu vực nhà nước hoặc là khu vực tư nhân ở địa phương chứ không sử dụng ra ngoài hoặc lấp chỗ trống.

• TA trong nước sẽ được sử dụng cho việc tăng cường năng lực của khu vực công hoặc các tổ chức đoàn thể hoặc cho những nhiệm vụ liên quan đến khu vực tư nhân.

• TA trong nước được mua và tiền mua được chuyển qua các cơ chế chính phủ khi nhu cầu TA trong nước có tính chất dài hạn và sẽ tiếp tục khi chương trình kết thúc – không áp dụng (hoặc áp dụng ít hơn) đối với TA nước ngoài.

• TA trong nước không nên sử dụng thay thế cho các công việc thường nhật lâu dài của chính phủ.

Giải trình TA nước ngoài bởi vậy:

• Phải có nhu cầu tăng cường năng lực mà tư vấn trong nuớc không thể đáp ứng. Giải trình về TA trong nuớc vì vậy:

• Phải có nhu cầu tăng cường năng lực và/hoặc các nhiệm vụ đặc biệt cần có hỗ trợ bên ngoài

Về phương pháp thì các nguyên tắc được áp dụng (xem phụ lục E để có thêm chi tiết về các công cụ tăng cường năng lực):

• Tăng cường năng lực phải theo nhu cầu (tức là phải được biết về nhu cầu và ý định sử dụng nguồn lực này)

• Sự can thiệp từ bên ngoài có thể mang lại nhiều sáng kiến (nếu tăng cường năng lực là theo nhu cầu)

• Tăng cường năng lực cần phải tuân thủ và đóng góp xây dựng cho các chuẩn mực và nỗ lực của Việt Nam

• Tăng cường năng lực cần phải hướng đến hiệu quả (chứ không phải chỉ có kết quả)

• Sự tập trung cần phải hướng vào việc học chứ không phải dạy

5.4.2 Các cố vấn dài hạn của Danida5.4.2.1 CCA- NTP 5.4.2.1 CCA- NTP

NTP-RCC rõ ràng là còn mới đối với Việt Nam. CCA là một lĩnh vực hoạt động phức tạp mà có nhiều điều còn phải học hỏi từ các quốc gia khác - nhiều vấn đề mà nếu có sự tư vấn kịp thời và cân nhắc thì sẽ tiết kiệm được công sức và tiền bạc, ví dụ

• sự không chắc chắn về các giả thiết thay đổi khí hậu ở mức độ nào thì dẫn đến việc bị động trong dự án đầu tư?

• Làm sao để có thể bảo đảm tập trung vào các đối tượng và địa phương dễ bị ảnh hưởng nhất?

• mức cân bằng nhất giữa những thay đổi trong kế hoạch dài hạn và những biện pháp giảm thiểu phòng ngừa trước mắt là gì?

• Những tiêu chí, hỗ trợ quyết sách và công cụ kinh tế nào có thể sử dụng để so sánh giữa những hoạt động có thể thay thế?

Không có câu trả lời hay giải pháp dễ dàng cho những vấn đề này và các vấn đề khác. Phương pháp tiếp cận cần phải được đưa ra ở Việt nam với sự tham gia của nhiều tác nhân. Thời điểm đưa ra tư vấn và tăng cường năng lực cũng quan trọng – quan trọng không kém những tư vấn đó. Điều này có nghĩa là phương pháp theo quy trình là cần thiết để hỗ trợ cho phương pháp tư vấn lâu dài.

Một trong những thách thức đó là các cơ chế thực hiện được đưa ra cần phải theo các hệ thống quản lý nhà nuớc nhưng không nhất thiết là phải theo thực tế như quan sát ngày nay. Các quan điểm từ bên ngoài cần có để tìm ra những hình thức nào hiện nay không phát huy tác dụng và cần được cải thiện.

Một trong những vai trò chính của cố vấn dài hạn Danida bởi vậy sẽ là hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn để thực hiện các chương trình cũng như đưa ra được những tư vấn chiến lược tổng hợp.

Nhiệm vụ và phương pháp tiếp cận

Nhiệm vụ cụ thể mà các cố vấn phải tiến hành được nêu trong phần miêu tả công việc ở các phụ lục và không cần nhắc lại ở đây.

Cố vấn dài hạn sẽ có nhiệm vụ hợp tác với các cơ quan thực hiện và chủ trì để đảm bảo các chiến lựơc tăng cường năng lực đồng bộ được xây dựng và thực hiện. Đối với MONRE/ DONREs việc đánh giá nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và khung phát triển năng lực đã được đưa ra với sự hỗ trợ của chương trình SEMLA.

Tăng cường năng lực không chỉ là đào dưới hình thức là khoá học hay trong công việc. Các yếu tố chính sách mang tính chất trong và ngoài cũng rất quan trọng trong việc tăng cường năng lực. Điều quan trọng là phương pháp tiếp cận mang tính chuyên môn với công tác tăng cường năng lực phải được áp dụng để những cải thiện trong năng lực có thể đo lường được sẽ đạt được. Lưu ý về những phương pháp tiến hành và cách thức tiếp cận có thể áp dụng được đưa ra trong phụ lục E.

Khối lượng hỗ trợ

Không thể đánh giá máy móc về những nhu cầu chính xác cho các cố vấn dài hạn. Nhưng có sự thống nhất sau:

• Có nhu cầu phải có cố vấn hai năm đầu tiên của chương trình ở cấp quốc gia để giúp việc chỉnh sửa chiến lược quốc gia và các phương pháp tiếp cận.

• Có nhu cầu ở mỗi tỉnh thử nghiệm đối với một cố vấn trong thời gian ít nhất 2,5 năm khi đã có vốn về ở cấp tỉnh thông qua các cơ chế trong nước.

Bảng 5.4 tóm tắt đầu vào cố vấn Danida dài hạn bao gồm cả tiền trả cho phiên dịch. Bảng 5.4 Cố vấn dài hạn Danida Hợp phần/Tiểu hợp phần Cố vấn Tổng số tháng/DKK 2009 2010 2011 2012 2013

CCA- NTP Trong nước 24 12 12 0 0 0

Các hoạt động tham gia của tỉnh 60 0 24 24 12 0 Tổng số tháng công 84 12 36 24 12 0 Ngân sách (tr. DKK) 9,0 1,3 3,9 2,6 1,3 0 Số cố vấn 1 3 2 1 0 5.4.3 TA nước ngoài ngắn hạn Giải trình

TA nước ngoài ngắn hạn được cung cấp ở những lĩnh vực mà tư vấn trong nước không có hoặc không có đủ kinh nghiệm. Mục đích chính của TA nước ngoài là tăng cường năng lực cho các cơ quan trong nước ở những lĩnh vực cụ thể. Nhu cầu đích thực chưa được xác định và cũng chưa cần (không giống như cố vấn dài hạn), đầu vào ngắn hạn không phải là xác định sẵn và có thể xê dịch theo nhu cầu. Tuy nhiên cũng có thể dự đoán rằng sự hỗ trợ đó sẽ cần thiết ở một số lĩnh vực nêu ra trong bảng 5.5 dưới đây. Những nhu cầu này là giải trình chính cho số lượng hỗ trợ.

Bảng 5.5 Những nhu cầu có thể phát sinh đối với TA nước ngoài Lĩnh vực hợp

phần

Loại TA ngắn hạnnước ngoài có thể cần

CCA – NTP

• Xây dựng giả thiết CC

• Nghiên cứu tác động ở ngành và địa phương của CC

• Xác định các hoạt động ưu tiên

• Đầu vào chuyên môn cụ thể dựa trên những nghiên cứu khả thi của các dự án đầu tư CCA

• Phổ biến CCA trong các công cụ môi trường như Đánh giá môi trường chiến lược (SEA).

• Các khía cạnh của CC trong việc lập kế hoạch sử dụng đất CCM – VNEEP

• Xây dựng các chương trình đào tạo về tiết kiệm năng lượng dựa trên kinh nghiệm của các nước khác

• Các đầu vào cụ thể dựa trên các khoá đoà tạo quản lý năng lượng và kiểm toán

• Đầu vào cụ thể dựa trên các lĩnh vực như cơ chế tài chính cho tiết kiệm năng lượng

Khối lượng hỗ trợ

Khối lượng hỗ trợ có thể chỉ là dự tính vì nhu cầu thực sẽ chưa thể dự đoán chính xác được cho 5 năm.

Đầu vào lớn nhất có thể dự đoán cho CCA-NTP là 109 triệu và 58 triệu DKK cho CCA- VNEEP.

Hợp phần/tiểu hợp phần Tổng số tháng Tổng 2009 2010 2011 2012 2013 CCA- NTP Tháng công 109 25 30 21 21 12 phí (tr. DKK) 17.4 4.0 4.8 3.4 3.4 1.9 CCM - VNEEP Tháng công 58 30 20 4 2 2 Phí (tr. DKK) 9.3 4.8 3.2 0.6 0.3 0.3 Tổng tháng công 167 55 50 25 23 14 Ngân sách (tr DKK) 26,7 8,8 8,0 4,0 3,7 2,2 5.4.4 TA trong nước ngắn hạn

TA trong nước ngắn hạn sẽ được sử dụng hoặc là cho mục đích tăng cường năng lực hoặc là trong vai trò thuê làm các nhiệm vụ đặc biệt nằm ngoài sự quản lý của nhà nước hoặc cần phải tiến hành gấp thay vì sử dụng các nguồn lực của chính phủ. Vốn cho TA trong nước ngắn hạn sẽ được chuyển qua các cơ chế trong nước và dịch vụ đó sẽ được mua qua các cơ chế đó.

TA ngắn hạn trong nước được đưa vào khoản đóng góp cho ngân sách thường xuyên của các cơ quan thực hiện vì đây trong tương lai những khoản vốn cấp đó, theo cơ chế của chính phủ, sẽ được tiến hành.

Mặc dù không phải là một truyền thống ở trong nhà nước nhưng rất có thể sẽ cần có sự xem xét khi sử dụng các hợp đồng khung đối với đầu vào trong nước để khích lệ sự phát triển của các công ty tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.

6 QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC6.1 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 6.1 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Nguyên tắc chung quản lý và tổ chức chương trình và các hợp phần được nêu trong phần 3.3.

Nguyên tắc nòng cốt là trong phạm vi có thể sự hỗ trợ đó phải theo các cơ chế trong nước ở Việt Nam. Bởi vậy việc quản lý và trách nhiệm ra quyết định sẽ thuộc về cơ quan Việt Nam có trách nhiệm chủ trì lĩnh vực hoạt động có liên quan và dưới nó là cơ quan thực hiện, ở Việt nam gọi đó là chủ dự án. Dưới sự quản lý của nhà nước, đơn vị ra quyết định và giữ ngân sách thấp nhất là một cục/vụ/sở thuộc bộ hoặc tỉnh.

Nếu chương trình quốc gia (hoặc chương trình mục tiêu quốc gia29) đòi hỏi sự phối hợp của nhiều đối tác tham gia thì thông lệ quản lý nhà nước với việc ra quyết định và phối hợp được điều chỉnh như sau:

• Một ban điều hành quốc gia ở cấp bộ được lập.

• Một văn phòng thường trực gồm có các đại diện của các bên tham gia được

thành lập. Văn phòng thường trực được chủ trì bởi một đơn vị của cơ quan chủ quản.

• Các cuộc giao ban thường kỳ 6 tháng và 12 tháng được tổ chức bởi ban chỉ

đạo và các văn phòng thường trực. Văn bản cuộc họp thường được ghi lại. 29 Quy trình của NTP được nêu ra trong Thông tư 01/2003 và quyết định 42/2002 – hiện đang trong quá trình cập nhât.

• Các kế hoạch hoạt động và ngân sách hàng năm được thông qua và khi đã thông qua bởi MOF thì tiền được chuyển thẳng tới cơ quan thực hiện liên quan.

Cơ chế Việt nam tách bạch rõ giữa trách nhiệm nhà nước nằm dưới sự quản lý nhà nước và những trách nhiệm không thuộc nhà nước. Nhiệm vụ quản lý nhà nước có liên quan tới việc lập chính sách và các chức năng pháp lý của chính phủ bao gồm có theo dõi và đám bảo tuân thủ theo quy định. Những trách nhiệm nhà nước không thuộc quản lý nhà nước có liên quan tới việc cung cấp dịch vụ công, hoặc động của các trung tâm thông tin, v.v.

Quy trình và cơ cấu quản lý sẽ theo hệ thống của các cơ quan thực hiện. Nếu đơn vị thực hiện nằm dưới sự quản lý nhà nước thì quy trình sẽ giống nhau như nêu trong nhiều quy định khác nhau về sự quản lý của nhà nước. Nếu đơn vị thực hiện không thuộc quản lý nhà nước thì quy trình sẽ theo hệ thống riêng của cơ quan đó.

Cơ chế ra quyết định và phối hợp thông thường ở cấp thực hiện được tóm tắt như sau:

• Trách nhiệm quản lý và tài chính chung thuộc về cấp vụ cục sở với giám đốc hay cục vụ trương là người lãnh đạo đơn vị. Vụ cục sở là đơn vị nắm ngân sách thấp nhất trong hệ thống quản lý nhà nước.

• Nếu vụ cục sở lớn thì sẽ có một số phòng ban với các lĩnh vực trách nhiệm riêng.

• Trong trường hợp là các chương trình quốc gia thì thường có một khung chiến lược 5 hoặc 10 năm. Trong chương trình quốc gia 5 năm các kế hoạch hoạt động và ngân sách hàng năm được lập bởi vụ cục sở/phòng ban chịu trách nhiệm.

• Bởi vậy quá trình ra quyết định chi tiết trong thực tế được dẫn dắt một cách chiến lược bởi chương trình 5 năm chung và trong hoạt động là các kế hoạch hoạt động năm.

• Trách nhiệm của vụ cục sở là điều chỉnh và chỉnh sửa những kế hoạch chiến lược và hoạt động đó.

6.2 QUẢN LÝ Ở CẤP CHƯƠNG TRÌNH ĐAN MẠCH

Trách nhiệm thực hiện và quyết định hoạt động đối với hoạt động thuộc về ban chỉ đạo quốc gia của chương trình quốc gia liên quan. Sứ qan Đan mạch sẽ là thành viên trong các ban chỉ đạo quốc gia trong giai đoạn tài trợ. Sẽ thiết lập một cơ chế phê duyệt thay thế đối với các kế hoạch hoạt động trong trường hợp Sứ quán Đan mạch

Một phần của tài liệu Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu l (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w