CÁC VẤN ĐỀ XUYÊN SUỐT (ĐA LĨNH VỰC) VÀ ƯU TIÊN

Một phần của tài liệu Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu l (Trang 30)

2 KHUNG NGÀNH QUỐC GIA

2.6CÁC VẤN ĐỀ XUYÊN SUỐT (ĐA LĨNH VỰC) VÀ ƯU TIÊN

2.6.1 Môi trường

Môi trường là một phần trong thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ và do đó là một phần của hai chương trình có sự hỗ trợ của Đan Mạch.

Như đã đề cập ở trên, chính sách và chiến lược của chính phủ về môi trường là, as earlier mentioned được nêu trong ‘Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ Môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020’ (đã được Thủ tướng phê duyệt Tháng 12 năm 2003). Trong đó có chiến lược về lồng ghép môi trường trong tất cả các ngành. Khung Ngành Quốc gia về môi trường mạnh về chính sách, chiến lược và chủ thể. Các thách thức chủ yếu đến từ việc các tiếp cận về phát triển bền vững dài hạn chưa thật sự được thấm nhuần (not deeply rooted) trong chính phủ cũng như trong xã hội giám sát và tăng cường môi trường chưa đủ và chưa huy động đủ nguồn lực cho công tác này. Do đó ô nhiễm đang tăng lên. Điều này liên quan đến tập trung vào tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo mà Chỉnh phủ Việt Nam đang theo đuổi. Có khả năng là tập trung vào biến đổi khí hậu sẽ tăng cường cam kết bảo vệ môi trường vì tài nguyên thiên nhiên xuống cấp sẽ làm gia tăng nguy cơ gắn với biến đổi khí hậu.

Bảng 2.1 Ưu thế và thách thức đối với việc lồng ghép môi trường trong các ngành

Môi trường

Ưu thế • Khung quốc gia mạnh được hỗ trợ bởi các luật, chiến lược và kế hoạch

• Tính thần làm chủ cao trên phạm vi quốc gia và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với môi trường

• Ngân sách hàng năm cho môi trường đã tăng lên

• Biến đổi khí hậu có thể cải thiện nhận thức và hành động liên quan đến ô nhiễm và môi trường xuống cấp.

Thách thức • Chức năng môi trường và quy hoạch phát triển bền vững trong dài hạn chưa bắt rễ sâu trong hệ thống chính phủ và trong xã hội Việt Nam

• Giám sát, kiểm tra môi trường chưa đủ và chưa có đủ nguồn lực để thực hiện công tác này

• Chưa có sự thực hiện nhất quán các luật và quy định về môi trường

• Các vấn đề về môi trường đang gia tăng do tăng dân số và các hoạt động kinh tế.

Quản trị nhà nước

Chương trình Cải cách Hành chính Công (PAR) đưa ra khuôn khổ để đảm bảo quản trị nhà nước hiệu quả được đưa vào khu vực hành công. Chương trình này bao gồm một loạt các biện pháp trong đó có nghị định về dân chủ cơ sở nhằm tăng cường sự tham gia và một luật mới về chống tham nhũng bao gồm thành lập các đơn vị chống tham nhũng trong các cơ quan chính phủ.

Chính sách và chiến lược về quản trị nhà nước được nêu trong Chiến lượng Tổng thể Tăng trưởng và Giảm nghèo – CRPGS cũng như được phản ánh trong Chương trình quốc gia Cải cách Hành chính Công (PAR) giai đoạn 2006-2010. Theo CPRGS, một trong những mục tiêu chung của Chính phủ Việt Nam là “xây dựng một Nền Hành chính Nhà nước lành mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp để có thể phát triển chính sách và cung cấp dịch đáp ứng nhu cầu của người dân, khuyến khích tạo ra cơ hội cho người nghèo và người gặp khó khăn để giúp họ phát huy khả năng.”14 Đây là mục tiêu chung nhưng cho thấy cam kết rất rõ củng cố 14 CPRGS, Phần III, Mục I, điểm 5, trang 53. Tháng 11 năm 2003.

cơ cấu chính quyền và gắn việc thực hiện mục tiêu này với đảm bảo để người dân có thể tiếp cận được tiếp cận các dịch vụ và cơ hội. Thực hiện được mục tiêu này phù hợp cao với các hoạt động can thiệp cần có liên quan đến biến đổi khí hậu và môi trường.

Trong Chương trình Tổng thể Cải cách Hành chính Công giai đoạn 2001-2010, lần đầu tiên Chính phủ đã xây dựng được một chương trình cải cách bền vững và dài hạn, xác định rõ bốn lĩnh vực cải cách chủ yếu bao gồm: cải cách thể chế; cải cách tổ chức; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách hành chính công. Chương trình Tổng thể này cũng đề ra các mục đích và mục tiêu rõ ràng cũng như các biện pháp để thực hiện thành công quá trình cải cách. Chương trình Tổng thể là một công cụ quan trọng của Chính phủ để chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thực hiện Cải cách Hành chính Công ở tất cả các cấp. Mục tiêu chung của Chương trình Tổng thể Cải cách Hành chính Công giai đoạn 2001 – 2010 sẽ là:”xây dựng thành công một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.15 Bộ TNMT đã xây dựng một chương trình hành động Cải cách Hành chính Công của Bộ. Trong khuôn khổ CCHCC, luật về Tham nhũng đã được thông qua, và các bộ được yêu cầu phải thành lập một ban chống tham nhũng.

Một vấn đề quản trị nhà nước quan trọng nữa có liên quan đến lĩnh vực can thiệp là mức độ tham gia của người dân địa phương tại cấp thực hiện. Về mặt này, theo CPRGS, mục tiêu của Chính phủ là: “Đẩy mạnh sự tham gia người dân, trong đó có người nghèo vào hoạch định và thực hiện chính sách bằng cách thúc đẩy áp dụng Nghị định về Dân chủ Cơ sở tại cấp Huyện và cấp xã.”16 Trong Nghị định về Dân chủ Cơ sở có cơ sở từ Chỉ thị của Đảng Cộng sản ban hành tháng 2 năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập khung pháp lý cho việc mở rộng sự tham gia trục tiếp của công dân vào chính quyền địa phương. Nghị định đưa vào cơ chế tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền chính trị được biết về các hoạt động của chính quyền ảnh hưởng đến công dân, được bàn bạc và đóng góp vào xây dựng chính sách, được tham gia vào các hoạt động phát triển địa phương và giám sát một số hoạt động của chính quyền.17 Vì sự tham gia của người dân là một phần không tách rời và là một mặt quan trọng trong tiếp cận của chương trình góp phần tạo khả năng cho người dân địa phương làm chủ và tạo ảnh hưởng nên cam kết này phù hợp cao với tất cả các lính vực này.

Khung quản trị nhà nước cho thấy Việt Nam đang đi những bước vững chắc theo hướng cải thiện quản trị nhà nước. Nhưng vẫn có các thách thức là: ra quyêt định còn tập trung hóa, tham gia dường như vẫn chỉ tập trung vào nhà nước và tham nhũng vẫn còn phổ biến. Cùng với các đối tác quốc tế, Việt Nam đã phát động chương trình CCHCC nhằm cải thiện tất cả các hoạt động của chính quyền. Bộ TNMT đã xây dựng xong kế hoạch CCHCC bộ/ngành.

15 Trích dẫn từ website, Bộ Nội vụ

16 CPRGS, Phần III, Mục III, điểm 2, trang 63. Tháng 11 năm 2003.

17 Chính sách đầu tiên của Chính phủ trong vấn đề này là Chỉ thị 30/CT-TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Đảng. Nghị định 29 sau đó được ban hành cùng năm và được thay thế vào năm 2003 bằng Nghị định 79. UNDP Việt Nam Tài liệu Đối thoại Chính sách Policy Dialogue Paper 2006/1 – Tăng cường Dân chủ và Sự Tham gia của Công chúng tại Việt Nam. Tháng 6 năm 2006.

Bảng 2.2 Tóm tắt Ưu nhược điểm trong quản trị nhà nước Quản trị nhà nước

Ưu điểm • Khung pháp lý cho thấy Chính phủ Việt Nam có ý định chuyển biến theo hướng phi tập trung hóa hơn nữa với sự tham gia của người dân ở cấp địa phương.

• Nghị định về Dân chủ Cơ sở đã đề cập ở trên là cơ sở pháp lý để người dân tham gia vào quá trình chính trị

• Chương trình Cải cách Hành chính Công sẽ tiếp tục tạo ra bối cảnh thuận lợi hơn cho quản trị nhà nước có hiệu quả trong mọi lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Thách thức • Trên thực tế, cơ chế ra quyết định hiện nay ở Việt Nam thường được gọi là

‘tập trung dân chủ’, nghĩa là mặc dù có sự tham khảo và khuyến khích cấp hành chính thấp hơn tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, nhưng do cơ cấu nên xu hướng vẫn là trung ương quyết định18

• Có thể cho rằng dân chủ có sự tham gia ở Việt Nam đã và vẫn tập trung vào cơ cấu nhà nước state-focused concern19.

• Tham nhũng là mối quan ngại ngày càng tăng theo các điều tra khác nhau do các cơ quan độc lập thực hiện, ví dụ Báo cáo của tổ chức Minh bạch Quốc tế Transparency International’s report.

Giới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách và chiến lược của chính phủ về giới được nêu trong một Luật mới về Bình đẳng Giới ở Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 và được phản ánh trong các chính sách và chiến lược ngành. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước chống lại Mọi Hình thức Phân biệt Đối xử đối với Phụ nữ (CEDAW) năm 1982, nhưng không phải một thành viên của nghị định thư không bắt buộc của CEDAW. Điều 63 trong Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền bình đẳng giới đối với nam giới và nữ giới, nghiêm cấm tất cả các hình thức phân biết đối xử đối với phụ nữ, và nhà nước có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát huy vai trò trong xã hội.

Khung pháp lý liên quan đến quyền phụ nữ phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Chiến lược Quốc gia vì Sự Tiến bộ của Phụ nữ giai đoạn 2001-2010 được hỗ trợ bằng Kế hoạch Hành động 5 năm giai đoạn 2006-2010 trong đó đưa ra các ưu tiên rõ ràng về thúc đẩy bình đẳng giới. Kế hoạch 5 năm Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2006-2010 đã thông qua phương pháp tiếp cận lập kế hoạch lồng ghép bình đằng giới vào lập kế hoạch trong các ngành khác nhau. Bộ Luật Dân sự sửa đổi có hiệu lực từ tháng 1 năm 2006 đã góp phần nâng cao địa vị pháp lý của phụ nữ bằng cách tạo cho phụ nữ quyền bình đẳng trong luật gia đình, luật sở hữu và luật thừa kế law of succession.

Tháng 11 năm 2006, một Luật Bình đẳng Giới mới đã được thông qua để khắc phục các khiếm khuyết về giới trong luật hiện hành và đưa lồng ghép giới trong vào hành chính công. Với ỦY ban Quốc gia vì Sự Tiến bộ của Phụ nữ ở Việt Nam, một ủy ban cấp cao liên ngành báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng và Hội Phụ nữ Việt Nam với các chi hội vùng và địa phương thì một khung thể chế hỗ trợ bình đẳng giới đã được thiết lập.

18 (C. Dixon: Nhà nước, Đảng và Thay đổi Chính trị ở Việt Nam’ tại McCargo, D., Suy ngẫm Việt Nam. Routledge Curzon, London. 2004) . ‘bộ phận theo toàn thể, thiểu số theo đa số, cấp dưới theo cấp trên và địa phương theo trung ương’

19 Dựa trên Tài liệu Đối thoại Chính sách Việt Nam của Chương trình Phát triển LHQ UNDP) Viet Nam 2006/1 – Tăng cường Dân chủ và Tăng cường Sự Tham gia của Dân chúng ở Việt Nam, trang 6-8. Tháng 6 năm 2006.

Từ góc độ chung, các chính sách và biện pháp này cho thấy cam kết của Chính phủ đảm bảo sự tham gia chính trị của phụ nữ.

Bảng 2.3 Ảnh hưởng có thể có của biến đổi khí hậu với bình đẳng giới Hiện tượng Tác động của Biến đổi khí

hậu Hậu quả đến Bình đẳng Giới

Hạn hán Có ít nước ngọt hơn để uống

và tưới tiêu • Thiếu nước khiến phải có nhiều thời gian và sức lực hơn để lấy nước uống và tưới tiêu, đây thường là công việc của phụ nữ.

• Hạn hán có thể làm mất việc làm, tàn phá mùa màng, giảm thu nhập, gây mất an ninh lương thực tạo thêm gánh nặng cho phụ nữ cũng như nam giới. Tuy nhiên, thiếu nước sạch để uống và mất an ninh lương thực còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là trẻ em, mà chăm sóc trẻ em lại thường là trách nhiệm của phụ nữ. Điều này có nghĩa khối lượng công việc của phụ nữ sẽ tăng lên (chăm sóc thành viên gia đình, nhất là con cái, chi tiêu nhiều hơn cho thuốc men) Lũ lụt Làm điều kiện môi trường

xấu đi (ngập nước thải vệ sinh, ô nhiễm nước vv.)

Một trong những mối nguye hiểm lớn nhất của lũ lụt là nước tràn từ khu vệ sinh, sự phát tán của phân, chất thải có thể gây ra dịch tả hoặc các bệnh đường ruột nhất là với trẻ em. Hậu quả đối với bình đằng giới được trình bày ở trên.

Thay đổi các kiểu

lượng mưa Tàn phá mùa màng, Có ít nước hơn để tưới tiêu Xem bên trên Bão thường xuyên

hơn Tàn phá mùa màng, ảnh hưởng đến ngành thủy sản Thiệt hại về người và của

Xem bên trên Nước biển dâng Nước mặn xâm thực gây khó

khăn cho cung cấp nước ngọt, gây thiệt hại cho mùa màng

Xem bên trên

Liên quan cụ thể hơn với lĩnh vực của hỗ trợ chương trình, sự tham gia của phụ nữ cũng được nhắc đến như là một trong các tiểu mục tiêu về phát triển xã hội của Bộ TNMT đến năm 2010: “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các cơ quan và các ngành (bao gồm các bộ, ngành, cơ quan trung ương, và các doanh nghiệp) các cấp với mức tăng từ 3-5% trong 10 năm tới.” Cam kết này có khả năng tác động tới các hoạt động can thiệp trong lĩnh vực của hai chương trình vì một số hoạt động sẽ được điều hành thông qua Bộ TNMT hoặc Sở TNMT.

2.4 Tóm tắt Ưu nhược điểm trong (vấn đề) giới Giới

Ưu điểm • Chiến lược quốc gia rõ ràng và trong trường hợp của ngành môi trường và tài nguyên thiên nhiên (là lĩnh vực chính trong biến đổi khí hậu), các chiến lược này đã được lồng ghép trong các văn kiện quan trọng

• Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam mới nhất của Ngân hàng Thế giới, phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia vào hoạt động kinh tế và tỉ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam vào hàng cao nhất thế giới.

• Phụ nữ cũng tích cực tham gia hoạt động chính trị, vì Việt Nam được coi là quốc gia có tỉ lệ phụ nữ là đại biểu Quốc hội cao nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.20

Thách thức • Theo các chỉ số của Ngân hàng Thế giới - WB, phụ nữ tham gia vào các công việc được trả lương thấp hơn nhiều so với nam giới, phụ nữ thường tập trung làm các công việc ít được trọng vọng và ở các vị trí thấp hơn và dễ bị mất đất do thiếu quyền sở hữu chính thức vì phụ nữ phải đi xa mới tìm được việc.

• Vai trò của phụ nữ trên chính trường không thật sự có ảnh hưởng và thường bị che khuất bởi tỉ lệ đại diện của phụ nữ trong quốc hội, điều này chưa thể đảm bảo sự tham gia của phụ nữ ở cấp địa phương.

• Sự hiện diện của phụ nữ trong các cơ quan ra quyết định có sự khác biệt lớn trong các tỉnh, điều này khá quan trọng và phải tính đến khi tiến hành hoạt động ở cấp tỉnh, tỷ lệ trung bình cả nước là 23%.

• Đặc biệt, có sự tụt hậu lớn của phụ nữ dân tộc ít người và phụ nữ ở vùng nông thôn trong tiếp cận giáo dục, dịch vụ chăm y tế, và các cơ hội kinh tế.

HIV/AIDS

Đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam ở mức thấp hơn (phát tán chậm hơn) hơn so với các nước trong khu vực như Cam-Pu-Chia hay Thái Lan nhưng cao hơn so với các nước ví (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu l (Trang 30)