Đánh giá Khung Ngành Quốc gia – Thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu l (Trang 28)

2 KHUNG NGÀNH QUỐC GIA

2.5.2Đánh giá Khung Ngành Quốc gia – Thích ứng với biến đổi khí hậu

Khung Ngành Quốc gia (NSF) và năng lực thể chế (các cơ quan) trong quản lý rủi ro thảm họa khá phát triển. Có chính sách, kế hoạch và phân công trách nhiệm rõ ràng. Có sự phối hợp có hiệu lực trong vai trò của nhà nước và ngoài nhà nước ví dụ như trong Đối tác Quốc gia về Quản lý Thảm. Hoạch định chính sách ở cấp trung ương nhưng điều phối và thi hành hoạt động là ở cấp địa phương. Năng lực (sức mạnh) của các cơ quan cung cấp dịch vụ thông tin khoa học và thông tin liên quan đến khí hậu/thời tiết đang được tăng cường, một phần là từ kết quả của hợp tác quốc tế. Nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong quản lý rủi ro thảm họa tại các cơ quan này trong đó có nhược điểm về: trao đổi dữ liệu và thông tin; điều phối; độ linh hoạt / khả năng tự chủ trong khi ra quyết định ở cấp địa phương và duy tu, và còn thiếu tập trung thích đáng vào các biện pháp phòng chống dài hạn.

Khung Ngành Quốc gia và năng lực các cơ quan đối với biến đổi khí hậu vẫn còn đang được hình thành như là một phần trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu- NTP-RCC. Mặc dù Bộ TNMT với vai trò là cơ quan chủ trì trong biến đổi khí hậu và xây dựng NTP-RCC đã có nhiều viện nghiên cứu, hệ thống, nguồn nhân lực và kỹ năng (năng lực-skills) cần thiết để hoàn thành vai trò lãnh đạo

của Bộ nhưng vẫn cần có sự tham gia ở cấp cao nhất để đảm bảo rằng phát triển ở Việt Nam có tính đến vấn đề biến đổi khí hậu. Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí với thực tế này và đã quyết định đích thân làm trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu - NTP-RCC.

Các thách thức chủ yếu trong Khung Ngành Quốc gia về biến đổi khí hậu là:

Lồng ghép biến đổi khí hậu vào phát triển chung với các nguồn lực phù hợp

Cân bằng giữa nghiên cứu và hoạt động có hiệu quả về chi phí

Đảm bảo Ensure cphương pháp tiếp cận đa ngành và tập trung vào các nhóm và các địa phương dế bị tổn thương (thiệt thòi)

• Trách nhiệm và sự tham gia của Khu vực tư nhân

• Vai trò và sự tham gia của Xã hội Dân sự

2.5.3 Đánh giá Khung Ngành Quốc gia - NSF – Giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Việt Nam đã bắt tay vào giải quyết các vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng từ hơn 10 năm nay, đầu tiên là để ứng phó với tình trạng thiếu điện và gần đây như là cách để nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp. Nghị định về Sử dụng Tiết kiệm và Hiệu quả Năng lượng (EEC) đã được ban hành vào ngày 3 tháng 9 năm 2003 (Nghị định Số. 102/2003/NĐ-CP) và Chương trình quốc gia về Sử dụng Tiết kiệm và Hiệu quả Năng lượng tạo ra xương sống cho Khung Ngành Quốc gia. Một Luật mới về Tiết kiệm Năng lượng đang được xây dựng sẽ tập trung vào việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Luật xác định một số công cụ để đạt được mục tiêu trên bao gồm việc bắt buộc phải sử dụng nhà quản lý có chứng chỉ về năng lượng trong các ngành công nghiệp chính và trong các tòa nhà (xây dựng-? selected buildings) được lựa chọn, và việc xây dựng và thực hiện khuyến khích bằng kinh tế. Bổ sung cho luật năng lượng, Bộ Tài chính cũng đang đề xuất quá trình chuẩn bị một luật về định giá và có thể đánh thuế đối với phát thải gây ô.

Văn phòng EEC Office thuộc Bộ Công Thương được chỉ định là cơ quan chủ trì cấp chính phủ ở Việt Nam (trong chương trình này). Để thực hiện chương trình, Văn phòng EEC cộng tác với các bộ ngành liên quan và các cơ quan khác có liên quan, ví dụ như các trường đại học và các Trung tâm tiết kiệm năng lượng ECCs đã được thành lập ở cấp tỉnh.

Khung Ngành Quốc gia NSF tạo ra cơ sở vững chắc để gắn kết hỗ trợ. Chương trình Sử dụn Tiết kiệm và Hiệu quả Năng lượng là hạt nhân mà hỗ trợ của Đan Mạch và các hố trợ khác có thể tập trung. Văn phòng EEC với tư cách là cơ quan thực hiện sẽ là đầu mối quốc gia. Phân tích chi tiết cho thấy ba vấn đề chính cần giải quyết đối với NSF:

Vai trò của kiến thức và nhận thức– kiến thức tự trau dồi và mạng lưới đào tạo còn yếu trong khu vực tư nhân, các trường đại học, và trung tâm đào tạo.

Rào cản đối với sử dụng năng lượng có hiệu quả – tồn tại một số rào cản về sử dụng có hiệu quả năng lượng, trong đó có các biện pháp khuyến khích kinh tế còn thấp (giá năng lượng) và năng lực kỹ thuật còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Nhu cầu và hỗ trợ đầu tư – thiếu nhận thức về lợi ích tiềm năng và cơ hội làm hạn chế nhu cầu đầu tư mặc dù là đầu tư khả thi..

Một phần của tài liệu Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu l (Trang 28)