3 THỎA THUẬN HỖ TRỢ
3.5 Đóng góp đối với những vấn đề liên quan chéo
3.5.1 Liên quan đến các vấn đề liên quan chéo
Mức độ mà NSF đóng góp cho các vấn đề liên quan chéo được thảo luận trước ở phần 2.526. Các phần dưới đây xem xét mức độ mà hỗ trợ của Đan mạch có thể đóng góp cho việc tăng cường và nâng cao ảnh hưởng tới các vấn đề liên quan chéo.
Các vấn đề môi trường có liên quan nhiều đến việc thích nghi và giảm thiểu thay đổi khí hậu vì phần chính của trọng tâm chương trình liên quan đến các lĩnh vực can thiẹp sẽ làm tăng sức đề kháng, ở vùng đô thị và nông thôn, đối với những tác động thay đổi khí hậu như là lũ lụt hạn hán và giảm thiểu thay đổi khí hậu bằng việc tưng cường tiết kiệm năng lượng.
Các vấn đề quản lý cũng liên quan vì nhiều lý do: i) cơ chế chung của chương trình là cung cấp hỗ trợ qua các cơ chế hiện tại của chính phủ trong khi vẫn đảm bảo mức độ tham gia đầy đủ của nhà nước; ii) sự hỗ trợ này sẽ tăng cường cho việc thực hiện can thiệp phi tập trung ở cấp địa phương; và iii) tất cả các hợp phần chương trình đều có liên quan đến mục đích chung là đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng đến tài nguyên.
Các vấn đề giới có liên quan về: i) mục tiêu chủ yếu của xoá đói giảm nghèo thừa nhận rằng phụ nữ ở phạm vi lớn đại diện cho một số nhóm dễ bị tác động nhất bởi những vụ việc liên quan đến sự xâm mặn và các đợt thiên tai do thời tiết gây ra; và ii) tầm quan trọng của việc đảm bảo cho sự tham gia và ảnh hưởng của phụ nữa trong các quá trình ra quyết định ở địa phưoơg và trung ương.
Các vấn đề HIV/Aids có liên quan vì như đã cho thấy đối phó sớm trước khi dịch lan rộng là quan trọng nếu như muốn duy trì và tăng tốc các mục tiêu phát triển. Vấn đề này sẽ được kết hợp nếu thấy hiệu quả. Cũng có thể làm một phần nội dung các khoá học.
3.5.2 Phổ biến về môi trường
Những ưu điểm, thách thức và ảnh hưởng đối với chương trình trong tương lai được tổng kết trong bảng 3.5.
25 Climate Change, Vulnerable Communities and Adaptation. Livelihoods and Climate Change.
Information Paper 1: Increasing Community Resilience to Climate-Related Disasters through Sustainable Livelihoods. International Institute for Sustainable Development, December 2003.
Bảng 3.5 Những thách thức và tác động đối với hỗ trợ của Đan mạch Môi trường
Thách thức Những thách thức cụ thể đối với chương trình này
• Ít nhất 2 bộ tham gia vào lĩnh vực môi trường (MONRE & MARD) sẽ cần phải phối hợp chặt chẽ trong hoạt động thích nghi với thay đổi khí hậu.
• Khả năng thu hút sự chú ý và nguồn lực của sở DONRE từ các ngành khác và đảm mức độ phối hợp cao.
Tác động, quan điểm và đóng góp có thể
• Ở những hoạt động được chương trình tài trợ cần có Đánh giá tác động môi trường (EIAs) phải được tiến hành. Phải kiểm tra xem các tổ chưc tài chính tham gia có theo những quy định nhà nước về vấn đề này không.
• Nếu các đán giá EIAs không được yêu cầu thì phải cố gắng tránh gây thiệt hại môi trường không cần thiết và nếu có thể thì đóng góp tích cực cho môi trường.
• Nếu có liên quan chương trình sẽ khuyến khích kết hợp với cách tiếp cận trong nước đối là Đánh giá môi trường chiến lược (SEAs) để các yếu tố thay đổi khí hậu cũng được đưa vào.
• Các cố vấn và các tư vấn trong và ngoài nước sẽ có mặt và có kinh nghiệm về phổ biến môi trường.
• Các chỉ số liên quan tới môi truowngf trong NTP-RCC và VNEEP sẽ được theo dõi.
3.5.3 Phổ biến về quản lý
Những ưu điểm, thách thức và tác động đối với chương trình trong tương lai được tóm tắt trong bảng 3.6.
Bảng 3.6 Những thách thức và tác động của quản lý đối với chương trình hỗ trợ của Đan mạch
Quản lý
Thách thức Những thách cụ thể đối với chương trình này:
• Thay đổi khí hậu là một lĩnh vực liên quan đến tới nhiều phạm vi cơ chế. Không chỉ ở nhiều huyện và tỉnh mà còn ở nhiều ngành như nông nghiệp, giao thông, môi trường. Điều này sẽ đòi hỏi phải có sự phối hợp về cơ chế ở mức hơn bình thường.
• Sự thay đổi khí hậu cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa khu vực tư nhân và nhà nước.
• Việc thích nghi với thay đổi khí hậu đòi hỏi sự phối hợp giữa các đoàn thể và các nhóm cộng đồng khi tài nguyên ngày càng trở nên hiếm hoi và sự tiếp cận truyền thống với tài nguyên bị đe doạ hoặc thay đổi.
• Chi phí và lợi ích của việc thích nghi và giảm thiểu thay đổi khí hậu phải được quản lý thận trọng.
Tác động, quan điểm và đóng góp có thể
• Chương trình sẽ theo các kênh và cơ chế tài chính nhà nước và tạo ra cơ hội để giúp đỡ chính phủ trong việc tăng cường cơ cấu quản lý trong khi theo dõi và tác động đến mức độ phân quyền và đưa các thiết kế và nhóm mục tiêu địa phương vào trong các cơ chế ra quyết định liên quan tới các bên tham gia chương trình.
• Việc làm rõ vai trò và trách nhiệm của tỉnh và các cơ quan trung ương là quan trọng nếu như muốn nguồn vốn được chuyển qua các cơ quan phù hợp nhất.
• Sẽ cần tới các các biện pháp đối phó và giải quyết xung đột truyền thống và mới. Các biện pháp truyền thống rất hữu ích vì như trong trường hợp Uỷ ban phòng chống lụt bão đã hoạt động hơn 50 năm nay và dựa vào những truyền thống đã có từ lâu hơn nữa. Mặt khác tốc độ của thay đổi khí hậu gần đây và trong tưoơg lai sẽ làm tăng thêm những thách thức mới mà các cơ chế truyền thống khó có khả năng đối phó được.
• Các cơ chế quản lý hợp tác sẽ phải có hiệu quả hơn để trách những cơ chế hỗ trợ và ra quyết định manh mún, tức là các tổ chức lưu vực sông và các cơ
Quản lý
quan quản lý thích nghi với thay đổi khí hậu cấp tỉnh sẽ phải hoạt động tốt.
• Các cố vấn và tư vấn trong và ngoài nước sẽ có mặt với kinh nghiệm phổ biến quản lý.
3.5.4 Phổ biến về giới
Những ưu điểm, thách thức và tác động đói với sự hỗ trợ của Đan mạch trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7 Những thách thức và tác động của giới đối với chương trình hỗ trợ của Đan mạch
Giới
Thách thức Những thách thức cụ thể đối với chương trình này:
• Sinh kế của phụ nữ thường bị tác động nhiều nhất bởi những thay đổi bất lợi trong việc tiếp cận với tài nguyên thiên nhiên, ví dụ đánh giá gần bờ và lâm nghiệp.
• Nhiều biện pháp thích ứng có xu hướng làm tăng gánh nặng lao động đối với phụ nữ, ví dụ nhưng những hình thức canh tác giữ nước.
• Gánh nặng sức khỏe gia đình phát sinh từ lũ lụt và hạn hán ảnh hưởng đáng kể tới phụ nữ.
• Mặc dù mang trách nhiệm lớn và có ảnh hưởng nhiều tới thành công của các biện pháp thích ứng nhưng phụ nữ không có được ảnh hưởng tương đương đối với việc ra quyết định và phân cấp vốn và nguồn lực.
Tác động, quan điểm và những đóng góp có thể
• Các vấn đề giới có thể chỉ ra và theo dõi như là một phần nội dung của NTP- RCC mới.
• Sự chú trọng đặc biệt có thể đưa vào từng hợp phần của chương trình, nếu có thể thì ưu tiên tập trung đặc biệt cho các vấn đề của phụ nữ trong phạm vi can thiệp cụ thể (xem Phụ lục H).
• Việc sử dụng SEA/EIA trong chương tỉnh fnày là một điểm mở rất lớn đối với những mối quan tâm giới.
• Các khoá đào tạo quản lý và tư vấn năng lượng có thể khuyến khích và thậm chí có thể đặt ra chỉ tiêu học viên nữ.
• Các cố vấn và tư vấn trong và ngoài nước sẽ có mặt với kinh nghiệm phổ biến về giới.
• Xây dựng các chỉ số phù hợp cho giới.
3.5.5 Phổ biến về HIV/AIDS
Ưu điểm, thách thức và tác động đối với chương trình trong tương lai được tóm tắt trong bảng 3.8.
Bảng 3.8 Thách thức và tác động của HIV/AIDS đối với chương trình hỗ trợ của Đan mạch
HIV/AIDS
Thách thức Thách thức cụ thể đối với chương trình này
• HIV/ AIDS chưa được lưu tâm nhiều trong xã hội Việt Nam và trong các tổ chức tham gia.
Tác động, quan điểm và đóng góp có thể
• EIA và SEA có thể được sử dụng làm công cụ để phản ánh tình hình nếu diễn biến có thể làm tăng hoặc giảm sự lây lan của HIV/AIDS.
• Chiến lược phòng trách HIV/AIDS của Việt Nam kêu gọi mọi đơn vị và địa phương trên cả nước đưa các hoạt động phòng tránh HIV/AIDS như một trong những mục tiêu ưu tiên vào trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược này co thể gây sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách.
• Các khoá đào tạo chương trình tiết kiệm năng lượng có thể đưa việc vào đào tạo và năng cao nhận thức thông qua hình thức trách nhiệm doanh nghiệp – xã hội, y tế và an toàn, và đạo đức kinh doanh.
• Các cố vấn và tư vấn trong ngoài nước sẽ có mặt với kinh nghiệm phỏ biến về HIV/AIDS.
• Các chỉ số phù hợp cho phổ biến về HIV/AIDS có thể được xây dựng.
4 CÁC HỢP PHẦN
4.1 CCA-NTP, HỖ TRỢ CHO NTP-RCC Nội dung và chiến lược hợp phần
NTP-RCC sẽ là cơ sở cho hợp phần CCA-NTP. Hợp phần tập trung vào việc đồng tài trợ và hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia để chương trình hoạt động và được thực hiện trong thực tế.
Hợp phần sẽ tăng cường năng lực cho các bộ chủ quản chính (MONRE, MOF, MPI, MARD) nhằm đối phó với thay đổi khí hậu ở cấp trung ương và hỗ trợ thực hiện các hoạt động CCA “tại chỗ” có thể nhân rộng được phối hợp với ban thường trực của NTP-RCC của tỉnh ở hai tỉnh ven biển là Quảng Nam ở miền Trung và Bến tre ở đồng bằng sông Cửu long.
Hợp phần sẽ chủ yếu hỗ trợ các hoạt động với quy mô có thể nhân rộng và chuyển giao dưới hình thức là cách làm mẫu cho các tỉnh khác, ví dụ như làm thế nào để đưa vấn đề thay đổi khí hậu vào các đánh giá SEAs cũng như là đầu tư vật chất có hiệu quả. Hợp phần sẽ (NTP-RCC cũng sẽ làm rõ) ưu tiên các biện pháp can thiệp để làm tăng sức đề kháng của các cộng đồng nghèo ở những khu vực dễ bị tác động của thiên tai do thời tiết. Sự hỗ trợ về quản lý của tỉnh sẽ tập trung vào việc đưa các biện pháp liên quan đến thay đổi khí hậu vào trong việc hoạch định chính sách về môi trường và sử dụng đất.
Mục tiêu
Mục tiêu phát triển CCA – NTP cũng tương tự như mục tiêu chiến lược của NTP-RCC:
“Tăng cuờng năng lực và hiệu quả của Việt nam trong việc đối phó với thay đổi khí hậu để đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ con người khỏi những tác động xâu củ thay đổi khí hậu, ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro do thay đổi khí hậu gây ra, tham gia vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc giảm thiểu tác động thay đổi khí hậu và bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu.”
Mục tiêu trước mắt của hỗ trợ cho hợp phần CCA-NTP là:
“Tăng cường năng lực của chính quyền trung ương và tỉnh trong việc phối hợp và thực hiện các biện pháp can thiệp thích ứng với thay đổi khí hậu thông qua các biện pháp thử nghiệm cụ thể.”
Vốn hỗ trợ hợp phần cho NTP-RCC chỉ được cụ thể hoá ở hai kết quả đầu ra chính. Các kết quả đầu ra này được phân chia theo cách đảm bảo nguồn lực tới được cấp cơ sở thông qua hội đồng nhân dân tỉnh (PPC) và được sử dụng cho các hoạt động liên quan đến thay đổi khí hậu cụ thể đem lại lợi ích cho các nhóm và địa phương dễ bị tác động nhiều nhất. Các kết quả đầu ra chia nhỏ có liên quan trực tiếp tới các kết quả đầu ra cụ thể hoá trong NTP-RCC.
Kết qủa 1: Hỗ trợ chung cho NTP-RCC.
Các kết quả chính của NTP-RCC có liên quan tới việc xây dựng các giả thiết khí hậu; việc đưa vấn đề thay đổi khí hậu (CC) vào trong các chiến lược và kế hoạch, xay dựng các kế hoạch hành động CC ở ngành và địa phương, hỗ trợ nghiên cứu khoa học CC và phát triển công nghệ liên quan tới CC, tăng cường nhận thức và năng lực tổ chức chính sách đối với CC. Những kết quả đầu ra này sẽ đạt đuợc thông qua phương pháp (tương tự như NTP-RCC) là lấy ý kiến nhân dân/tư vấn cộng đồng, gắn kết giữa các ngành, sử dụng kinh nghiệm và kiến thức truyền thống của địa phương, đặt ở các tổ chức/cơ quan quốc gia, vùng và ngành, tính linh hoạt, đơn giản và hiệu quả.
NTP-RCC chủ trương đưa ra các giả thiết về thay đổi khí hậu và hoàn tất các nghiên cứu về CC vào cuối 2010. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho hầu hết các công việc khác có liên quan tới CC cũng như sẽ giúp xác định ưu tiên các địa phương và vấn đề. Sự hỗ trợ kỹ thuật nước ngoài cụ thể được dự báo là cần thiết cho các nghiên cứu này. Có một thách thức trong việc đảm bảo được chất lượng nghiên cứu cao là khung thời gian đưa ra tương đối ngắn.
Bước tiếp theo là xác định các giải pháp cụ thể để đối phó với những lĩnh vực ưu tiên. Những lĩnh vực này có thể là:
Nguồn nước
Đảm bảo đủ nước sạch: tối đa hoá việc sử dụng nước sạch bằng các biện pháp dự trữ và sử dụng tiết kiệm, bảo vệ và duy trì nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước.
Nông nghiệp
Đảm bảo đủ lương thực: Đa dạng hoá cây trồng, thay đổi mùa vụ/vùng tồng/phương thức trồng; phát huy tối đa thuỷ lợi, tránh lụt, xói mòn và tẩy rửa dinh dưỡng đất ở khu vực nhiều mưa; tăng cường sử dụng tiết kiệm nước thúc đẩy công nghệ duy trì độ ẩm đất ở vùng ít mưa; đa dạng hoá nguồn thu nhập; cải thiện việc không chế sâu bệnh; sử dụng dự báo thời tiết để giảm thiểu rủi ro sản xuất. Thúc đẩy biogas/khí sinh học.
Lâm nghiệp
Củng cố rừng: cải thiện việc quản lý, bảo vệ rừng và thành phần rừng. Sử dụng rừng để tăng hấp thụ COS bằng việc nâng độ che phủ rừng từ 37% năm 2005 lên 47% năm 2015.
Y tế
Đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng: Xây dựng hệ thống giám sát sức khẻo môi trường bao gồm tác động của thay đổi khí hậu. Tăng cường phòng dịch bệnh bao gồm các biện pháp vệ sinh.
Kết quả đầu ra 2: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với thay đổi khí hậu được hỗ trợ ở hai tỉnh.
Hợp phần sẽ hỗ trợ các dự án đầu tư trong việc thích ứng với thay đổi khí hậu theo NTP-RCC ở hai tỉnh là Quảng Nam và Bến tre. Các biện pháp can thiệp bằng đầu tư sẽ phụ thuộc vào các giả thiết khí hậu ở các vùng những sẽ phải theo những lĩnh vực can thiệp đã kể trên và có thể còn có việc xây dựng và nâng cấp đê và cửa công, hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp cao hơn, phủ xanh đất đồi, bảo vệ nguồn nước không bị xâm mặn, lập kế hoạch sử dụng đất, v.v. Các dự án được lựa chọn phải ưu tiên cho các nhóm và địa phương dễ bị tác động và phải theo các