2 KHUNG NGÀNH QUỐC GIA
2.4. TÀI TRỢ NGÀNH
Từ trước đến nay, có ba nguồn tài trợ công chủ yếu cho thích nghi và sử dụng năng lượng hiệu quả:
• Chi cho môi trường
• Chi cho phòng và giảm nhẹ thiên tai
• Chi cho sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Chi cho môi trường
Trong năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng mức chi cho môi trường lên 1% ngân sách chung (Nghị quyết Bộ Chính trị, Số. 41-NQ/TW). Quyết định này làm tăng đáng kể ngân sách của Bộ TNMT và của các Sở Tài nguyên Môi trường
(DONRE’s), điều này góp phần tăng cường khả năng của Bộ và các Sở TNMT để hoàn thành nhiệm. Năm 2007, chi 1% này tương đương với 3500 tỷ VND được phân bổ cho trung ương và các tỉnh với phần lớn được phân cho các tỉnh. Phân bổ cho mỗi tỉnh tùy thuộc vào một số các yếu tố, nhưng tính trung bình, ngân sách của mỗi Sở TNMT đã tăng thêm khoảng 50 tỉ VND hàng năm.8 Quyết định 70 hướng dẫn về mục đích và sử dụng ngân vốn này. Theo dự tính9, chi cho môi trường năm 2006 đã tăng gấp 11 lần so với năm 2001. Việc tăng vốn này có tác động rõ ở cấp thực hiện, kết quả là có thể thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên hơn cũng như đảm bảo sự tuân thủ và việc thực hiện hành động giảm nhẹ hữu hiệu về môi trường.
Chi cho phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
Rất khó ước lượng ngân sách chính phủ giành cho phòng và giảm nhẹ thiên tai, một phần vì ngân sách được phân bổ cho nhiều cơ quan khác nhau và một phần khác vì các hoạt động (yếu tố-elements) giảm nhẹ thường được tài trợ từ nguồn ngân sách dự phòng. Có thể hình dung mức chi từ các dữ liệu sau:
• Số người nhận tiếp tế khẩn cấp do thiên tai dao động trong khoảng từ 1.5 triệu và 0.7 triệu trong 7 năm qua10
• Trong thời gian 50 năm, từ năm 1950 đến năm 2000, ước tính thiệt hại vật chất (đối với cả nhà nước và cá nhân) là gần 2.5 tỉ USD, tức là khoảng 50 triệu USD mỗi năm11
• Ước tính thiên tai làm giảm 2%12 Tổng Sản phẩm Quốc nội của Việt Nam
Chi cho sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Chi chính phủ cho sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng được phân bổ cho Chương trình Sử dụng Tiết kiệm và Hiệu quả Năng lượng Việt Nam – VNEEP vào khoảng 2 triệu USD hàng năm và mỗi năm tăng khoảng gần 10%. Mặc dù các doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân cũng đầu tư lớn để tiết kiệm năng lượng nhưng chưa có ước tính về các khoản đầu tư này. Có thể các khoản đầu tư này lớn hơn nhiều so với ngân sách phân bổ cho VNEEP.