Kế hoạch thực hiện

Một phần của tài liệu Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu l (Trang 73)

Một kế hoạch thực hiện sơ lược được trình bày trong bang 10.1. Kế hoạch này cho thấy 3 giai đoạn:

Bảng 10.1 Kế hoạch thực hiện

Giai đoạn Thời gian

Giai đoạn chuẩn bị trước chương trình Tới tháng 12 năm 2008

Thực hiện Từ tháng 1 năm 2009 – 12/2013

Các hoạt động trước chương trình nhằm hoàn tất việc xây dựng chương trình hợp tác và đảm bảo rằng chương trình sẽ khởi động đúng lúc. Các hoạt động tiến hành trước chuẩn bị gồm có:

1. Hỗ trợ tiến trình thông qua NTP-RCC trong hệ thống chính phủ 2. Chuẩn bị nghị định liên chính phủ

3. Đảm bảo rằng MOF, theo sáng kiến/đề xuất của MONRE và MOIT sẽ ban hành một công văn tới từng bộ trên về việc sử dụng tiền như thế nào.

4. Hoàn tất TOR đối với cố vấn Danida cấp quốc gia và tiến hành tuyển dụng cố vấn cấp quốc gia (xem miêu tả công việc ở phần miêu tả hợp phần)

5. Tiến hành hỗ trợ phát triển thêm cácc cơ chế đo lường kết quả hoạt động và giám sát đnáh giá cho từng chương trình quốc gia (xem Phụ lục A1).

6. Tiến hành nghiên cứu chi tiết những rủi ro tài chính ở hai tỉnh và xây dựng những chuẩn mức để hướng dẫn kiểm tra sau này (xem phụ lục A2).

PHỤ LỤC A SƠ LƯỢC TOR CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ TIỀN KHỞI ĐỘNG

Các hoạt động tiền chuẩn bị gồm:

1. Hỗ trợ quá trình phê duyệt NTP-RCC trong hệ thống chính phủ. 2. Chuẩn bị hiệp định liên chính phủ.

3. Đảm bảo rằng MOF trên sáng kiến/đề xuất của MONRE và MOIT ra công văn gửi từng bộ trên giải thích về cách thức sử dụng vốn ra sao.

4. Hoàn tất TOR đối với cố vấn Danida cấp quốc gia và tiến hành tuyển dụng (xem miêu tả công việc trong miêu tả hợp phần CCA-NTP);

5. Hỗ trợ tăng cường cơ chế đo lường kết quả hoạt động và giám sát đánh gá đối với từng chương trình quốc gia (xem Phụ lục A1).

6. Tiến hành nghiên cứu chi tiết rủi ro tài chính ở MONRE/MOIT và hai tỉnh và xây dựng chuẩn hướng dẫn kiểm tra sau say (xem phụ lục A2).

Trong phụ lục này, đề cương TOR được đưa ra cho khoản 5 và 6 ở trên.

A1) ĐỀ CƯƠNG TOR ĐỐI VỚI HỖ TRỢ CƠ CHẾ XÂY DỰNG ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ CHO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA

Cơ sở và lý do

Chương trình hợp tác giữa Việt nam và Đan mạch về thích ứng và giảm thiểu thay đổi khí hậu sẽ lần đầu tiên trong lĩnh vực này phát huy đầy đủ các cơ chế chính phủ về quản lý và kiểm soát tài chính. Điều này ám chỉ việc sử dụng các cơ chế báo cáo và giám sát đánh giá của chính phủ. Nếu các cơ chế này không tốt thì sẽ có hỗ trợ để cải thiện thay vì bỏ qua và thay bằng cơ chế hoạt động song song. Sự hỗ trợ của Đan mạch vì vậy mà phụ thuộc vào các hệ thống đo lường kết quả hoạt động ở trong nước. Những hệ thống này còn yếu phần vì chính phủ chưa chính thức đưa ra các chỉ số làm nội dung đo lường kết quả hoạt động và khung pháp lý cho các ngành trong nước đối với CCA và CCM chưa hoàn thiện.

Những TOR này sẽ hướng dẫn việc cung cấp hỗ trợ để xây dựng một khung pháp lý hoạt động cho giám sát đánh giá ở từng lĩnh vực của hai chương trình quốc gia. Kinh nghiệm cho thấy việc đưa vào giám sát và đánh giá khó khăn và mất thời gian. Dựa vào giám sát đánh giá được tiến hành trong giai đoạn khởi động cũng thường không thành công vì có nhiều nhu cầu ngắn hạn cấp thiết khác còn cần thiết hơn. Thông thường, giám sát đánh giá đi sau. Chương trình khởi động và sau đó tiếp tục mà không có giám sát đánh giá đồng bộ và có ý nghĩa. Trong những trường hợp này cần lưu ý những nhược điểm của hệ thống trong nước, việc phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận mới đối với các mức độ đo lường kết quả hoạt động, nên cũng dễ hiểu tại sao cần phải cố gắng đặc biệt để khởi động hệ thống giám sát đánh giá trong quá trình chuẩn bị trước khi khởi động chương trình.

Mục tiêu

Mỗi chương trình có một hệ thống giám sát đánh giá hoạt động cho phép thực hiện được ít nhất giai đoạn đầu tiên trong năm 2009.

Hệ thống giám sát đánh giá sẽ cần:

i) Cung cấp tổng quan minh bạch về hoạt động của ngành cho những người ra quyết sách ở cấp cao nhất để có tổng quan về tiến độ của ngành nhằm thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước ở cấp trung ương và tỉnh và

ii) Cung cấp đủ thông tin chi tiết về hoạt động để các cán bộ phụ trách tiến hành sửa đổi qản lý và hoạt động chương trình.

iii) Phải mạnh.

Kết quả đầu ra

Kết quả đầu ra gồm:

• Lộ trình rõ ràng cho giám sát đánh giá có hiệu quả cho từng chương trình

• Báo cáo dự thảo về hệ thống thu thập dữ liệu cùng với kế hoạch thực hiện từng chương trình.

Phạm vi hoạt động

Phạm vi hoạt động sẽ bao gồm việc xem xét các yếu tố sau:

• Đánh giá ai sẽ cần kết quả giám sát đánh giá, vì sao cần và cần làm gì

• Đánh giá các nguồn tin và chỉ số hiện có

• Đánh giá những phương án lựa chọn theo:

o Sự lựa chỉ số

o Định nghĩa chỉ số

o Thu thập dữ liệu

o Xử lý và báo cáo dữ liệu

o Chia sẻ thông tin

• Đánh giá ưu điểm và hạn chế của những phương án lựa chọn.

• Sơ lược về thiết kế chỉ số chi tiết dựa trên phương pháp tiếp cận SMART và sơ lược về phương pháp lấy mẫu, các khía cạnh chất lượng dữ liệu, việc lựa chọn công cụ điều tra, và tính tin cậy cũng như giá trị của các chỉ số

• Xem xét trình tự thu thập dữ liệu

• Xem xét nhu cầu xử lý dữ liệu

• Xem xét khả năng báo cáo và chia sẻ thông tin

• Xem xét các khía cạnh sau và xây dựng trình tự để theo dõi.

o Xác định phân bổ trách nhiệm cho tất cả các thành phần trong hệ thống giám sát đánh giá

o Xác định lượng công việc dự kiến và chi phí cho chi tiêu thường xuyên

o Xác định công việc kiểm tra cần thiết

o Xác định cần điều chỉnh miêu tả công việc gì

o Xây dựng chu trình phản hồi ở cấp người sử dụng, thụ hưởng dữ liệu và các bên tham gia (ví dụ khu vực tư nhân).

o Thiết kế đưa ra hệ thống giám sát đánh giá bao gồm có soạn thảo các thông tư cần thiết

o Sơ lược việc xây dựng các gói đào tạo

• Tiến hành hội thảo có sự tham gia và tạo điều kiện cho việc ra chính sách về giám sát và đánh giá.

A2) SƠ LƯỢC TOR ĐỐI VỚI HỖ TRỢ NGIÊN CỨU CHI TIẾT NHỮNG RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ VIỆC XÂY DỰNG ÁC CHUẨN HƯỚNG DẪN KIỂM TRA SAU NÀY

Cơ sở và lý do

Chương trình hợp tác giữa Việt nam và Đan mạch đối với vấn đề thích ứng và giảm thiểu thay đổi khí hậu lần đầu tiên trong lĩnh vực này sẽ phát huy tối đa các cơ chế quản lý và kiểm soát tài chính của chính phủ. Điều này ngụ ý là sử dụng các hệ thống quản lý tài chính của chính phủ. Nếu các hệ thống này được cho là không đủ hiệu quả thì sẽ có hỗ trợ để cải thiện thay vì bỏ qua mà sử dụng các hệ thống song song. Sự hỗ trợ này có thể sẽ được cung cấp thông qua chương trình và được áp dụng trong các cơ quan thực hiện đã xác định có những hệ thống Quản lý tài chính công đang hoạt động và đã được thông qua cũng như là các khía cạnh quản lý tốt của riêng từng ngành. Ngoài việc cung cấp hỗ trợ mang tính xây dựng còn cần một số biện pháp phòng ngừa. Một số biện pháp này có liên quan tới những quy trình kiểm soát tiền tiến hành và một số sẽ liên quan tới việc xây dựng một số chuẩn mực cần được giám sát. Sự hỗ trợ của Đan mạch bởi vậy phụ thuộc vào các hệ thống quản lý và tài chính trong nước. Những đánh giá rủi ro tài chính trước kia và Tổng kết chi tiêu công 2005 kết luận rằng những yếu kém không ở chính các hệ thống mà nhiều hơn là ở việc thực hiện các hệ thống này một cách thiếu đồng độ và manh mún.

Trong chương trình hợp tác đề xuất có những thách thức cụ thể sau:

• Những vấn đề khi khởi động và sự chậm trễ trong việc chuyển vốn thông qua các hệ thống của chính phủ vì thời gian chuẩn bị ngân sách tới khi phân bổ ngân sách quá lâu;

• Việc định nghĩa chương trình quốc gia chưa đầy đủ;

• Sự khác biệt giữa những cơ chế hỗ trợ trước đây với TPBS.

Những TOR này sẽ hướng dẫn việc cung cấp hỗ trợ co việc xây dựng một hệ thống khung các biện pháp phòng ngừa, tiêu chí giảm bớt sự căng thẳng của công tác giám sát.

Mục tiêu

Mục tiêu là một bộ các biện pháp phòng ngừa, tiêu chí có thể hướng dẫn cho các cuộc tổng kết kiểm tra sau này và giúp đảm bảo giá trị thật trong sự hỗ trợ đưa ra.

Kết quả đầu ra

• Tổng quan về PFM và những rủi ro đặc trưng của ngành

• Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, tiêu chí

Quy mô hoạt động

Quy mô hoạt động

• Đánh giá các báo cáo kiểm toán và các báo cáo liên quan khác của các đơn vị đề nghị thực hiện

• Đánh giá hiệu quả của chức năng kiểm toán nội bộ của các đơn vị đề nghị thực hiện

• Đánh giá phạm vi luật mua sắm mới sẽ được thực hiện ở các đơn vị đề nghị thực hiện

• Đánh giá sự rõ ràng và chi tiết của báo cáo tài chính và theo dõi hành động tiếp theo hay những bất cập đề xuất.

• Đánh giá sự có mặt của các đơn vị phòng chống tham những trong các đơn vị đề nghị thực hiện

• Đánh giá xem trình tự lập kế hoạch hoạt động và ngân sách được thực hiện ra sao ở các đơn vị đề nghị thực hiện.

• Đánh giá tính thời sự của việc chuyển giao vốn tới các đơn vị đề nghị thực hiện.

• Đánh giá sự phù hợp của các định mức được các đơn vị được đề nghị thực hiện sử dụng

• Đánh giá các cơ chế O&M ở các đơn vị đề nghị thực hiện

• Đánh giá chất lượng báo cáo khả thi của các đơn vị đề nghị thực hiện

• Đánh giá sự thiên lệnh về chuyên môn ở các đơn vị được đề nghị thực hiện

• Đánh giá thông tin có được về giá trị thực/giá trị so với tiền bỏ ra ở các đơn vị được đề nghị thực hiện

• Đánh giá liệu có đủ tính minh bạch trong các quyết định quản lý ở các đơn vị đề nghị thực hiện

• Xây dựng các mức ngân sách có thể cho phép đánh giá về tính phụ trội của vốn cấp.

PHỤ LỤC B CHI TIẾT NGÂN SÁCH Ở CẤP CHƯƠNG TRÌNH

Bảng chi phí phí theo đơn vị đối với hỗ trợ chuyên môn

Hạng mục Đơn vị Đơn vị Ghi chú

DKK/tháng

Cố vấn nước ngoài Tháng 100.000 1

Tư vấn trong nước ngắn hạn Tháng 21.450 2

Tư vấn ngắn hạn nước ngoài Tháng 160.000 3

Hỗ trợ hậu cần cho cố vấn

Phương tiện (khấu hao/chạy) Tháng Chương trình/Chính phủ 4 Hoạt động văn phòng Tháng Chương trình/Chính phủ 5

Dịch cho cố vấn Tháng 7.000 6

Tổng hỗ trợ hậu cần Tháng 7.000

Ghi chú giải trình

2. Số tiền ngân sách này dựa trên định mức EU/UN đối với cán bộ cao cấp như sau: mức phí: 2 triệu Vnd/ ngày trong 22 ngày/tháng = 44 triệu Vnd /Tháng (14300 dkk/m) Chi tiêu tính trung bình bằng 50% phí = 22 triệu Vnd (7150 DKK). Tổng chi là 66 triệu Vnd (21450 DKK). Các định mức chi tiêu của EU chỉ được sử dụng cho mục tiêu ngân sách, việc thực hiện cụ thể theo định mức chi tiêu của chính phủ Việt nam có hiệu lực vào thời điểm đó.

3. Con số này dựa vào các điều kiện hợp đồng KR dựa trên tổng số năm kinh nghiệm của cán bộ

4. Tiền từ chương trình/chính phủ được dùng vào mục đích này 5. Chính phủ sẽ cung cấp văn phòng 6. Hỗ trợ phiên dịch cho cố vấn Bảng tỷ giá VND DKK USD VND 1 0.000291715 6.02E-05 DKK 3428 1 0.206612 USD 16606 4.84 1

PHỤ LỤC C CÁC PHƯƠNG PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC

Chương trình và đặc biệt là các nỗ lực của các cố vấn dài hạn và các cố vấn nước ngoài ngắn hạn được sử dụng để tăng cường năng lực. Nhằm hướng dẫn công việc này, 5 nguyên tắc và ba phương thức/công cụ thực tế được đưa ra sau đây. 5 nguyên tắc đó là:

• Xây dựng năng lực phải theo nhu cầu (với việc nhận biết nhu cầu và mong muốn sử dụng các nguồn lực có sẵn)

• Sự can thiệp từ bên ngoài vào có thể đem lại những đổi mới (nếu việc tăng cường năng lực là theo nhu cầu)

• Việc tăng cường năng lực phải tuân thủ và đóng góp mang tính xây dựng cho các chuẩn mực và nỗ lực của Việt nam.

• Việc tăng cường năng lực phải hướng tới hiệu quả (chứ không phải chỉ là kết quả)

• Cần tập trung vào việc học hơn là dạy.

Có 3 công cụ có hiệu quả nhất: sử dụng 6 “s”; phương pháp tăng cường năng lực dựa trên kết quả và mô hình cơ chế khả thi. Những công cụ này phục vụ cho tiến trình đó và không nên ưu ái cái này bỏ cái kia.

6 “s”

6 “s” do McKinsey xây dựng là:

• Strategy (Chiến lược) • Systems (Hệ thống) • IncentiveS (Khuyến khích)

• Structure (Cơ cấu) • Skills (Kỹ năng) • InterrelationshipS (Quan hệ qua lại)

Strategy (Chiến lược) - Tổ chức cần có phương pháp tiếp cận tổng thể rõ ràng để đạt được những mục tiêu và mục đích đề ra. Những vấn đề cần được tổ chức giải quyết phải được xác định và xác nhận đầy đủ. Tổ chức cần có tầm nhìn dài hạn. Tổ chức phải có sự tập trung mà ở đó thành công chỉ có thể đạt được nhờ có những nguồn lực sẵn có để đạt được mục tiêu ngắn hạn (0-3 năm), trung hạn (3-5 năm) và dài hạn (trên 5 năm).

Những tác động thực tế tới chương trình này: Hầu hết DONREs và các đơn vị thực hiện khác đều có chiến lược – trong một số trường hợp việc chỉnh sửa chiến lược đem lại hiệu quả. Có thể cần chỉnh sửa để phù hợp với cương lĩnh bầu cử nếu như có hội đồng mới được bầu. Điều quan trọng là nội dung của chiến lược phải so sánh được những gì đang hiện ra trong thực tế và những điều mà chiến lược chỉ ra. Sự khác biệt đó có thể sẽ là cơ sở để lập kế hoạch hoạt động nhằm nâng cao kết quả hoạt động.

Structure (Cơ cấu) - hỗ trợ cho các vấn đề chính sách gồm có: phân chia lao động giữa các cán bộ, giữa các hàng ngũ chỉ huy, liên lạc trong tổ chức; tài chính bền vững; đủ nhân lực, vị trí được xác định rõ cùng một cơ cấu báo cáo, ai là người giải quyết các vấn đề môi trường được chỉ ra và nhiệm vụ được giao, tính liên tục trong công tác của các nhân

sự chủ chốt của tổ chức, việc tiếp cận với cơ sở hạ tầng và các thiết bị cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ.

Tác động thực tế tới chương trình này: Tất cả các đơn vị thực hiện (DONREs và các vụ cục) đều có các cơ cấu tổ chức và nhân sự của mình, các cơ cấu nội bộ này đã được thông qua và ổn định. Luôn có vấn đề là làm sao đảm bảo cho cơ cấu nội bộ đó trong thực tế được thực hiện theo như đã thống nhất. Và có nhu cầu phải đôi lúc điều chỉnh. Nhưng

Một phần của tài liệu Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu l (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w