Giám sát, báo cáo và tổng kết

Một phần của tài liệu Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu l (Trang 67)

Theo nguyên tắc tuân thủ chung, trách nhiệm báo cáo và theo dõi là của tổ chức Việt nam có trách nhiệm làm cơ quan chủ quản và chủ dự án đối với chương trình quốc gia và hợp phần đó.

35 Công cụ giám sát. Việc giám sát hàng năm sẽ xem xét vấn đề này và nếu (trong trường hợp này) có những định mức không phù hợp dẫn đến việc thực hiện không có hiệu quả thì trong tổng kết chuyên môn và sau đó là tại ban đối thoại chính sách có thể nhất trí về một hành động ưu tiên cho năm sau và việc thực hiện được kiểm tra bằng giám sát/tổng kết chuyên môn và năm sau.

36 Việt Nam, Đánh giá trách nhiệm tài chính nước sở tại, báo cáo CFAA, Ngân hàng thế giới, tháng 3 năm 2008.

8.1 THEO DÕI

Nói chung hệ thống của chính phủ khong hoạt động theo cơ chế lập kế hoạch sử dụng phương pháp khung lô gích (LFA) hay theo dõi bằng các chỉ số định sẵn. Mặd dù công tác theo dõi không được chính thức hoá và tổng quát, nhưng cũng có những hình thức phổ biến đưa ra được công cụ đo lường kết quả hoạt động. Đó là: i) đặt ra các mục tiêu có thể được xem như là các chỉ số và cung cấp nguồn thông tin về đo lường kết quả hoạt động; ii) sử dụng việc giám sát quản lý và đánh giá kết quả hành đọng dựa trên thông tin chính thức và không chính thưc.

Cả hai chương trình quốc gia đều có những mục tiêu cụ thể và đều được sử dụng để làm thước đo thành công của vốn hỗ trợ Đan mạch.

Sự hỗ trợ được đưa ra vào thời kỳ đầu của chương trình để cụ thể hoá cơ chế theo dõi, đặc biệt là xác định xuất phát điểm và cơ chế thu thập thông tin. Trong phạm vi cho phép những cơ chế thu thập thông tin hiện này sẽ được sử dụng. Xem TOR trong phụ lục A1.

8.1.1 Các chỉ số

Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với thay đổi khí hậu NTP - RCC

Các chỉ số của NTP-RCC là các mục tiêu đặt ra đối với chương trình này. Đó là những kết quả đầu ra và hiệ tại còn hướng về hoạt động, được chia ra thành những nhiệm vụ chính và thời hạn. Dưới đây là một số mục tiêu chính37:

Đến cuối năm 2010:

• Hoàn thành xây dựng giả thiết về thay đổi khí hậu và tăng mực nước biển ở Việt nam trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

• Hoàn thành đánh giá tác động của thay đổi khí hậu và tăng mực nước biển ở nhiều lĩnh vực, ngành và địa phương (nguồn nước, thuỷ lợi, nông nghiệp, y tế, sinh kế, đồng bằng và ven biển)

• Tìm kiếm thành công các giải pháp đối phó với thay đổi khí hậu trong các lĩnh vực, ngành và vùng nhạy cảm và dễ chịu tác động của thay đổi khí hậu và nước biển dâng.

• Tiến hành các dự án thử nghiệm để đối phó với thay đổi khí hậu ở các lĩnh vực, ngành và khu vực ngạy cảm và dễ chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và nước biển dâng.

• Kế hoạch hành động cho các bộ ngành và địa phương bắt đầu được thực hiện ở những địa phương và bộ ngành phải quản lý những ngành và lĩnh vực nhạy cảm và dễ chịu tác động của thay đổi khí hậu.

• Xây dựng cơ chế đưa các yếu tố thay đổi khí hậu vào đánh gía chiến lược môi trường/đánh giá tác động môi trường và các hướng dẫn thực hiện được ban hành.

• Trên 10% cộng đồng dân cư và trên 65% công chức nhà nước có kiến thức cơ bản về thay đổi khí hậu và những tác động của nó.

• Hành lang các văn bản pháp luật và chính sách thúc đẩy đầu tư vào các dự án cơ chế phát triển sạch và các dự án đối với với thay đổi khí hậu và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường, được bổ sung và hoàn chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Tới cuối 2015

• Tiến hành thực hiện các giải pháp đối phó với thay đổi khí hậu được 37 Dựa trên phiên bản dịch không chính thức “post 3. Camp” 22/6/2008

lựa chọn cho những lĩnh vực, ngành và khu vực theo kế hoạch hành động.

• Kế hoạch hành động thích ứng với thay đổi khí hậu và giảm thiểu thay đổi khí hậu của các bộ ngành và địa phương được thực hiện ở giai đoạn đầu.

• Trên 80% người dân cộng động, 100% viên chức nhà nước có kiến thức cơ bản về thay đổi khí hậu và tác động của nó.

• Cơ chế tổng hợp đưa các yếu tố thay đổi khí hậu vào quá trình đánh giá chiến lược môi trường/đánh giá tác động môi trường được thực hiện rộng khắp và có hiệu quả.

• Xây dựng và thực hiện các dự án CDM ở Việt nam phổ biến ở các lĩnh vực và ngành có tiềm năng.

Chương trình mục tiêu quốc gia – thích ứng với thay đổi khí hậ (NTP – RCC) - Các chỉ số ở cấp hợp phần

Vì sự hỗ trợ có mục tiêu của Đan mạch dành cho hai tỉnh Bến Tre và Quảng Nam nen vì thế các chỉ số cụ thể này cũng iên quan tới các tỉn trên tuy nhiên đây cũng nằm trong mẫu tương tự như các mục tiêu của NTP-RCC và do đó sẽ góp phần vào việc theo dõi chung NTP-RCC và cung cấp mô hình cho việc theo dõi tốt hơn. Các chỉ số ở cấp tỉnh là:

Tới cuối năm 2010:

• Kế hoạch hành động CC cấp tỉnh được hình thành và thông qua

• Thay đổi khí hậu (CC) được đưa vào trong kế hoạch phát triển của tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Số dự án thử nghiệm đem lại lợi ích cho những người dễ bị tác động nhất bởi CC.

Tới cuối năm 2013 (kết thúc hỗ trợ của Đan mạch cho dự án này)

• Thực hiện kế hoạch hành động cấp tỉnh tiến hành tốt

• Thay đổi khí hậu được đưa vào nội dung lập kế hoạch sử dụng đất đai của tỉnh

• Số dự án thử nghiệm đề xuất cho các tỉnh khác

Ở mức độ tổng thể thì theo dõi đóng góp của chính phủ cũng liên quan với theo dõi đóng góp của Đan mạch/các nhà tài trợ nước ngoài khác.

Ngoài ra những nỗ lực sẽ được hướng đến giúp đỡ NTP-RCC trong việc xây dựng và theo dõi các chỉ số ở cấp quốc gia. Những chỉ số này sau đó sẽ đóng vai trò làm thước đo kết quả hoạt động của chương trình quốc gia và bởi vậy cũng là đo lường sự đóng góp giúp đỡ của Danida.

Chương trình tiết kiệm năng lượng của Việt nam Các chỉ số kết quả đầu ra

Số liệu về phát triển năng lượng tiêu thụ trong nước so sánh với mốc dự báo 2006 cho thấy thành công tổng thể của VNEEP.

Chỉ số chung cho VNEEP và hợp phần bởi vậy là:

• Tiết kiệm năng lượng được tính bằng % tổng số tiêu hao năng lượng so với dự báo 2006.

Các mục tiêu của VNEEP được đánh giá là có thể đạt được bằng việc thực hành tiết kiệm năng lượng có hiệu quả trong ngành công nghiệp nặng38 và các nhà máy điện39, ngay cả sự tiêu hao năng lượng ở các ngành khác (giao thông, dân sinh và nông nghiệp) có tăng theo sự phát triển kinh tế chung.

Trong báo cáo mới nhất về VNEEP thì chưa có thông tin về tình trạng chỉ số này và Sứ quan bởi vậy phải hỗ trợ văn phòng MOIT/EE đảm bảo sao cho thông tin đó được cung cấp cho ban chỉ đạo NSC.

Các chỉ số ngành tổng quát liên quan là:

• Phát triển tiêu hao năng lượng

Tiêu hao năng lượng ở Việt Nam đx tăng trên 20% trong thời gian 10 năm qua, điều này là không bình thường đối với những quốc gia đang phát triển.40 Quan điểm phát triển là phải giảm tiêu hao năng lượng. Việc giảm hay tăng tốc độ so với trước kia trong việc tiêu hao năng lượng mới là chỉ số tốt cho VNEEP.

• Hiệu quả chung của các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch

Hiệu quả chung của các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch ở Việt nam là khoảng 36% từ số liệu vĩ mô (IEA, 2008). Đây có thể được sử dụng làm mốc so sánh.

• Mức giá năng lượng trong tương quan với chi phí sản xuất năng lượng

Giá năng lượng quyết định chính sách khuyến khích đối với đầu tư vào EE. Giá điện dự kiến sẽ tăng để đáp ứng với chi phí sản xuất vào năm 2010 là ~ 1350 VND/kWh (hiện là 842 VND/kWh).

CCM-VNEEP Chỉ số cấp hợp phần

Các chỉ số ở cấp hợp phần cũng có liên quan và gắn kết với VNEEP một cách tự niên và cũng cần báo cáo với ban chỉ đạo quốc gia NSC, tuy nhiên các chỉ số này lại được xây dựng để theo dõi hiệu quả sự hỗ trợ của Đan mạch như khuyến nghị trong thẩm định.

Các chỉ số cho các mục tiêu trước mắt:

• Chỗ ngồi ở các khoá đào tạo cấp chứng chỉ cho các tư vấn và quản lý năng lượng đang được sử dụng hàng năm sau khi thành lập.

• Đóng của chính phủ và các đóng góp khác của Việt nam cho đào tạo và kiểm toán tằng từ 0% lên 75% ừ 2010 tới 2013.

• Kiểm toán năng lượng dẫn tới việc thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng ở 85% các cuộc kiểm toán.

• Nhu cầu có cơ chế tài trợ EE cao hơn quy mô của cơ chế. Miêu tả hợp phần còn có danh sách các chỉ số kết quả đầu ra.

38 Ngành công nghiệp tiêu thụ khoảng 41% tổng lượng năng lượng tiêu thụ theo con số của ECC – HCMC. Theo MOIT 1.228 doanh nghiệp lớn tiêu thụ 70 % năng lượng. Do đó có thể dự đoán khoảng 29% tổng lượng tiêu thụ năng lượng ở Việt là ở 1.228 ngành công nghiệp lớn.

39 Một dự tính sơ qua của Đại học bách khoa Hà nội cho thấy việc nâng cao tiết kiệm năng lượng thông thường và đơn giản nhất ở các nhà máy điện cũng tiết kiệm 5-10% mức tiêu thụ năng lượng của họ.

40 Tiêu hao năng lượng ở các nước có chọn lọc trong BTU/GDP (USD-2000): Việt Nam (1997): 3919, Việt Nam (2005): 4857, Trung Quốc (2005): 7906, Thái Lan (2005): 6848, Đan mạch (1980): 8764, Đanh mạch (2005): 5172. Nguồn: EIA, 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8.1.2 Những mốc đánh dấu trong năm đầu tiên

Những mốc lớn trong giai đoạn từ tháng năm 2008 tới cuối năm đầu tiên 2009 được nêu dưới bảng sau.

Bảng 8.1 Mốc đánh dấu quan trọng trong giai đoạn từ tháng 7 năm 08 dến tháng 12 năm 09

Lĩnh vực hợp phần Mốc

CCA – NTP • Chương trình mục tiêu quốc gia NTP được xây dựng và phổ biến để xem xét về pháp lý (tháng 7 năm 2008)

• Quốc hội thông qua (tháng 11 2008)

• Chính phủ thông qua (tháng 11 2008)

• Thông qua ngân sách cho 2009 (tháng 1 2009)

• Họp ban chỉ đạo (tháng 1 2009)

• Văn phòng thường trực đi vào hoạt động (tháng 3 2009)

• Tuyển cố vấn (tháng 4 2009)

CCM – VNEEP • Luật hiệu quả và tiết kiệm năng lượng mới được thông qua (tháng 12 2009)

8.2 BÁO CÁO

Cách làm chuẩn mực trong chức năng quản lý nhà nước là mỗi vụ cục sở lập báo cáo nửa năm dựa trên kế hoạch hoạt động và ngân sách được thông qua. Nếu vụ cục sở có nhiều phòng ban thì những phòng ban ngày trình các phần của mình lên rồi tổng hợp thàh báo cáo của vụ cục sở.

Những báo cáo này được giám đốc sở/vụ trưởng/cục trưởng ký và được trình tiếp lên bộ chủ quản và/hoặc UBND (PPC) để thông qua và sử dụng làm báo cáo thường niên của bộ/tỉnh. Báo cáo của vụ cục sở được thảo luận trong các cuộc họp bán niên tại đó lãnh đạo các vụ cục sở (người thay thế không được chấp thuận) sẽ trả lời các câu hỏi và biện hộ cho tiến độ năm qua. Những cuộc họp này, theo thông lệ Việt anm, không được ghi thành văn bản. Khi cuộc thảo luận cho kết quả có giá trị thì có thể sẽ ban hàn một chỉ thị, thông tư, quyết định hay quy chế tuỳ theo tình hình yêu cầu. Các báo cáo này khác nhau về độ dài ngắn, chi tiết và hình thức nhưng thông thường có các phần sau: tiến độ đạt được so với kế hoạch, chi tiêu thực so với kế hoạch, giải trình về những thay đổi và đề xuất cải thiện tình hình.

8.3 TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ

Tổng kết ngành và chương trình quốc gia

Chính phủ sẽ trên cơ sở từng trường hợp mà tiến hành tổng kết các chương trình quc gia, thường thì liên quan tới việc tiến hành giai đoạn 2, ví dụ khi cơ chế thẩm định của bộ MPI yêu cầu cần có thêm thông tin nếu như không tổng kết thì không có.

Tổng kết/tổng kết chuyên môn

Các cuộc tổng kết của Danida sẽ tiến hành vào năm thứ 2 và thứ 4 (2010 và 2012) với mục đích là đánh giá tiến độ của các hợp phần, hoặc là tổng thể hoặc là với các kết quả đầu ra và địa phương cụ thể và để đưa ra khuýen nghị để nâng cao hay cải thiện. Những khuyến nghị đó sẽ được sử dụng như động lực thảo luận có cần thiết

phải thay đổi hỗ trợ hay không và xác định yêu cầu cho nghiên cứu tiếp theo. Các cuộc tổng kết này sẽ được tiến hành cùng với chính phủ và các nhà tài trợ khác nếu có thể/tiện.

Các cuộc kiểm tra

Kiểm tra được tiến hành hàng năm để kiểm tra chi tiết giá trị của những giả định, tình hình thực hiện các chỉ số và hoạt động của các biện pháp phòng ngừa. Mục đich của đoàn kiểm tra là để xem xét cụ thể xem các hệ thống trong nước hoạt động ra sao và để có thông tin tin cậy về thành côn và thất bại. Các đoàn kiểm tra cũn sẽ xem xét tình hình của các giả định và rủi ro và gợi ý những biện pháp chỉnh sửa nếu thấy cần. Thông tin này sẽ được sử dụng cho cuộc tổng kết chuyên môn và/hoặc bởi Uỷ ban đối thoại chính sách (xem chương 6) để điều chỉnh nếu cần thiết hướng hỗ trợ. Có thể sẽ xem xét kết hợp kiểm tra với tổng kết trong các năm mà tổng kết được tiến hành.

Đánh giá

Chưa có dự trù đánh giá.

9 GIẢ ĐỊNH VÀ RỦI RO9.1 GIẢ ĐỊNH

Một phần của tài liệu Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu l (Trang 67)