6. Kết cấu luận văn
3.1.2 Mục tiêu phát triển của MaritimeBank đến năm 2020
- Để đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động cũng như áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước nói chung và ngân hàng nước ngoài nói riêng, Maritime Bank không ngừng nâng cao NLCT của mình để hoàn thành mục tiêu một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam với chất lượng và dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế.
- Trên cơ sở phân tích các kết quả đạt được trong năm qua và các dự báo về kinh tế vĩ mô những năm tới, Maritime Bank đã chủ động xây dựng định hướng chiến lược cho giai đoạn 2013-2020 và trong tương lai. Cụ thể, Maritme Bank không tập trung phát triển để trở thành ngân hàng có quy mô tài sản lớn, mà hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng có hoạt động hiệu quả và là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.
- Khi nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, Maritime Bank tiếp tục xây dựng kế hoạch lợi nhuận và kế hoạch tăng trưởng theo hướng thận trọng, để đảm bảo sự phát triển mạnh bền vững cho ngân hàng trong giai đoạn này.
- Về định hướng hoạt động năm 2013, đại hội đã thông qua các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh gồm tổng tài sản tăng 104,6%, đạt mức 115.000 tỷ đồng,
kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 3% và lợi nhuận trước thuế đạt 863 tỷ đồng, tăng 338,4% so với năm 2012. Trong năm nay, ngân hàng này tiếp tục tập trung vào phân khúc doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đồng thời chú trọng tới phát triển khách hàng cá nhân có thu nhập khá. Bên cạnh đó, Maritime Bank chuyển hướng tập trung doanh thu từ hoạt động cho vay sang doanh thu từ phí. - Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng đến khách hàng.
- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững
- Maritime Bank sẽ tiếp tục tập trung phát triển hai phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa & nhỏ và khách hàng cá nhân. Định hướng của chúng tôi đưa ra các sản phẩm đa dạng và "khác biệt hóa", nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm tăng sức cạnh tranh cũng như thị phần trên thị trường tài chính ngân hàng.
- Duy trì tình trạng tài chính ở mức an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng Maritime Bank trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thử thách trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn thiện của ngành ngân hàng Việt Nam.
- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả.
- Xây dựng ”Văn hóa Maritime Bank” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.
- Nâng cao năng lực kiểm soát điều hành: giữ vững an toàn cho Maritime Bank trong mọi tình huống và tăng cường khả năng cạnh tranh.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có, phát triển và cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, trong đó tập trung phát triển mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ như thẻ tín dụng quốc tế, tín dụng nội địa, dịch vụ thanh toán tiết kiệm.
- Tăng trưởng huy động vốn bình quân 40-50%/năm. - Tăng trưởng tín dụng bình quân 40-50%/năm. - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 8%
- Thu nhập bình quân / cán bộ nhân viên tăng 15%/năm.
- Công nghệ lõi (core banking) được ứng dụng 100% ở các điểm giao dịch. - Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ 5-7%/năm.
3.1.3 Chiến lƣợc phát triển đến năm 2020
Chiến lƣợc phát triển theo chiều rộng
Tăng trưởng thông qua việc phát triển theo quy mô: hiện nay Maritime Bank đang mở rộng mạng lưới tại các vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc, bên cạnh đó Maritime Bank đang triển khai phát triển các kênh phân phối thông qua việc đầu tư và phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại
Tăng trưởng thông qua hợp tác liên minh: Maritime Bank đã và đang tham gia vào các liên minh liên kết để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động như: tham gia vào thanh toán thẻ Smart Link, tìm kiếm đối tác chiến lược để xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Chiến lƣợc đa dạng hóa
Đây là một chiến lược tăng trưởng được Maritime Bank quan tâm thực hiện. Maritime Bank đã thành lập công ty chứng khoán, nghiên cứu thành lập công ty bất động sản, công ty quản lý và khai thác tài sản.
Tập trung vào thị trƣờng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)
Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc mà sự xuất hiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang và sẽ là động lực chính trong đà tăng trưởng đó. Đồng hành với sự tăng trưởng này là sự phát triển của các tầng lớp trung lưu có thu nhập cao tại Việt Nam. Nắm bắt được cơ hội đó, đồng thời phục vụ khách hàng doanh nghiệp và khách hàng khá giả tốt hơn, Maritime Bank đã quyết định thiết kế một chiến lược mục tiêu mới. Để thực hiện chiến lược này, dự án Sao Biển đã ra đời. Dự án thiết kế hai mô hình hoàn toàn mới – bao gồm các chi nhánh và các ngân hàng
chuyên doanh. Chiến lược kinh doanh mới này được xây dựng dựa trên nghiên cứu sâu sắc về khách hàng. Bên cạnh đó, Maritime Bank còn thiết lập cơ cấu tổ chức mới cho phép toàn ngân hàng vận hành theo mô hình mới đã chính thức triển khai. Nhờ đó Maritime Bank trở thành ngân hàng đầu tiên thực hiện nhiều sáng kiến kinh doanh mới tại Việt Nam
- Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đã cung cấp và tái thiết toàn bộ cơ sở vật chất của các điểm giao dịch trên toàn hệ thống nhằm đem lại một không gian giao dịch thuận lợi, thoải mái, chuyên nghiệp và ấn tượng nhất cho khách hàng.
- Là ngân hàng đầu tiên xây dựng được lực lượng bán hàng trực tiếp đối với cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.
- Là ngân hàng đầu tiên tung ra thị trường những sản phẩm mới hấp dẫn với nhiều ưu điểm:
o Tài khoản giao dịch có nhiều tiện ích hơn hẳn và lãi suất cao hơn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
o Cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp với cách thức định giá tài sản tốt hơn, đảm bảo thời gian phê duyệt ngắn nhất.
- Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam xây dựng mô hình quản lý rủi ro chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế để hổ trợ cho kinh doanh tăng trưởng. - Đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin: hệ thống ALM, CRM, ECM… - Tập trung vào công tác thu hồi nợ xấu đồng thời theo sát và chuẩn bị cho
công tác thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam.
- Tái cấu trúc mô hình ngân hàng cá nhân và ngân hàng doanh nghiệp, tập trung nguồn lực và mạng lưới cho những phân khúc đủ lớn, có tiềm năng lợi nhuận và tạo ưu thế riêng cho Maritime bank trên thị trường.
- Tiếp tục củng cố môi trường rủi ro tín dụng nhằm cải thiện chất lượng tín dụng.
- Thí điểm các mô hình kinh doanh khác với mục tiêu cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho nhiều đối tượng ở các khu vực khác nhau và có tiềm năng cao.
- Tăng cường phát triển sản phẩm dịch vụ có thu phí, triển khai bán chéo, triển khai sản phẩm hướng đến khách hàng có tiềm lực tài chính lành mạnh và chính sách linh hoạt.
- Cải thiện quy trình, quy chế nhằm tiết kiệm thời gian và nhân lực xử lý, đầy nhanh tốc độ giao dịch với khách hàng và nâng cao NLCT cho ngân hàng.
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Maritime Bank đến năm 2020 Bank đến năm 2020
3.2.1 Đầu tƣ phát triển công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng
Ngày càng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động. Có thể khẳng định công nghệ hiện đại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, trình độ công nghệ của mỗi tổ chức tín dụng cho phép hiện thực hoá các tiềm năng về quản lý điều hành và các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của mình, nó cũng tạo ra năng lực cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu và sự lựa chọn của khách hàng tốt hơn trong tương lai. Maritime Bank cần tiếp tục hiện đại hoá công nghệ của mình theo hướng trở thành một định chế tài chính đa năng hiện đại, đầu tư có trọng tâm vào công nghệ mới để đảm bảo lợi thế cạnh tranh và hình ảnh một ngân hàng hiện đại, đồng thời chuẩn bị các dự án phát triển hạ tầng công nghệ, các chương trình phát triển ứng dụng mới phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.
Định hướng các chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ mới phải dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, có khả năng tích hợp phát triển thêm nhiều tiện ích mới phong phú nhằm hướng đến đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đặc biệt tập trung cho hệ thống công nghệ thông tin và gia tăng ứng
phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng, có khả năng hổ trợ kiểm soát và quản lý rủi ro một cách hiệu quả khi mạng lưới Maritime Bank ngày càng được mở rộng.
Ngoài ra, cần chú trọng phát triển các dịch vụ e-Banking. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống, đẩy mạnh khai thác những sản phẩm dịch vụ có thế mạnh lâu nay, Maritime Bank phải nhanh chóng nâng cao chất lượng của dịch vụ hiện đại và các kênh phân phối tự động mà hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu như kỳ vọng của khách hàng như Direct Banking, Internet Banking, tăng cường thêm tiện ích thanh toán của dịch vụ thẻ đồng bộ với phát triển ATM/POS…
Nâng cấp phần mềm core banking, đầu tư các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý khách hàng, quản lý rủi ro, quản trị tài chính, kinh doanh hàng hóa, nội tệ…
Duy trì và phát triển các công cụ khai thác thông tin, quản trị nội bộ Củng cố hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin: trung tâm dữ liệu, trung tâm dự phòng, máy chủ, hệ thống truyền dẫn.
Triển khai hệ thống an ninh mạng.
Tái cấu trúc mô hình tổ chức công nghệ thông tin để phục vụ mô hình tổ chức của ngân hàng hiệu quả.
3.2.2 Nâng cao chất lƣợng dịch vụ
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ là việc hết sức cần thiết đối với Maritime Bank, nhằm mục đích nâng cao sự thoả mãn của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Maritime Bank; tạo lòng tin cho khách hàng khi tham gia vào giao dịch; xây dựng hình ảnh của Maritime Bank luôn hướng tới khách hàng, chăm sóc và đồng hành cùng khách hàng – là yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững của Maritime Bank.
Đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng quan trọng nhất là Internet Banking, e-Banking để ngân hàng có thể cung cấp thông tin cho khách hàng một cách nhanh nhất. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch của mình ngay tại nơi
làm việc. Đồng thời chú trọng đến chất lượng dữ liệu và độ bảo mật an toàn của hệ thống công nghệ, xử lý nghiêm các trường hợp trì trệ trong cung cấp dịch vụ đến cho khách hàng, đặc biệt chú ý đến vấn đề lỗi đường truyền, nghẽn mạng do quá tải
Phát triển các dịch vụ gia tăng thêm như phục vụ trọn gói. Tín dụng nhất là tín dụng đầu tư và phục vụ sản xuất kinh doanh là một thế mạnh của Maritime Bank. Do vậy, để phát triển dịch vụ một cách toàn diện, Maritime Bank có thể sử dụng tín dụng trung gian làm kết nối. Nghĩa là khi cung cấp tín dụng cho khách hàng, Maritime Bank khuyến khích khách hàng mở tài khoản, chuyển doanh thu về, thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng… bằng những chính sách đãi. Ngoài ra, để phát triển các hình thức phục vụ trọn gói, Maritime Bank cần đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ phải hoàn hảo, có sức cạnh tranh về chất lượng và chi phí.
Đơn giản hoá thủ tục, tự động hoá thao tác thực hiện để giảm thiểu thời gian giao dịch của khách hàng. Đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các giao dịch để tạo lòng tin nơi khách hàng.Xây dựng quy trình xử lý nghiệp vụ nhất quán, thông suốt giữa các phòng để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng. Trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất cần thiết, bố trí các quầy giao dịch hợp lý, mở rộng bãi đổ xe để khách hàng cảm thấy thoải mái, thuận tiện khi đến giao dịch với ngân hàng.
Thiết lập đường dây nóng để phục vụ khách hàng nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. Đối với các dịch vụ qua máy ATM phải có bộ phận trực thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của máy phòng khi máy hết tiền, gặp sự cố không được xử lý kịp thời.
Tạo lập một nền khách hàng ổn định, duy trì và phát triển các mối quan hệ lâu dài với khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển thị trường nhằm thu hút khách hàng mới, khách hàng tiềm năng…Cần phát huy hơn nữa sự chăm sóc khách hàng như viếng thăm, tặng hoa chúc mừng sinh nhật giám đốc và kế toán trưởng các doanh nghiệp. Đối với những khách hàng ngừng giao
dịch hay chuyển sang ngân hàng khác hoạt động cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp thích hợp để khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.
Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ mới như các giao dịch phát sinh, hợp đồng hàng hoá tương lai… để đáp ứng cho nhu cầu các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực, ngành nghể khác nhau.
Tăng cường công tác giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, họ có nguồn ngoại tệ từ nước ngoài, ngân hàng cần tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu dịch vụ kinh doanh ngoại hối giúp doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Để hoạt động marketing được hiệu quả, Maritime Bank cần có đội ngũ marketing chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của đội ngũ này là nghiên cứu và dự báo thị trường, xu hướng phát triển dịch vụ, xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng trên cơ sở phân khúc thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh. Từ đó xây dựng cụ thể quy trình tiếp cận, khởi xướng, phát triển và duy trì quan hệ khách hàng.
3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing
Họat động quảng cáo
Quảng cáo là một trong những hoạt động thường dùng nhất để thu hút khách hàng thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để truyền đi những tin tức về sản phẩm-dịch vụ hoặc hoạt động ngân hàng cho khách hàng của mình. Với các sản phẩm dịch vụ chủ yếu hướng vào việc phục vụ doanh nghiệp thì quảng cáo trên đài, trên tivi hoặc hiệu quả nhất là quảng cáo trên các báo điện tử như: diễn đàn doanh nghiệp, thời báo kinh tế Việt Nam, vnexpress…Bên cạnh việc đăng tải các chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, Maritime Bank tiếp tục tài trợ chương trình “Sống đẹp” trên kênh VTV1 và chuyên mục Tư vấn tài chính trên tạp chí Đầu Tư Chứng khoán. Tuy nhiên, những hoạt động của ngân hàng, giới báo chí vẫn theo sát với tần suất khoảng 20-25 tin một tháng. Ngân hàng xác định phát triển theo chiều sâu, duy trì vị thế, uy tín thương hiệu và củng cố sự trung thành thương
hiệu thông qua tính ưu việt của sản phẩm và chất lượng dịch vụ khách hàng. Tùy thực tế tâm lý khách hàng mà Maritime Bank nên chọn hình thức quảng cáo phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.