Phân tích đối thủ cạnh tranh của MaritimeBank

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI (MARITIME BANK) ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 47)

6. Kết cấu luận văn

2.3Phân tích đối thủ cạnh tranh của MaritimeBank

Một số tiêu chí mà các ngân hàng dùng để xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp là: sản phẩm, giá, chất lượng dịch vụ, vốn điều lệ, khả năng huy động vốn, vốn tín dụng, sức mạnh thương hiệu, thị phần. Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp giúp ngân hàng có thể đưa ra những chiến lược hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động đầu tư. Maritime Bank có 4 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là: Techcombank, VP Bank, ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) và EximBank.

Bảng 2.11: So sánh năng lực cạnh tranh của các NHTM

Chỉ tiêu MSB VPBank SHB TechcomBank

Nguồn vốn chủ sở hữu 9.090 6.637 9.447 13.289 Tổng tài sản 109923 102576 116.537 179.933 ROA 0.21 0.69 0.96 0.42 ROE 2.25 10.19 11.91 5.58 CAR 11.93 12.51 14.18 12.6 Huy động vốn 61.881 59.514 104.131 85.519 Dư nợ cho vay 27.428 25.363 55.562 74.922 Mạng lưới 216 205 317 316 ATM 370 291 121 260 Lơi nhuận trước thuế 225 853 1806 1017 Lơi nhuận sau thuế 226 644 1668 765

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank, SHB, VPBank, Techcombank năm 2012

Xét về các chỉ tiêu quy mô, Maritime Bank vẫn đảm bảo tốt. Tổng tài sản của hệ thống là 109.923 tỷ đồng tương đương năm 2011; 56% trong số đó được sử dụng từ nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế, dân cư và phát hành trái phiếu. Cụ thể, tiền gửi của khách hàng (bao gồm cả phát hành trái phiếu) của Martime Bank cuối năm đạt 61.881 tỷ đồng, trong đó huy động từ dân cư tăng 36%, chiếm tỷ trọng 54% tổng huy động từ thị trường I. Con số này thể hiện sự ổn định trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Techcombank là một trong những NHTM hàng đầu tại Việt Nam, Techcombank có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất. Cùng với sự hổ trợ của cổ đồng chiến lược HSBC, Techcombank đã có một nền tảng tài chính vững chắc và ổn định. Techcombank sở hữu một mạng lưới chi nhánh rộng khắp với 316 chi nhánh và 1247 máy ATM trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất. Ngoài ra, Techcombank còn sở hữu một lực lượng nhân sự trên 7000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu chung của ngân hàng.

Trong năm 2012, Techcombank tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng danh mục đầu tư và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng trong năm 2012 đạt 1.017 tỷ đồng, kết quả kinh doanh trong năm bị tác động bởi việc trích lập dự phòng cẩn trọng trong bối cảnh tỉ lệ lãi suất thấp và cạnh tranh tín dụng ngày càng cao. Ngân hàng vẫn duy trì khả năng vốn hóa tốt và đảm bảo đáp ứng tốt nhất cho sự tăng trưởng trong tương lai. Nhờ vào hệ thống mạng lưới chi nhánh/ phòng giao dịch hàng đầu, tỷ lệ tăng trưởng huy động dân cư trong năm 2012 của Techcombank tăng gần 26% so với năm trước đạt mức 111.462 tỷ đồng, trong khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức khiêm tốn 7,4% đạt mức 74.922 tỷ đồng, do chính sách cho vay có chọn lọc hơn. Tổng mức tăng trưởng danh mục cho vay thấp hơn 2011

(20%). Vì thế, Ngân hàng tiếp tục thực hiện các bước đi nhằm quản lý tốt chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện rủi ro.

Mặc dù hoạt động trong mội trường kinh tế khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì khả năng thanh khoản tốt và tỉ lệ an toàn vốn mạnh. Tỉ lệ tín dụng trên huy động được cải thiện ở mức 60,3% trong tháng 12 năm 2012 so với tỉ lệ 70,6% trong tháng 12 năm 2011. Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) trong tháng 12 năm 2012 là 12,6% cao hơn nhiều so với mức 9% theo quy định của NHNN

Ngân hàng luôn chú trọng đến đầu tư và phát triển công nghệ. Vì thế, hệ thống nền tảng công nghệ của Techcombank luôn được đánh giá là ưu việt nhất trong khối NHTMCP. Năm 2012 ngân hàng đã gia tăng nhiều tiện ích của dịch vụ ngân hàng trực tuyến F@st-i-bank, cho phép khách hàng có thể thanh toán hóa đơn tiền điện của 200 chi nhánh điện lực trên toàn quốc, hóa đơn điện thoại của các công ty viễn thông di động, thanh toán vé máy bay của 25 hãng hàng không quốc tế. Một dịch vụ khác cũng được giới thiệu đến khách hàng, theo đó khách hàng có thể rút tiền mặt tại ATM mà không cần dùng đến thẻ.

Techcombank duy trì lượng huy động tương đối ổn định và bền vững trong phân khúc khách hàng cá nhân. Trong năm 2012, tổng huy động khách hàng bán lẻ tăng mạnh 34% lên đến 77.056 tỷ đồng, một con số ấn tượng trong bối cảnh thị trường bất ổn. Mức tăng trưởng này xếp thứ 2 trong khối NHTMCP.

Như vậy, xét về thực lực hiện tại thì Techcombank là ngân hàng có năng lực cạnh tranh tốt nhất so với các ngân hàng còn lại, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với MaritimeBank.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập 12-08-1993. Sau gần 20 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 5770 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 4000 cán bộ nhân viên. Năm 2012 tổng tài sản giữ nhịp tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2011 (tăng 24%)

Thương hiệu của VPBank ngày càng vững mạnh, được khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Năm 2012, VPBank được vinh danh là một trong những thương hiệu quốc gia tiêu biểu nhất.

Năm 2012 đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc của VPBank về quy mô tài sản. Lần đầu tiên VPBank lọt vào top các ngân hàng có tổng tài sản lớn hơn 100000 tỷ đồng đạt 102.576 tỷ đồng, tăng gần 20000 tỷ, tương ứng 24% so với năm 2011. Tăng trưởng về quy mô đồng thời đi kèm với chất lượng tài sản vững mạnh hơn, khả năng thanh khoản cao hơn và an toàn trong hoạt động ngân hàng được đảm bảo.

Cho vay khách hàng cuối năm 2012 đạt 36903 tỷ đồng tăng 26% so với 2011. VPBank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng cao nhất của ngành ngân hàng. Tháng 08/2012 VPBank đã được NHNN điều chỉnh hạn mức tín dụng cả năm 2012 lên 30%. Đây là con số tăng trưởng tín dụng điều chỉnh cao nhất được NHNN thông qua, ghi nhận những đánh giá cao về năng lực điều hành và quản lý rủi ro của VPBank. Cho vay khách hàng tập trung vào các đối tượng khách hàng có tình hình tài chính vững mạnh, có tài sản đảm bảo tốt và có khả năng trả nợ. Nhờ chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng và thận trọng cho vay, nên tỷ lệ nợ xấu của VPBank được kiểm soát ở mức 2.72%.

Huy động khách hàng đạt 59514 tỷ đồng tăng 102% so với năm 2011. Đây là mức tăng trưởng dẫn đầu thị trường 2012 và cũng là mức tăng trưởng cao nhất của VPBank từ trước đến nay. Tỷ trọng huy động khách hàng trong tổng nợ phải trả tăng từ 38% trong năm 2011 lên 62% trong năm 2012. Tăng trưởng mạnh mẻ về huy động vốn là một trong những chiến lược của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng thanh khoản và an toàn hoạt động ngân hàng, tạo tiền để bức phá trong những năm tới.

Hệ số an toàn vốn hợp nhất đạt 12.51% cao hơn mức mà NHNN quy định là 9%. Tỷ lệ khả năng chi trả hàng ngày lớn hơn 15%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2012 đạt 853 tỷ đồng, giảm 212 tỷ đồng tương đương giảm 20% so

với năm 2011. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn sở hữu bình quân (ROE) giảm từ 14% trong năm 2011 xuống còn 10% trong năm 2012.

Nhìn chung, VPBank là ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ nhất so với các ngân hàng còn lại. Nhưng VPBank lại có mức tăng trưởng tương đối khá về tín dụng và huy động vốn. Vì thế, VPBank sẽ là đối thủ cạnh tranh với Marititme Bank trong tương lai.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB)

Sau 19 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất.Với quyết tâm trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính năm 2015. Từ một ngân hàng cổ phần có trụ sở chính tại TP. Cần Thơ với quy mô tổng tài sản vài chục tỷ đồng, SHB đã chuyển mình mạnh mẽ thành ngân hàng TMCP có quy mô lớn hiện nay và tăng tính chuyên nghiệp, minh bạch trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh. SHB đã nhận được nhiều hơn những gì mà Ngân hàng kỳ vọng. Năm 2011, SHB thực hiện chuyển đổi thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, tăng vốn điều lệ lên 4.815 tỷ đồng, tổng tài sản cuối năm 2011 đạt gần 71.000 tỷ đồng.

Năm 2012 cho vay khách hàng đạt 51562 tỷ đồng (sau khi đã trích lập dự phòng hơn 1251 tỷ đồng) tăng 92.8% so với năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu của SHB là 8.53% trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh lên 2067 tỷ đồng, một phần lớn là do sáp nhập với NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) từ 8/2012.

SHB bước đầu thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động trong toàn bộ khu vực Đông Dương. Tháng 2/2012, SHB chính thức khai trương chi nhánh tại Campuchia, với tổng mức đầu tư 37 triệu USD.

Tổng tài sản của SHB khá lớn sau khi sáp nhập với Habubank nhưng vẫn tồn tại những khó khăn là SHB phải gánh chịu một phần nợ xấu từ Habubank. Sau sáp nhập với Habubank, chất lượng nợ của SHB sụt giảm

mạnh. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2012 là 8,53%, trong đó cả 3 nhóm nợ đều tăng vọt. Nợ dưới tiêu chuẩn đã tăng 3,8 lần lên 1.053,44 tỷ đồng; nợ nghi ngờ tăng hơn 10 lần lên 1.724,92 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn tăng 6,4 lần lên 2.067,47 tỷ đồng. Đây là tỷ lệ ở mức cao trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Năm 2012 ngân hàng đạt lợi nhuận sau thuế 1.009,97 tỷ đồng. Tuy nhiên do giai đoạn sau sáp nhập với Habubank lỗ nặng nên cả năm ngân hàng vẫn lỗ gần 95,5 tỷ đồng.

So với các ngân hàng khác thì SHB có tổng tài sản cao nhất, nhưng chất lượng tài sản chưa tốt vì các khoản nợ xấu tăng cao, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn. Vì thế SHB cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong chiến lược dài hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận

So sánh với các NHTM khác ta thấy vốn tổng tài sản và vốn điều lệ của Maritime Bank cao hơn so với VPBank, thấp hơn so với SHB và TechcomBank. Hiệu quả hoạt động (ROA, ROE) cũng đạt tương đối cao trong tình hình kinh tế khó khăn 2012, cao hơn so với Techcombank nhưng thấp hơn so với VPBank và SHB. Hệ số an toàn về vốn vẫn nằm trong mức đảm bảo 11.93% cao hơn so với quy định 9% của Ngân hàng nhà nước Việt Nam nhưng vẫn thấp hơn các ngân hàng còn lại.

Qua bảng so sánh trên ta thấy dư nợ cho vay của Maritime Bank thấp hơn so với SHB và TechcomBank nhưng cao hơn so với VPBank. Tình hình huy động vốn của Maritime Bank cao hơn VPBank nhưng thấp hơn so với hai ngân hàng còn lại là SHB và Techcombank. So với VPBank thì Maritime Bank có mạng lưới hoạt động, thị phần nhiều hơn. Nhưng nếu so với SHB và Techcombank thì mạng lưới của Maritime Bank ít hơn.

Năm 2012 lợi nhuận của MSB thấp hơn so với 3 ngân hàng còn lại. Mạng lưới giao dịch của Maritime Bank cao hơn VPBank nhưng thấp hơn so với hai

ngân hàng còn lại là SHB và Techcombank nhưng số máy ATM thì nhiều hơn so với 3 ngân hàng.

Qua bảng trên ta thấy SHB và Techcombank chính là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Maritime bank, nhưng để có thể cạnh tranh với đối thủ ta thấy Maritime bank cần phải cải thiện tình hình doanh thu, mở rộng mạng lưới giao dịch vì hiện tại số lượng và quy mô chưa lớn. Maritime Bank cũng cần nâng cao hoạt động tín dụng vốn thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

2.4 Phân tích môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài

2.4.1 Phân tích môi trƣờng bên ngoài (ma trận EFE)

Để đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến NLCT của Maritime Bank bao gồm môi trường vĩ mô và vi mô kết hợp với tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng (phụ lục E) để xây dựng nên ma trận EFE.

Bảng 2.12: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Maritime Bank Yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức độ

quan trọng Hệ số phân loại Số điểm quan trọng Tốc độ phát triển kinh tế nhanh 0.08 3 0.24 Hội nhập quốc tế 0.09 3 0.27

Sự ra đời của doanh nghiệp vừa và nhỏ 0.15 4 0.6 Sự cạnh tranh gay gắt 0.14 4 0.56 Chảy máu chất xám 0.12 3 0.36 Hệ thống pháp luật và cơ chế thị trường 0.05 3 0.15

Áp lực cải tiến công nghệ

0.1 4 0.4

2.4.2 Phân tích môi trƣờng bên trong (ma trận IFE)

Tương tự như xây dựng ma trận EFE, tác giả phân tích môi trường bên trong bao gồm các yếu tố như: tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, sản phẩm-dich vụ và hoạt động marketing kết hợp với tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng (phụ lục E) để xây dựng nên ma trận IFE.

Bảng 2.13: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Maritime Bank Yếu tố bên trong chủ yếu Mức độ

quan trọng

Hệ số phân loại

Số điểm quan trọng

Cổ đông chiến lược có tiềm lực tài chính mạnh

0.14 4 0.24

Ban lãnh đạo có trình độ cao

0.15 4 0.27

Cơ sở vốn vững mạnh

0.14 4 0.6

Quy mô địa bàn

0.09 3 0.56 Tính đa dạng của sản phẩm- dịch vụ 0.11 3 0.36 Hoạt động marketing 0.07 3 0.15 Tổng số điểm 2.53 2.5 Phân tích SWOT

Sau khi xây dựng ma trận IFE và EFE, tác giả sử dụng ma trận SWOT để xác định các nhóm chiến lược SO, WO, ST và WT. Dựa vào kết quả phân tích SWOT giúp chúng ta có thể đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh để nâng cao NLCT nội tại của ngân hàng. Kết quả phân tích SWOT của Maritime Bank như sau:

Bảng 2.14: Phân tích SWOT của Maritime Bank SWOT Cơ hội Tốc độ phát triển kinh tế Hội nhập quốc tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự ra đời của doanh nghiệp vừa và nhỏ Thách thức Cạnh tranh gay gắt Chảy máu chất xám Hệ thống pháp luật và cơ chế thị trường

Áp lực cải tiến công nghệ

Điểm mạnh

Cổ đông chiến lược có tiềm lực tài chính mạnh

Ban lãnh đạo có trình độ cao Cơ sở vốn vững mạnh

Nâng cao thị phần hoạt động Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Phát triển khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới

Cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm

Xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp, tạo sức hút lớn để thu hút và ưu đãi nhân lực.

Điểm yếu

Quy mô địa bàn chưa rộng Sản phẩm-dịch vụ còn ít Hoạt động marketing còn nhiều hạn chế

Mở rộng hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

Tăng cường công tác quảng bá, marketing, giới thiệu các sản phẩm

Cải thiện và phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm. Định vị và phát triển thương hiệu. Phát triển và mở rộng thị trường

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, chúng tôi đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Maritime Bank. Trong chương này, đã giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Maritime Bank, và cũng trình bày kết quả nghiên cứu thông qua khảo sát ý kiến của chuyên gia và những người có kiến thức hoặc đang

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI (MARITIME BANK) ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 47)