Tình hình kinhdoanh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI (MARITIME BANK) ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 35)

6. Kết cấu luận văn

2.2.4 Tình hình kinhdoanh

Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh của Maritime Bank giai đoạn 2009-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng trƣởng Năm 2011 Tăng trƣởng Năm 2012 Tăng trƣởng Tổng tài sản 63,882 115,336 80.55 114,374 -0.8 109,923 -3.9 Nguồn vốn chủ sở hữu 3,000 6,327 9,499 9,090 Doanh thu 1084 1155 6.5 2412 108.8 2619 9 Lợi nhuận trước thuế 1,005 1,518 51 1,037 68.3 255 -71.6 Số điểm giao dịch 109 144 32.11 202 40.28 216 6.9 ROE 37.1 35.10 14.1 2.25 ROA 1.8 1.55 0.68 0.21

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2009-2012

Qua bảng trên, ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm, điều đó nói lên sự ổn định về tài chính của Maritime Bank. Doanh thu của Maritime Bank cũng tăng đều qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012, với tình hình khó khăn chung nhưng ngân hàng vẫn duy trì mức doanh thu tăng hơn 9% so với 2011, tổng tài sản vẫn duy trì tương đương với năm 2011.

Năm 2012 là năm Maritime Bank chú trọng vào việc bảo đảm tỷ lệ an toàn hoạt động, tăng cường năng lực quản trị điều hành. Kết thúc năm tài chính 2012, ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như quy mô

tổng tài sản đạt 110.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro đạt 1.005 tỷ đồng, số điểm giao dịch đạt 216 điểm.

Liên tục 3 năm qua, Ngân hàng luôn giữ vững vị trí đầu bảng với chỉ số ROE cao nhất thị trường (năm 2008: 21.11%; 2009: 37.10 %; 2010: 35.10 %). Trong 2 năm 2011 và 2012, chỉ số ROE của Maritime Bank có giảm do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế chung.

2.2.5 Tình hình cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ

- Với mong muốn tối đa hoá các tiện ích dành cho khách hàng, Maritime Bank đã tích hợp nhiều dịch vụ và gia tăng các tiện ích để mang đến khách hàng dịch vụ tài khoản trọn gói, gồm các tài khoản thanh toán, thể ghi nợ nội địa, dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, thiết lập các website và ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi..

- Sự liên kết với các tổ chức, ngân hàng nước ngoài trong thời gian gần đây đã giúp ngân hàng tiếp cận những kỹ thuật mới, nhanh chóng áp dụng những công nghệ ngân hàng hiện đại giúp rút ngắn thời gian giao dịch và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng

- Các sản phẩm dịch vụ trên được phân loại thành các mảng hoạt động kinh doanh chính như: hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán…

- Để đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hổ trợ huy động vốn dân cư, tỷ trọng tín dụng cá nhân của Maritime Bank ngày càng được cải thiện. - Không ngừng nỗ lực để phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch

vụ, năm 2012 Ngân hàng Cá nhân Maritime Bank đã triển khai Dịch vụ Khách hàng Ưu tiên First Class Banking (FCB). Có thể nói sự cải tiến trong chăm sóc khách hàng, dịch vụ Khách hàng Ưu tiên chính là một bước tiến của Maritime Bank nhằm chuyển sang hình thức dịch vụ ngân hàng hiện đại với sự nâng cấp vượt trội về sản phẩm và dịch vụ.

- Tháng 04/2012, Maritime Bank đã hợp tác với những nhà cung cấp uy tín như Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt, công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential để thiết kế và cung cấp cho khách hàng Maritime Bank những sản phẩm dịch vụ đặc thù, nhiều ưu đãi, linh hoạt đó là sản phẩm Bancassurance. Maritime Bank đã đạt được những bước phát triển nổi bật với doanh thu hoa hồng 3.5 tỷ đồng.

- Thông qua các ý kiến khảo sát, chúng ta có thể tổng kết được tình hình cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ như sau:

Ưu điểm

- Có 52.6% kết quả khảo sát cho rằng sản phẩm của Maritime Bank có nhiều tiện ích so với sản phẩm của các các ngân hàng khác [phụ lục C.12].

- Dịch vụ của Martime Bank được đánh giá khá cao thông qua các tiêu chí khảo sát như: tính chuyên nghiệp của nhân viên [phụ lục C.8], thời gian giao dịch nhanh [phụ lục C.6], các thủ tục trong giao dịch đơn giản [phụ lục C.4] và đặc biệt có các dịch vụ giải trí trong thời gian chờ đợi [phụ lục C.9].

Khuyết điểm:

- Có 29.5% ý kiến khảo sát cho rằng sản phẩm mới của Maritime Bank chưa nhiều [phụ lục C.11], do hiện tại Martime Bank chỉ tập trung vào các sản phẩm tín dụng là chủ yếu mà không chú trọng đến việc phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Tuy sản phẩm của Maritime Bank có nhiều tiện ích nhưng giá thành vẫn còn cao hơn giá của các ngân hàng khác (chỉ có 38.1% cho rằng giá sản phẩm của Maritime Bank có tính cạnh tranh cao) [phụ lục C.10]

- Tính đa dạng sản phẩm của Maritime Bank chưa cao [phụ lục C.13].

- Chính sách chăm sóc khách hàng hiện tại của Maritime Bank chưa thật sự hấp dẫn đối với khách hàng [phụ lục C.7].

2.2.6 Tình hình phát triển mạng lƣới, huy động vốn và cho vay

2.2.6.1 Tăng trƣởng huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Bảng 2.4: Huy động tiền gửi

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2008-2012

Bảng 2.5: Huy động từ SME

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2009-2012

Dựa vào đồ thị trên ta thấy tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi của Maritime Bank tăng đều qua các năm. Tăng cao nhất là năm 2009 tăng 198% so với năm 2008. Năm 2011, tổng huy động vốn của Maritime Bank từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đạt 8086 tỷ đồng tăng 38% so với năm 2010. Năm 2012, tổng huy động vốn tăng 34.16% so với năm 2011.

5.693 16.977 20.226 24.527 33.432 0 10 20 30 40 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng HĐ tiền gửi Tổng HĐ tiền gửi Năm 2009 2010 Tăng trƣởng(%) 2011 Tăng trƣởng(%) 2012 Tăng trƣởng(%) Huy động 4578 5867 28.16 8086 37.82 10848 34.16

2.2.6.2 Tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng

Bảng 2.6: Tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng

Đơn vị tính: khách hàng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2008-2012

Số lượng khách hàng tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, đặc biệt trong năm 2011 số lượng khách hàng tăng 136% so với năm 2010. Số lượng khách hàng cá nhân năm 2012 tăng 52% so với 2011. Do đó, góp phần gia tăng đáng kể quy mô kinh doanh của ngân hàng.

Kết quả khảo sát [phụ lục C.25], cho thấy Maritime Bank được sự tín nhiệm của khách hàng khá cao. Chính vì vậy, số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng tăng.

2.2.7 Hoạt động tín dụng

Bảng 2.7: Hoạt động tín dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2007-2012

Qua bảng trên ta thấy hoạt động tín dụng và huy động vốn tăng đều qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012 tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân

85719 145360 217360 512788 780713 0 500000 1000000 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng KH Số lượng KH 6.528 11.21 23.872 31.83 37.753 28.943 15.478 29.871 59.283 107.364 69.473 59.586 0 20 40 60 80 100 120 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Dư nợ tín dụng Huy động vốn

hàng chỉ đạt 6-8% do rất ít doanh nghiệp chứng minh được phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khả năng trả nợ, điều kiện quan trọng để vay vốn ngân hàng. Trong bối cảnh đó, với phương châm hoạt động an toàn- hiệu quả- bền vững, Maritime đã chủ động giảm dư nợ cho vay, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Maritime Bank vẫn còn thấp hơn so với các NHTM khác.

Bảng 2.8: Tình hình tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2010-2012

Trong năm 2012 với chủ đạo trong hoạt động tín dụng của Maritime Bank là tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đạt tổng cộng 27.428 tỷ đồng, chiếm 94.77% trong tổng dư nợ. Tín dụng cá nhân đạt 1.515 tỷ đồng, chiếm 5.23% tổng cho vay khách hàng.

Trong tín dụng doanh nghiệp, chủ yếu là phần đóng góp từ phân khúc khách hàng vừa và nhỏ. Số lượng khách hàng vay vốn trong phân khúc này tính đến 12/2012 đạt gần 800 khách hàng. Bảng 2.9: Tình hình tín dụng doanh nghiệp lớn Đơn vị tính: tỷ đồng 21.025 24.281 19.874 0 10 20 30 2010 2011 2012

Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dư nợ cho vay

7.546 9.882 7.554 0 5 10 15 2010 2011 2012

Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2010-2012

Thông qua biểu đồ ta thấy, trong năm 2011 dư nợ cho vay của Maritime Bank đạt tỷ trọng cao nhất 9882 tỷ đồng. Trong năm 2012, trước những khó khăn của ngành ngân hàng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn cũng đạt được kết quả khả quan.

Dựa vào kết quả khảo sát [phụ lục C.1], có 43.58% các ý kiến khảo sát cho rằng lãi suất cho vay của Maritime Bank còn cao hơn các ngân hàng khác. Hiện nay, lãi suất huy động cao cùng với chính sách giảm cung tiền đã đẩy lãi suất cho vay lên cao. Bên cạnh đó, Maritime Bank đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng và tăng cao dự phòng trước tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến lãi suất cho vay cao hơn so với các ngân hàng khác.

Ngoài ra, Maritime Bank cần đơn giản thủ tục cho vay vì có đến 125 ý kiến khảo sát cho rằng thủ tục cho vay tại Maritime Bank còn phải qua nhiều khâu, nhiều bộ phận [phụ lục C.2]. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy bất lợi trong việc đi vay tại ngân hàng.

Vì vậy, Maritime Bank cần cải thiện hoạt động tín dụng với chính sách lãi suất cạnh tranh, đặc biệt mở rộng mạng lưới doanh nghiệp lớn thay vì chỉ tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và khách hàng cá nhân như hiện nay.

2.2.8 Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Yếu tố then chốt quyết định sự thành công và lớn mạnh vượt bậc của Maritime Bank chính là chú trọng yếu tố con người. Maritime Bank đã xây dựng chiến lược để phát triển nhân tài bao gồm các chính sách về đào tạo và phát triển nhân sự, tuyển dụng, tiền lương và các chế độ đãi ngộ… đã được ban điều hành và hội đồng quản trị đặc biệt quan tâm và thông qua hàng loạt các dự án nhân sự quan trọng.

Dự án chính sách về cơ chế thưởng theo thành tích thực hiện KPIs, chương trình lãnh đạo trẻ, chương trình điều chỉnh cấu trúc tiền lương, phân cấp quản lý nhân sự mới được xây dựng khoa học, linh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển

của Maritime Bank đã đồng loạt được triển khai và kỳ vọng sẽ tiếp tục mang lại những hiệu quả tích cực trong thời gian tới.

Thực hiện chiến lược phát triển mới, Maritime Bank có sự điều chỉnh quan trọng về cơ cấu nhân sự, xây dựng cơ chế lương thưởng khoa học với mục đích sắp xếp đúng người đúng việc và có chế độ đãi ngộ chính xác nhất đối với từng vị trí.

Hiện nay, chính sách tuyển dụng của Ngân hàng là hoan nghênh tất cả ứng viên đến từ nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, thuộc bất kỳ nơi nào trên mọi miền đất nước, với niềm đam mê được cống hiến cho lĩnh vực tài chính.

Với những chính sách đãi ngộ hấp dẫn, nhiều nhân viên trẻ, năng động với trình độ đại học và cao hơn đã chọn Maritime Bank làm nơi xây dựng sự nghiệp. Trên thực tế, số lượng nhân viên của Ngân hàng vào năm 2010 đã tăng gấp 6 lần so với 2005 và dự kiến tăng thêm gấp đôi vào năm 2013.

Maritime Bank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng quy trình đánh giá hiệu quả công việc thông qua hệ thống KPIs được xây dựng nhằm đảm bảo nỗ lực trong công việc của mỗi một nhân viên sẽ được đánh giá công bằng và chính xác. Tổng chi phí hoạt động của ngân hàng năm 2012 là 1.855 tỷ đồng trong đó đã có 43% là chi phí nhân sự.

Bảng 2.10: Tình hình nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu 2012 2011 2010

Bình quân số cán bộ (người) 5441 4699 2587 Tổng quỹ lương (triệu đồng) 733,581 503,242 359,8 Tổng thu nhập (triệu đồng) 744788 526825

362,5 Tiền lương bình quân tháng (triệu đồng) 11.2 8.9 8.2 Thu nhập bình quân tháng (triệu đồng) 11.4 9.3 8.6

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2010-2012

Qua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ nhân viên của Maritime Bank tăng theo từng năm. Tổng thu nhập của nhân viên cũng tăng, cho thấy

cạnh tranh, hấp dẫn tương xứng với năng lực, mức độ hoàn thành và hiệu quả thực hiện công việc.

Năm 2011, Maritime Bank đã triển khai đào tạo cho 10000 lượt học viên, với 310 khóa học, nổi bật là chương trình đào tạo hội nhập chuyên biệt theo chức danh và chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý cấp trung

Năm 2012, Maritime Bank đã liên tục triển khai các chương trình đào tạo. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc triển khai tháp đào tạo cho ngân hàng cá nhân, các chương trình đào tạo quy hoạch và đào tạo lãnh đạo trẻ. Những chương trình này đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo, giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ chiến lược phát triển bền vững của Maritime Bank.

Trong thực trạng khó khăn của ngành tài chính ngân hàng trong năm 2012, chế độ đãi ngộ của Maritime Bank vẫn được duy trì ở mức cạnh tranh.

Các ý kiến khảo sát cho rằng, Maritime Bank là môi trường tốt trong việc phát triển sự nghiệp do có những thuận lợi sau:

- Đội ngũ lãnh đạo là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (170 ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý) [phụ lục C.20]

- Đội ngũ nhân viên đa số là trẻ năng động và có trình độ cao trong lĩnh vực ngân hàng [phụ lục C.21]

- Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài của Maritime Bank khá tốt [phụ lục C.23]

- Chương trình đào tạo của ngân hàng khá tốt và nội dung được cập nhật thường xuyên phù hợp cho từng vị trí [phụ lục C.19].

2.2.9 Phát triển mạng lƣới giao dịch và kênh phân phối

Điểm giao dịch: tính đến hết năm 2012, hệ thống mạng lưới của Maritime Bank đã có 230 điểm giao dịch trên toàn quốc trong đó mở mới là 15 điểm và có 8 điểm giao dịch được thiết kế phòng chờ đặc biệt FCB (First Class Banking) cho khách hàng cao cấp.

ATM: số máy ATM trên toàn hệ thống là 370, trong đó đã triển khai tăng thêm 140 máy. Ngoài ra, Maritime Bank đã kết nối thành công với tổ chức quốc tế thẻ Master card, cho phép các chủ thể Master Card thực hiện trên mạng lưới ATM của Maritime Bank.

Ngân hàng điện tử M-Banking:

- Internet Banking: tiếp theo thành công của Internet Banking phiên bản mới, Maritime Bank tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác triệt để các dịch vụ cung cấp cho khách hàng

- Mobile Banking: Maritime Bank tập trung khai thác dịch vụ bằng cách đẩy mạnh các chương trình tiếp thị quảng bá, thúc đẩy kinh doanh nhằm đưa dịch vụ đến từng khách hàng mục tiêu. Kết thúc năm 2012, tốc độ tăng trưởng về số lượng khách hàng và giao dịch trên kênh Mobile Banking rất cao khoảng 600%.

- SMS Banking: cung cấp cho khách hàng kênh giao dịch đơn giản, mọi lúc mọi nơi. Maritime Bank chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy giới thiệu và đăng ký dịch vụ cho khách hàng của mình.

- Thanh toán trực tuyến bằng dịch vụ M-Paynow: không ngừng mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ trực tuyến, Maritime Bank cùng với các công ty thanh toán trung gian đã kết nối thành công đến nhiều nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ mới, đồng thời thực hiện các chương trình tiếp thị để giới thiệu quảng bá và khuyến khích khách hàng sử dụng. Dịch vụ thanh toán M-Paynow mặc dù ra đời sau các ngân hàng khác nhưng tỷ lệ tăng trưởng và tỷ trọng doanh số dịch vụ luôn chiếm vị trí rất cao.

Maritime Bank sẽ không dừng chân ở phạm vi trong nước mà còn hướng ra thị trường bên ngoài, trước mắt là trong khu vực. Trong thời gian sắp tới,

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI (MARITIME BANK) ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)