Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI (MARITIME BANK) ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 41)

6. Kết cấu luận văn

2.2.8Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Yếu tố then chốt quyết định sự thành công và lớn mạnh vượt bậc của Maritime Bank chính là chú trọng yếu tố con người. Maritime Bank đã xây dựng chiến lược để phát triển nhân tài bao gồm các chính sách về đào tạo và phát triển nhân sự, tuyển dụng, tiền lương và các chế độ đãi ngộ… đã được ban điều hành và hội đồng quản trị đặc biệt quan tâm và thông qua hàng loạt các dự án nhân sự quan trọng.

Dự án chính sách về cơ chế thưởng theo thành tích thực hiện KPIs, chương trình lãnh đạo trẻ, chương trình điều chỉnh cấu trúc tiền lương, phân cấp quản lý nhân sự mới được xây dựng khoa học, linh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển

của Maritime Bank đã đồng loạt được triển khai và kỳ vọng sẽ tiếp tục mang lại những hiệu quả tích cực trong thời gian tới.

Thực hiện chiến lược phát triển mới, Maritime Bank có sự điều chỉnh quan trọng về cơ cấu nhân sự, xây dựng cơ chế lương thưởng khoa học với mục đích sắp xếp đúng người đúng việc và có chế độ đãi ngộ chính xác nhất đối với từng vị trí.

Hiện nay, chính sách tuyển dụng của Ngân hàng là hoan nghênh tất cả ứng viên đến từ nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, thuộc bất kỳ nơi nào trên mọi miền đất nước, với niềm đam mê được cống hiến cho lĩnh vực tài chính.

Với những chính sách đãi ngộ hấp dẫn, nhiều nhân viên trẻ, năng động với trình độ đại học và cao hơn đã chọn Maritime Bank làm nơi xây dựng sự nghiệp. Trên thực tế, số lượng nhân viên của Ngân hàng vào năm 2010 đã tăng gấp 6 lần so với 2005 và dự kiến tăng thêm gấp đôi vào năm 2013.

Maritime Bank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng quy trình đánh giá hiệu quả công việc thông qua hệ thống KPIs được xây dựng nhằm đảm bảo nỗ lực trong công việc của mỗi một nhân viên sẽ được đánh giá công bằng và chính xác. Tổng chi phí hoạt động của ngân hàng năm 2012 là 1.855 tỷ đồng trong đó đã có 43% là chi phí nhân sự.

Bảng 2.10: Tình hình nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu 2012 2011 2010

Bình quân số cán bộ (người) 5441 4699 2587 Tổng quỹ lương (triệu đồng) 733,581 503,242 359,8 Tổng thu nhập (triệu đồng) 744788 526825

362,5 Tiền lương bình quân tháng (triệu đồng) 11.2 8.9 8.2 Thu nhập bình quân tháng (triệu đồng) 11.4 9.3 8.6

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2010-2012

Qua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ nhân viên của Maritime Bank tăng theo từng năm. Tổng thu nhập của nhân viên cũng tăng, cho thấy

cạnh tranh, hấp dẫn tương xứng với năng lực, mức độ hoàn thành và hiệu quả thực hiện công việc.

Năm 2011, Maritime Bank đã triển khai đào tạo cho 10000 lượt học viên, với 310 khóa học, nổi bật là chương trình đào tạo hội nhập chuyên biệt theo chức danh và chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý cấp trung

Năm 2012, Maritime Bank đã liên tục triển khai các chương trình đào tạo. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc triển khai tháp đào tạo cho ngân hàng cá nhân, các chương trình đào tạo quy hoạch và đào tạo lãnh đạo trẻ. Những chương trình này đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo, giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ chiến lược phát triển bền vững của Maritime Bank.

Trong thực trạng khó khăn của ngành tài chính ngân hàng trong năm 2012, chế độ đãi ngộ của Maritime Bank vẫn được duy trì ở mức cạnh tranh.

Các ý kiến khảo sát cho rằng, Maritime Bank là môi trường tốt trong việc phát triển sự nghiệp do có những thuận lợi sau:

- Đội ngũ lãnh đạo là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (170 ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý) [phụ lục C.20]

- Đội ngũ nhân viên đa số là trẻ năng động và có trình độ cao trong lĩnh vực ngân hàng [phụ lục C.21]

- Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài của Maritime Bank khá tốt [phụ lục C.23]

- Chương trình đào tạo của ngân hàng khá tốt và nội dung được cập nhật thường xuyên phù hợp cho từng vị trí [phụ lục C.19].

2.2.9 Phát triển mạng lƣới giao dịch và kênh phân phối

Điểm giao dịch: tính đến hết năm 2012, hệ thống mạng lưới của Maritime Bank đã có 230 điểm giao dịch trên toàn quốc trong đó mở mới là 15 điểm và có 8 điểm giao dịch được thiết kế phòng chờ đặc biệt FCB (First Class Banking) cho khách hàng cao cấp.

ATM: số máy ATM trên toàn hệ thống là 370, trong đó đã triển khai tăng thêm 140 máy. Ngoài ra, Maritime Bank đã kết nối thành công với tổ chức quốc tế thẻ Master card, cho phép các chủ thể Master Card thực hiện trên mạng lưới ATM của Maritime Bank.

Ngân hàng điện tử M-Banking:

- Internet Banking: tiếp theo thành công của Internet Banking phiên bản mới, Maritime Bank tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác triệt để các dịch vụ cung cấp cho khách hàng

- Mobile Banking: Maritime Bank tập trung khai thác dịch vụ bằng cách đẩy mạnh các chương trình tiếp thị quảng bá, thúc đẩy kinh doanh nhằm đưa dịch vụ đến từng khách hàng mục tiêu. Kết thúc năm 2012, tốc độ tăng trưởng về số lượng khách hàng và giao dịch trên kênh Mobile Banking rất cao khoảng 600%.

- SMS Banking: cung cấp cho khách hàng kênh giao dịch đơn giản, mọi lúc mọi nơi. Maritime Bank chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy giới thiệu và đăng ký dịch vụ cho khách hàng của mình.

- Thanh toán trực tuyến bằng dịch vụ M-Paynow: không ngừng mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ trực tuyến, Maritime Bank cùng với các công ty thanh toán trung gian đã kết nối thành công đến nhiều nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ mới, đồng thời thực hiện các chương trình tiếp thị để giới thiệu quảng bá và khuyến khích khách hàng sử dụng. Dịch vụ thanh toán M-Paynow mặc dù ra đời sau các ngân hàng khác nhưng tỷ lệ tăng trưởng và tỷ trọng doanh số dịch vụ luôn chiếm vị trí rất cao.

Maritime Bank sẽ không dừng chân ở phạm vi trong nước mà còn hướng ra thị trường bên ngoài, trước mắt là trong khu vực. Trong thời gian sắp tới, Maritime Bank Lào và Maritime Bank Campuchia sẽ sớm đi vào hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá về khả năng cạnh tranh mạng lưới giao dịch, đa số ý kiến khảo sát cho rằng Maritime Bank có nhiều điểm giao dịch [phụ lục C.17] và đặt ở

những vị trí thuận tiện cho khách hàng [phụ lục C.18]. Tuy nhiên, có đến 103 ý kiến cho rằng quy mô điểm giao dịch chưa lớn [phụ lục C.16].

2.2.10 Trình độ công nghệ

Đầu tư đổi mới công nghệ là vấn đề sống còn trong việc nâng cao NLCT của các NTHM Việt Nam.Theo tính toán và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ thông tin có thể giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng. Vì thế, chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng là nền tảng quan trọng cho việc phát triển các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.

Trong năm 2012, Maritime Bank đã thực hiện triển khai gần 70 dự án công nghệ nhằm phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ đồng thời thực hiện hơn 100 yêu cầu nhằm thay đổi và cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của các sản phẩm hiện có. Maritime bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đầu tư và đưa vào ứng dụng hệ thống quản trị giao dịch như Treasury đồng bộ từ Front Office, Middle Office và Back Office. Với hệ thống quản trị mới này, các hạn mức được kiểm soát tự động ngay trong quá trình giao dịch.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển và việc triển khai các công nghệ mới, Maritime Bank cũng chú trọng đến việc duy trì chất lượng của các dịch vụ công nghệ hiện có bằng việc đầu tư nâng cấp nền tảng hệ thống và bổ sung cải tiến các quy trình quy định trong công tác vận hành. Do vậy, các hệ thống được duy trì hoạt động liên tục, ổn định với tỷ lệ trung bình 99%, đảm bảo sự thông suốt cho các hoạt động giao dịch trên toàn hệ thống.

Maritime Bank sẽ tiếp tục thực hiện triển khai các dự án phát triển nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ như CRM, ECM, Visa… với mục tiêu trọng tâm là đảm bảo hoạt động, nâng cao năng lực hạ tầng công nghệ đồng thời tăng cường nâng cao các biện pháp an ninh, bảo mật thông tin trên toàn hệ thống.

Để xây dựng một hệ thống đa kênh trên cùng một nền tảng công nghệ, Maritime Bank đã hợp tác với IBM, nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin số một thế giới, để triển khai gói M-banking phiên bản mới dựa trên giải

pháp “Ngân hàng điện tử đa kênh MBTT” (Multi-channel Banking Transformation Toolkit). Giải pháp này cho phép tích hợp toàn bộ các dữ liệu, kênh giao dịch và quy trình nghiệp vụ vào một nền tảng công nghệ thống nhất, giúp nâng cao mức độ tương tác và hợp tác của khách hàng bán lẻ trên tất cả các kênh giao dịch, từ phòng giao dịch cho đến ATM, trung tâm hỗ trợ khách hàng và các kênh giao dịch tự phục vụ.

Đánh giá về năng lực cạnh tranh công nghệ, có đến 165 ý kiến khảo sát đồng ý là Maritime Bank là ngân hàng có những ứng dụng công nghệ mới và trong quá trình quản trị ngân hàng [phụ lục C.22]. Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Maritime Bank trong thời kỳ hội nhập quốc tế, khi mà ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam cùng những công nghệ tiên tiến từ nước ngoài.

2.2.11 Hoạt động marketing và phát triển thƣơng hiệu

Vào năm 2010 Maritime Bank đã chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, với logo mới với sắc diện đỏ - đen – trắng nổi bật thay cho hình ảnh màu xanh nước biển trung tính được sử dụng rất lâu trước đó. Bên cạnh bộ nhận diện thương hiệu mới, Maritime Bank cũng đang xây dựng kế hoạch thiết kế và xây dựng lại toàn bộ hệ thống nội ngoại thất ở tất cả các 7 điểm giao dịch của Maritime Bank trên toàn quốc theo mô hình hiện đại, chuyên nghiệp, tạo cảm giác thoải mái, tiện lợi cho khách hàng khi đến giao dịch.

Năm 2011, ngân hàng đã triển khai chương trình “Sống đẹp” một chương trình truyền hình thực tế phát sóng trên VTV1 vào với thời lượng 1.5 phút, với những kịch bản gần gũi với những tình huống ứng xử điển hình.

Dù có những chuyển biến tích cực trong hoạt động marketing và truyền thông, nhưng xét về tổng thể thì hoạt động marketing của Maritime Bank vẫn chưa được quan tâm đúng mức như thiếu những chương trình quảng cáo có thể thu hút khách hàng, chương trình hậu mãi và khuyến mãi hấp dẫn.

Kết quả khảo sát có đến 39.1% số người được khảo sát cho rằng Maritime Bank cần có nhiều chương trình quảng cáo giúp mang những hình ảnh của ngân hàng đến khách hàng [phụ lục C.14].

Chương trình hậu mãi và khuyến mãi của Maritime Bank chưa thật sự hấp dẫn với khách hàng (chỉ có 81 ý kiến khảo sát đồng ý với chương trình hậu mãi và khuyến mãi hiện tại của Maritime) [phụ lục C.15]

2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh của Maritime Bank

Một số tiêu chí mà các ngân hàng dùng để xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp là: sản phẩm, giá, chất lượng dịch vụ, vốn điều lệ, khả năng huy động vốn, vốn tín dụng, sức mạnh thương hiệu, thị phần. Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp giúp ngân hàng có thể đưa ra những chiến lược hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động đầu tư. Maritime Bank có 4 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là: Techcombank, VP Bank, ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) và EximBank.

Bảng 2.11: So sánh năng lực cạnh tranh của các NHTM

Chỉ tiêu MSB VPBank SHB TechcomBank

Nguồn vốn chủ sở hữu 9.090 6.637 9.447 13.289 Tổng tài sản 109923 102576 116.537 179.933 ROA 0.21 0.69 0.96 0.42 ROE 2.25 10.19 11.91 5.58 CAR 11.93 12.51 14.18 12.6 Huy động vốn 61.881 59.514 104.131 85.519 Dư nợ cho vay 27.428 25.363 55.562 74.922 Mạng lưới 216 205 317 316 ATM 370 291 121 260 Lơi nhuận trước thuế 225 853 1806 1017 Lơi nhuận sau thuế 226 644 1668 765

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank, SHB, VPBank, Techcombank năm 2012

Xét về các chỉ tiêu quy mô, Maritime Bank vẫn đảm bảo tốt. Tổng tài sản của hệ thống là 109.923 tỷ đồng tương đương năm 2011; 56% trong số đó được sử dụng từ nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế, dân cư và phát hành trái phiếu. Cụ thể, tiền gửi của khách hàng (bao gồm cả phát hành trái phiếu) của Martime Bank cuối năm đạt 61.881 tỷ đồng, trong đó huy động từ dân cư tăng 36%, chiếm tỷ trọng 54% tổng huy động từ thị trường I. Con số này thể hiện sự ổn định trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Techcombank là một trong những NHTM hàng đầu tại Việt Nam, Techcombank có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất. Cùng với sự hổ trợ của cổ đồng chiến lược HSBC, Techcombank đã có một nền tảng tài chính vững chắc và ổn định. Techcombank sở hữu một mạng lưới chi nhánh rộng khắp với 316 chi nhánh và 1247 máy ATM trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất. Ngoài ra, Techcombank còn sở hữu một lực lượng nhân sự trên 7000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu chung của ngân hàng.

Trong năm 2012, Techcombank tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng danh mục đầu tư và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng trong năm 2012 đạt 1.017 tỷ đồng, kết quả kinh doanh trong năm bị tác động bởi việc trích lập dự phòng cẩn trọng trong bối cảnh tỉ lệ lãi suất thấp và cạnh tranh tín dụng ngày càng cao. Ngân hàng vẫn duy trì khả năng vốn hóa tốt và đảm bảo đáp ứng tốt nhất cho sự tăng trưởng trong tương lai. Nhờ vào hệ thống mạng lưới chi nhánh/ phòng giao dịch hàng đầu, tỷ lệ tăng trưởng huy động dân cư trong năm 2012 của Techcombank tăng gần 26% so với năm trước đạt mức 111.462 tỷ đồng, trong khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức khiêm tốn 7,4% đạt mức 74.922 tỷ đồng, do chính sách cho vay có chọn lọc hơn. Tổng mức tăng trưởng danh mục cho vay thấp hơn 2011

(20%). Vì thế, Ngân hàng tiếp tục thực hiện các bước đi nhằm quản lý tốt chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện rủi ro.

Mặc dù hoạt động trong mội trường kinh tế khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì khả năng thanh khoản tốt và tỉ lệ an toàn vốn mạnh. Tỉ lệ tín dụng trên huy động được cải thiện ở mức 60,3% trong tháng 12 năm 2012 so với tỉ lệ 70,6% trong tháng 12 năm 2011. Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) trong tháng 12 năm 2012 là 12,6% cao hơn nhiều so với mức 9% theo quy định của NHNN

Ngân hàng luôn chú trọng đến đầu tư và phát triển công nghệ. Vì thế, hệ thống nền tảng công nghệ của Techcombank luôn được đánh giá là ưu việt nhất trong khối NHTMCP. Năm 2012 ngân hàng đã gia tăng nhiều tiện ích của dịch vụ ngân hàng trực tuyến F@st-i-bank, cho phép khách hàng có thể thanh toán hóa đơn tiền điện của 200 chi nhánh điện lực trên toàn quốc, hóa đơn điện thoại của các công ty viễn thông di động, thanh toán vé máy bay của 25 hãng hàng không quốc tế. Một dịch vụ khác cũng được giới thiệu đến khách hàng, theo đó khách hàng có thể rút tiền mặt tại ATM mà không cần dùng đến thẻ.

Techcombank duy trì lượng huy động tương đối ổn định và bền vững trong phân khúc khách hàng cá nhân. Trong năm 2012, tổng huy động khách hàng bán lẻ tăng mạnh 34% lên đến 77.056 tỷ đồng, một con số ấn tượng trong bối cảnh thị trường bất ổn. Mức tăng trưởng này xếp thứ 2 trong khối NHTMCP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, xét về thực lực hiện tại thì Techcombank là ngân hàng có năng lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI (MARITIME BANK) ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 41)