Tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI (MARITIME BANK) ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 32)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1 Tiềm lực tài chính

Bảng 2.1: Vốn điều lệ của Maritime Bank giai đoạn 2006-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2006-2012

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2011, vẫn còn 2 ngân hàng là PG Bank và Bảo Việt Bank có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng, 33 ngân hàng còn lại đều đã tăng đủ hoặc vượt con số 3.000 tỷ. Trong đó, 11 ngân hàng vừa chạm mốc 3.000 tỷ, 12 ngân hàng có vốn điều lệ từ trên 3.000 đến 5.000 tỷ, 7 ngân hàng từ trên 5.000 tỷ đến 10.000 tỷ và chỉ có 3 ngân hàng đạt trên 10.000 tỷ đồng vốn điều lệ.

700 1400 1500 3000 5000 7000 8000 0 2000 4000 6000 8000 10000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Vốn điều lệ của Maritime Bank từ 2006-2012

Dựa vào đồ thị trên ta thấy trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012, Maritime Bank liên tục tăng vốn điều lệ với tốc độ rất cao, bình quân hàng năm là 14.3%. Vốn điều lệ năm 2007 tăng 1.14 lần so với năm 2006 và là một trong số 10 ngân hàng Cổ phần có vốn từ 1.500 tỷ trở lên. Tổng vốn điều lệ năm 2012 là 8000 tỷ đồng gấp 11.4 lần so với năm 2006, đạt 100% kế hoạch điều chỉnh. Maritime Bank là một trong số ít ngân hàng có vốn điều lệ từ 5000 đến 10000 tỷ đồng.

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và vốn hợp nhất trong năm 2012 là 11.93% và 11.31% đều cao hơn 9% so với quy định của NHNN, năm 2011 là 10.58% tăng so với tỷ lệ 9.19% của năm 2010. Tỷ lệ khả năng chi trả (tổng tài sản có thanh toán ngay trên tổng nợ phải trả) tại thời điểm cuối năm 2012 là 36% cao hơn so với hạn mức 15% do NHNN quy định. Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì tỷ lệ khả năng chi trả hằng ngày và trong vòng 7 ngày.

Khi phỏng vấn hầu hết các ý kiến đều cho rằng tiềm lực tài chính của Maritime Bank là rất tốt, có 107 ý kiến cho rằng vốn điều lệ của Maritime Bank là rất tốt chiếm 33.7%, 36.9% ý kiến cho rằng vốn điều lệ là tốt và chỉ có 67 ý kiến cho rằng vốn điều lệ chưa tốt [phụ lục C.24].

2.2.2 Chất lƣợng tài sản có

Chất lượng tài sản có thể hiện trước hết qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank trong nhiều năm liền chưa bao giờ vượt quá 3%. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2012 chỉ chiếm 2.65% trong tổng dư nợ. Phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao. Tỷ lệ nợ quá hạn của Maritime Bank đã giảm đáng kể trong những năm qua. Qua đó cho thấy, Maritime Bank đã tập trung thu hồi nợ quá hạn và nâng cao chất lượng tín dụng; đồng thời phản ánh chất lượng tài sản có của ngân hàng đã được cải thiện.

Năm 2012, số dư tài khoản dự phòng cho vay khách hàng và dự phòng các cam kết ngoại bảng là 775,9 tỷ đồng. Trong đó, Maritime Bank đã trích lập 551 tỷ đồng, là mức trích lập cao nhất trong những năm qua, gấp 2.5 mức

trích lập năm 2011 (đã trích đủ dự phòng chung theo tỷ lệ do NHNN quy định là 0.75%). Đồng thời, Maritime Bank đã thu hồi 3,8 tỷ đồng nợ quá hạn đã xử lý, hoàn nhập dự phòng 102,2 tỷ đồng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là 80,2 tỷ đồng cùa 237 khách hàng.

2.2.3 Quản trị rủi ro

Quản lý rủi ro tín dụng

Maritime Bank thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo các nhóm khách hàng chuyên biệt: Quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp (TDDN), Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân (TDCN), Quản lý rủi ro đối tác Thị trường tài chính và Định chế tài chính (TDĐT). Ngân hàng đã xây dựng bộ chỉ tiêu quản lý rủi ro tín dụng ở cấp độ danh mục nhằm giám sát và áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Quản lý rủi ro thanh khoản

Khối phòng ban QLRR của Maritime Bank luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc QLRR thanh khoản để đưa ra những phân tích định tính, định lượng về khả năng thanh khoản và xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản luôn tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 11.93%

- Đảm bảo khả năng chi trả hằng ngày và trong vòng 7 ngày.

- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là 24.87%. - Giới hạn góp vốn cổ phần là 32%.

- Giới hạn tín dụng: về cơ bản chấp hành đúng tỷ lệ cho vay / bảo lãnh đối với từng nhóm khách hàng / cho vay trong lĩnh vực không khuyến khích.

Quản lý rủi ro thị trƣờng

Công tác quản lý rủi ro thị trường năm 2012 tiếp tục có nhiều thành tựu với việc hoàn thành dự án Kondor+ giai đoạn 2 và KGR VaR giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý giám sát các chỉ số cảnh báo rủi ro thị trường của tất cả các hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Định chế Tài chính hướng tới tiêu chuẩn quốc tế trong đo lường và quản lý rủi ro thị trường.

Quản lý rủi ro hoạt động

Cấu trúc quản trị rủi ro hoạt động được kiện toàn với việc thành lập Hội đồng QLRR hoạt động. Các báo cáo rủi ro hoạt động đã được xây dựng và triển khai định kỳ gửi tới lãnh đạo cấp cao và các đơn vị kinh doanh. Phạm vi QLRR hoạt động được mở rộng cho tất cả các ngân hàng chuyên doanh.

2.2.4 Tình hình kinh doanh

Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh của Maritime Bank giai đoạn 2009-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng trƣởng Năm 2011 Tăng trƣởng Năm 2012 Tăng trƣởng Tổng tài sản 63,882 115,336 80.55 114,374 -0.8 109,923 -3.9 Nguồn vốn chủ sở hữu 3,000 6,327 9,499 9,090 Doanh thu 1084 1155 6.5 2412 108.8 2619 9 Lợi nhuận trước thuế 1,005 1,518 51 1,037 68.3 255 -71.6 Số điểm giao dịch 109 144 32.11 202 40.28 216 6.9 ROE 37.1 35.10 14.1 2.25 ROA 1.8 1.55 0.68 0.21

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2009-2012

Qua bảng trên, ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm, điều đó nói lên sự ổn định về tài chính của Maritime Bank. Doanh thu của Maritime Bank cũng tăng đều qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012, với tình hình khó khăn chung nhưng ngân hàng vẫn duy trì mức doanh thu tăng hơn 9% so với 2011, tổng tài sản vẫn duy trì tương đương với năm 2011.

Năm 2012 là năm Maritime Bank chú trọng vào việc bảo đảm tỷ lệ an toàn hoạt động, tăng cường năng lực quản trị điều hành. Kết thúc năm tài chính 2012, ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như quy mô

tổng tài sản đạt 110.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro đạt 1.005 tỷ đồng, số điểm giao dịch đạt 216 điểm.

Liên tục 3 năm qua, Ngân hàng luôn giữ vững vị trí đầu bảng với chỉ số ROE cao nhất thị trường (năm 2008: 21.11%; 2009: 37.10 %; 2010: 35.10 %). Trong 2 năm 2011 và 2012, chỉ số ROE của Maritime Bank có giảm do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế chung.

2.2.5 Tình hình cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ

- Với mong muốn tối đa hoá các tiện ích dành cho khách hàng, Maritime Bank đã tích hợp nhiều dịch vụ và gia tăng các tiện ích để mang đến khách hàng dịch vụ tài khoản trọn gói, gồm các tài khoản thanh toán, thể ghi nợ nội địa, dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, thiết lập các website và ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi..

- Sự liên kết với các tổ chức, ngân hàng nước ngoài trong thời gian gần đây đã giúp ngân hàng tiếp cận những kỹ thuật mới, nhanh chóng áp dụng những công nghệ ngân hàng hiện đại giúp rút ngắn thời gian giao dịch và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng

- Các sản phẩm dịch vụ trên được phân loại thành các mảng hoạt động kinh doanh chính như: hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán…

- Để đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hổ trợ huy động vốn dân cư, tỷ trọng tín dụng cá nhân của Maritime Bank ngày càng được cải thiện. - Không ngừng nỗ lực để phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch

vụ, năm 2012 Ngân hàng Cá nhân Maritime Bank đã triển khai Dịch vụ Khách hàng Ưu tiên First Class Banking (FCB). Có thể nói sự cải tiến trong chăm sóc khách hàng, dịch vụ Khách hàng Ưu tiên chính là một bước tiến của Maritime Bank nhằm chuyển sang hình thức dịch vụ ngân hàng hiện đại với sự nâng cấp vượt trội về sản phẩm và dịch vụ.

- Tháng 04/2012, Maritime Bank đã hợp tác với những nhà cung cấp uy tín như Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt, công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential để thiết kế và cung cấp cho khách hàng Maritime Bank những sản phẩm dịch vụ đặc thù, nhiều ưu đãi, linh hoạt đó là sản phẩm Bancassurance. Maritime Bank đã đạt được những bước phát triển nổi bật với doanh thu hoa hồng 3.5 tỷ đồng.

- Thông qua các ý kiến khảo sát, chúng ta có thể tổng kết được tình hình cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ như sau:

Ưu điểm

- Có 52.6% kết quả khảo sát cho rằng sản phẩm của Maritime Bank có nhiều tiện ích so với sản phẩm của các các ngân hàng khác [phụ lục C.12].

- Dịch vụ của Martime Bank được đánh giá khá cao thông qua các tiêu chí khảo sát như: tính chuyên nghiệp của nhân viên [phụ lục C.8], thời gian giao dịch nhanh [phụ lục C.6], các thủ tục trong giao dịch đơn giản [phụ lục C.4] và đặc biệt có các dịch vụ giải trí trong thời gian chờ đợi [phụ lục C.9].

Khuyết điểm:

- Có 29.5% ý kiến khảo sát cho rằng sản phẩm mới của Maritime Bank chưa nhiều [phụ lục C.11], do hiện tại Martime Bank chỉ tập trung vào các sản phẩm tín dụng là chủ yếu mà không chú trọng đến việc phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Tuy sản phẩm của Maritime Bank có nhiều tiện ích nhưng giá thành vẫn còn cao hơn giá của các ngân hàng khác (chỉ có 38.1% cho rằng giá sản phẩm của Maritime Bank có tính cạnh tranh cao) [phụ lục C.10]

- Tính đa dạng sản phẩm của Maritime Bank chưa cao [phụ lục C.13].

- Chính sách chăm sóc khách hàng hiện tại của Maritime Bank chưa thật sự hấp dẫn đối với khách hàng [phụ lục C.7].

2.2.6 Tình hình phát triển mạng lƣới, huy động vốn và cho vay

2.2.6.1 Tăng trƣởng huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Bảng 2.4: Huy động tiền gửi

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2008-2012

Bảng 2.5: Huy động từ SME

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2009-2012

Dựa vào đồ thị trên ta thấy tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi của Maritime Bank tăng đều qua các năm. Tăng cao nhất là năm 2009 tăng 198% so với năm 2008. Năm 2011, tổng huy động vốn của Maritime Bank từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đạt 8086 tỷ đồng tăng 38% so với năm 2010. Năm 2012, tổng huy động vốn tăng 34.16% so với năm 2011.

5.693 16.977 20.226 24.527 33.432 0 10 20 30 40 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng HĐ tiền gửi Tổng HĐ tiền gửi Năm 2009 2010 Tăng trƣởng(%) 2011 Tăng trƣởng(%) 2012 Tăng trƣởng(%) Huy động 4578 5867 28.16 8086 37.82 10848 34.16

2.2.6.2 Tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng

Bảng 2.6: Tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng

Đơn vị tính: khách hàng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2008-2012

Số lượng khách hàng tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, đặc biệt trong năm 2011 số lượng khách hàng tăng 136% so với năm 2010. Số lượng khách hàng cá nhân năm 2012 tăng 52% so với 2011. Do đó, góp phần gia tăng đáng kể quy mô kinh doanh của ngân hàng.

Kết quả khảo sát [phụ lục C.25], cho thấy Maritime Bank được sự tín nhiệm của khách hàng khá cao. Chính vì vậy, số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng tăng.

2.2.7 Hoạt động tín dụng

Bảng 2.7: Hoạt động tín dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2007-2012

Qua bảng trên ta thấy hoạt động tín dụng và huy động vốn tăng đều qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012 tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân

85719 145360 217360 512788 780713 0 500000 1000000 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng KH Số lượng KH 6.528 11.21 23.872 31.83 37.753 28.943 15.478 29.871 59.283 107.364 69.473 59.586 0 20 40 60 80 100 120 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Dư nợ tín dụng Huy động vốn

hàng chỉ đạt 6-8% do rất ít doanh nghiệp chứng minh được phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khả năng trả nợ, điều kiện quan trọng để vay vốn ngân hàng. Trong bối cảnh đó, với phương châm hoạt động an toàn- hiệu quả- bền vững, Maritime đã chủ động giảm dư nợ cho vay, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Maritime Bank vẫn còn thấp hơn so với các NHTM khác.

Bảng 2.8: Tình hình tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2010-2012

Trong năm 2012 với chủ đạo trong hoạt động tín dụng của Maritime Bank là tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đạt tổng cộng 27.428 tỷ đồng, chiếm 94.77% trong tổng dư nợ. Tín dụng cá nhân đạt 1.515 tỷ đồng, chiếm 5.23% tổng cho vay khách hàng.

Trong tín dụng doanh nghiệp, chủ yếu là phần đóng góp từ phân khúc khách hàng vừa và nhỏ. Số lượng khách hàng vay vốn trong phân khúc này tính đến 12/2012 đạt gần 800 khách hàng. Bảng 2.9: Tình hình tín dụng doanh nghiệp lớn Đơn vị tính: tỷ đồng 21.025 24.281 19.874 0 10 20 30 2010 2011 2012

Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dư nợ cho vay

7.546 9.882 7.554 0 5 10 15 2010 2011 2012

Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn

Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank giai đoạn 2010-2012

Thông qua biểu đồ ta thấy, trong năm 2011 dư nợ cho vay của Maritime Bank đạt tỷ trọng cao nhất 9882 tỷ đồng. Trong năm 2012, trước những khó khăn của ngành ngân hàng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn cũng đạt được kết quả khả quan.

Dựa vào kết quả khảo sát [phụ lục C.1], có 43.58% các ý kiến khảo sát cho rằng lãi suất cho vay của Maritime Bank còn cao hơn các ngân hàng khác. Hiện nay, lãi suất huy động cao cùng với chính sách giảm cung tiền đã đẩy lãi suất cho vay lên cao. Bên cạnh đó, Maritime Bank đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng và tăng cao dự phòng trước tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến lãi suất cho vay cao hơn so với các ngân hàng khác.

Ngoài ra, Maritime Bank cần đơn giản thủ tục cho vay vì có đến 125 ý kiến khảo sát cho rằng thủ tục cho vay tại Maritime Bank còn phải qua nhiều khâu, nhiều bộ phận [phụ lục C.2]. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy bất lợi trong việc đi vay tại ngân hàng.

Vì vậy, Maritime Bank cần cải thiện hoạt động tín dụng với chính sách lãi suất cạnh tranh, đặc biệt mở rộng mạng lưới doanh nghiệp lớn thay vì chỉ tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và khách hàng cá nhân như hiện nay.

2.2.8 Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Yếu tố then chốt quyết định sự thành công và lớn mạnh vượt bậc của Maritime Bank chính là chú trọng yếu tố con người. Maritime Bank đã xây dựng chiến lược để phát triển nhân tài bao gồm các chính sách về đào tạo và phát triển nhân sự, tuyển dụng, tiền lương và các chế độ đãi ngộ… đã được ban điều hành và hội đồng quản trị đặc biệt quan tâm và thông qua hàng loạt

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI (MARITIME BANK) ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)