Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, là mục tiêu cuối cùng mà hầu hết các doanh nghiệp đều hướng tới và luôn tìm mọi biện pháp nhằm làm tăng khoản mục này. Phân tích về lợi nhuận nhằm đánh giá sự biến động của khoản mục, lợi nhuận cuối cùng là khoản lợi nhuận sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) mà Công ty đạt được nhằm khái quát lại sự biến động của tình hình lợi nhuận qua từng năm.
Dựa vào bảng 4.1, Ta thấy rằng trong 3 năm công ty hoạt động đều thua lỗ, cụ thể là năm 2010 lỗ 1.909.248.684đ, năm 2011 lỗ 2.411.268.274đ và năm 2012 lỗ 2.191.697.973đ
Trong năm 2011, chi phí giá vốn và chi phí bán hàng có giảm so với năm
1.218.648.895 1.169.983.728 1.600.432.076 0 500.000.000 1.000.000.000 1.500.000.000 2.000.000.000 Doanh thu bán hàng 2010 2011 2012
tăng cao so với chi phí bán hàng và chi phí giá vốn cộng lại, cụ thể là chi phí giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng giảm lần lượt là: 205.934.872đ (22,7%) và 230.358.390đ (23,4%) mà chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 889.647.503đ
(72%). Đến năm 2012, doanh thu bán hàng có sự chuyển khởi sắc hơn và chi phí quản lý có sự giảm xuống rõ rệt nhưng chi phí bán hàng lại tăng lên vượt bậc cao hơn gấp hai lần so với năm 2011. Cụ thể là: Năm 2012 công ty phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu làm doanh thu thuần giảm còn 28,41% tương
ứng với số tiền là 332.343.008đ, chi phí giá vốn tăng 18,19% với số tiền 127.551.991đ, chi phí bán hàng tăng 121,26% tương ứng số tiền 914.538.976đ
so với năm 2011, chi phí quản lý có giảm 43,72% tương ứng 929.318.260đ
nhưng không tác động lớn đến lợi nhuận của công ty đẫn đến kết quả trong năm 2012 công ty tiếp tục thua lỗ là 219.570.301đ với tỷ lệ 9,1% so với năm 2011. Như đã phân tích ở trên nguyên nhân dẫn đến công ty kinh doanh thua lỗ là do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong 2 năm 2011 và năm 2012 tăng rất cao đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Bởi vì tốc
độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn tốc độ
tăng của doanh thu bán hàng, chứng tỏ công ty đã không kiểm soát được các chi phí này.
Nguyên nhân tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng là do công ty đã tăng thêm tiền lương cho nhân viên quản lý ở bộ phận văn phòng, mua sắm thêm các máy móc thiết bị mới phục vụ cho công tác quản lý văn phòng như máy vi tính, máy in, máy photocopy, dụng cụ văn phòng,... Tuy chi phí này tăng cao qua 2 năm 2011 và năm 2012 nhưng do việc thay đổi các phương tiện mới, hiện đại sẽđem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, vì với các phương tiện hiện đại này sẽ giúp cho các nhân viên văn phòng làm việc có hiệu quả hơn, giải quyết được các công việc được nhanh chóng hơn rất nhiều. Mặc dù vậy công ty cũng cần có những biện pháp để tiết kiệm hai khoản chi phí này, nếu không thì lợi nhuận chẳng những không cải thiện mà thậm chí sẽ bị lỗ cao hơn các năm trước, giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong trường hợp doanh thu tăng là kết quả rất khả quan, rất có lợi cho đơn vị. Chi phí bán hàng bao gồm rất nhiều yếu tố như lương nhân viên bán hàng, chi
phí sửa chữa tài sản cốđịnh phục vụ cho công tác bán hàng, để giảm chi phí này biện pháp tốt nhất là sắp xếp bố trí lại cơ cấu tổ chức ở bộ phận bán hàng, phân công đúng người đúng việc làm cho năng suất lao động tăng cao và giảm được chi phí. Với mức độ tăng cao của chi phí như thế thì thật đáng báo động nên công ty cần tìm cách khắc phục.