Áp dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu đề tài. Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ
tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích
để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
F = F1 – F0 Trong đó: F: Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ phân tích F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc 2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối
Là phương pháp so sánh sử dụng tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để phản ánh mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt
đối so với chỉ tiêu kỳ gốc. % F= F1 x 100 – 100 F0 Trong đó: % F: tỷ lệ chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐỊA ỐC THU ĐẠI THÀNH
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐỊA ỐC THU ĐẠI THÀNH 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty TNHH Địa Ốc Thu Đại Thành nằm ngay cửa ngõ của thành phố
Sóc Trăng, địa chỉ tại 176 Quốc lộ 1A, cách ngã 3 Quốc lộ 60 khoảng 5 mét, vừa là ranh giới giữa huyện Châu Thành và phường 7, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh vào ngày 25/05/2009,
đến nay đã qua 10 lần đăng ký sữa đổi (Đăng ký thay đổi lẩn thứ 10 vào ngày 07/08/2013).
Giấy phép kinh doanh do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng cấp, mặc dù công ty được cấp giấy phép kinh doanh vào năm 2009 nhưng trong thực tế,
đến năm 2010 công ty mới bắt đầu triển khai xây dựng và đi vào hoạt động. - Mã số thuế: 2200328183
- Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng - Vốn pháp định: 6.000.000.000 đồng
- Hình thưc sở hữu vốn: Công ty TNHH Hai thành viên trở lên - Lĩnh vực kinh doanh: Cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí - Điện thoại: (079) 22 40525
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
3.1.2.1 Chức năng
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty hiện nay là: nhà hàng, khách sạn, vũ trường, karaoke, massage. Ngoài ra Công ty còn kinh doanh thêm các hoat
động như:
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê.
- Xây dựng nhà các loại
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Dịch vụ tắm hơi và các dịch vụ tăng cường sức khỏe (trừ hoạt động thể
thao)
- Cung cấp các dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng như: phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới…
- Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú
- Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp như: bán lẻ trong các siêu thị, trung tâm thương mại
- Bán các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
- Công ty phải thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ định hướng được giao trên cơ sở Công ty tự xây dựng và thông qua các cấp có thẩm quyền về kim ngạch, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách.
- Quản lý sử dụng tài sản, nguồn vốn được giao có hiệu quả. Tài sản Công ty gồm tài sản cố định, tài sản lưu động phải được sử dụng đúng mục đích, hạch toán chính xác và phải quyết toán hàng năm.
- Quản lý các hoạt động kinh doanh và thực hiện theo đúng kế hoạch. - Xây dựng phương hướng kinh doanh dài hạn, ngắn hạn căn cứ vào định hướng của cơ quan chủ quản, đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của tỉnh trong từng giai đoạn.
- Về công tác tài chính, công ty có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo đúng pháp luật. Tạo hiệu quả kinh tế nhằm phát triển công ty ngày càng vững mạnh.
- Tạo công ăn việc làm ổn định góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo cơ sởđể thu hút lao động phổ
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy 3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Hình 3.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức của công ty
Giám Đốc: Là người có quyền hạn cao nhất, có nghĩa vụ tổ chức bộ máy quản lý sao cho có hiệu quả, tổ chức phân công, chỉ đạo các Phòng ban, cũng như trực tiếp lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Công ty. Đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước và pháp luật về việc chấp hành các chính sách, quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra tại đơn vị.
Phòng kế toán: Là bộ phận quan trọng trong thực hiện các chức năng về
quản lý tài chính ở công ty, xây dựng hệ thống thông tin kế toán, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu thập và xử lý các thông tin ban đầu, thực hiện các chế độ hạch toán và quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính. Qua đó cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin về tình hình tài chính của
Công ty.
Phòng tổ chức hành chính và nhân sự: Tổ chức điều hành công tác quản lý của Công ty về quản lý, tổ chức hành chính quản trị. Lưu trữ tài liệu, hồ sơ, quản lý sử dụng con dấu của Công ty theo nguyên tắc của Nhà Nước, tiếp nhận công văn... Đồng thời thực hiện công tác tổ chức quản trị nhân sự, chế độ chính sách đố ớ ườ độ đả ả ươ ệ đề ệ ệ ệ Giám Đốc Phòng quản lý hành chính và nhân sự Phòng kế toán Phòng kinh doanh Chủ tịch hội đồng quản trị
kiểm tra công tác quản trị hành chính văn phòng, bảo vệ an ninh trật tự. Ngoài ra, còn lập kế hoạch triển khai nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
đề xuất khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên vi phạm, nghiên cứu tổ
chức, sắp xếp lao động cho phù hợp với hoạt động của công ty. Phòng kinh doanh:
Chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng thực hiện kế hoạch và phương án kinh doanh. Đồng thời có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng từđó soạn thảo các thủ tục chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh tế, theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng
đó. Thực hiện công tác tìm kiếm, thu mua nguồn nguyên liệu cho công ty.
3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.3.1 Tổ chức nhân sự 3.3.1 Tổ chức nhân sự
Công ty TNHH Địa Ốc Thu Đại Thành tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung, nghĩa là toàn công ty chỉ có duy nhất một phòng kế toán để tập trung thực hiện toàn bộ các công việc kế toán. Các bộ phận khác chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ hay báo cáo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về phòng kế toán để nhân viên kế toán xử lý và tổng hợp thông tin. Đơn vị thu thập, phân loại gọi là đơn vị báo sổ.
Hình 3.2: Sơđồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH Địa Ốc Thu Đại Thành
Kế Toán Trưởng Đơn vị báo sổ Kế toán công nợ Kế toán tổng hợp Kế toán kho Kế toán thanh toán, thủ quỹ
3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ
Kế Toán Trưởng - (Ông) Lương Thanh Tùng: Có nhiệm vụ hướng dẫn chế độ kế toán cho mọi thành viên trong phòng. Tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kiểm tra, kiểm soát. Tiến hành hướng dẫn đội ngũ kế toán thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước, và là người chịu trách nhiệm về mọi số liệu có trên báo cáo tài chính.
Kế toán công nợ - (Ông) Trần Trung Vi: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh tình hình phải thu, phải trả trong nội bộ công ty.
Kế toán tổng hợp - (Bà) Lý Thị Ánh Hồng: Có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ chi tiết sổ tổng hợp. Phản ánh tất cả các hoạt động tăng, giảm vốn, tài sản, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
Cuối tháng, quý, năm tổng hợp trên sổ sách kế toán điều hành kiểm tra phân loại đối chiếu các bộ phận có liên quan, chỉnh lý lập kế hoạch báo cáo kế
toán trưởng xét duyệt.
Kế toán kho - (Ông) Phạm Văn Cần: Theo dõi tình hình nhập - xuất – tồn hàng hoá từ các bản kê mua hàng và hoá đơn đỏ, tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán định kỳ báo cáo vào cuối tháng, quý, năm.
Kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ - (Bà) Nguyễn Thị Ánh Thu: Có trách nhiệm theo dõi và phản ánh các khoản thanh toán của đơn vị với khách hàng, lập phiếu thu, phiếu chi theo quy định và theo dõi các khoản tiền gửi và tiền vay ngân hàng. Theo dõi thời gian đáo hạn các chứng khoán thanh toán để thực hiện chi trả đúng hạn. Theo dõi vận dụng hình thức thanh toán tiên tiến, hợp lý để đảm bảo thanh toán kịp thời đúng thời gian, tổng hợp số liệu lên báo cáo tài
chính.
3.3.3 Chế độ kế toán tại Công ty
Chếđộ kế toán đang áp dụng tại Công ty là chếđộ kế toán theo quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính ban hành “Chế độ Kế toán doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi
3.3.4 Hình thức kế toán tại Công ty
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệđối chiếu, kiểm tra
Hình 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Kế toán Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐỊA ỐC THU ĐẠI THÀNH 4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐỊA ỐC THU ĐẠI THÀNH TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị về sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quảđó. Dựa vào đó ta sẽ phân tích, so sánh biến động giữa các khoản mục, tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến doanh thu trong kỳ của công ty, chi phí nào thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty, mức độ kiểm soát chi phí của công ty, dựđoán xu hướng phát triển của công ty trong những năm sắp tới thông qua lợi nhuận đạt được trong ba năm vừa qua.
Căn cứ vào các số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 2012, ta phân tích kết quả kinh doanh của công ty như
24
Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2012
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 )
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Doanh thu BH và CCDV 1.218.648.895 1.169.983.728 1.600.432.076 -48.665.167 -4 430.448.348 36,8
Các khoản giảm trừ doanh thu 98.105.340 98.105.340
Doanh thu thuần về BH và CCDV 1.218.648.895 1.169.983.728 1.502.326.736 -48.665.167 - 4 332.343.008 28,41 Giá vốn hàng bán 907.235.600 701.300.910 828.852.901 -205.934.690 22,7 127.551.991 18,19 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 311.413.295 468.682.818 673.473.835 157.269.523 50,5 204.791.017 43,7 Chi phí bán hàng 984.556.112 754.197.722 1.668.736.698 -230.358.390 23,4 914.538.976 121,26
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.236.105.867 2.125.753.370 1.196.435.110 889.647.503 72 -929.318.260 -43,72
Lợi nhuận thuần từ HĐKD -1.909.248.684 -2.411.268.274 -2.191.697.973 -502.019.590 -26,29 -219.570.301 -9,1
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -1.909.248.684 -2.411.268.274 -2.191.697.973 -502.019.590 -26,29 -219.570.301 -9,1
Qua kết quả trên cho ta thấy được cái nhìn tổng quát tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 – 2012. Trong 3 năm vừa qua tất cả ba khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty diễn biến theo chiều hướng giảm rồi tăng vì doanh nghiệp vừa mới thành lập do đó công tác kinh doanh chưa ổn định và hiệu quả.
4.1.1 Phân tích các khoản chi phí
Trong những năm gần đây, tình hình chi phí càng diễn biến phức tạp nhất là
đối với các mặt hàng thực phẩm, lao động,… từđó làm chi phí đầu vào tăng đáng kể, để thấy rõ tình hình thay đổi chi phí kinh doanh của đơn vị, ta đi vào phân tích tình hình biến động chi phí của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012.
Nếu trong kinh doanh, doanh thu hoạt động tăng lên là một dấu hiệu khả
quan nhưng khi doanh thu tăng thì chi phí tăng bao nhiêu là phù hợp ? Dựa vào bảng 4.1: tình hình biến động chi phí của Công ty qua 3 năm ta sẽ thấy rõ. Chi phí giá vốn có sự tăng giảm không ổn định theo từng năm, cụ thể năm 2011 giảm 22,7% so với năm 2010, năm 2012 tăng 18,19% so với năm 2011 với mức giảm và tăng lần lượt là 205.934.872đ và 127.551.991đ. Tuy giá vốn hàng bán gia tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng đi cùng với sự tăng lên của giá vốn là sự
tăng lên của doanh thu nên sự gia tăng của khoản mục chi phí này không đáng lo. Chi phí bán hàng cũng có chiều hướng giảm rồi lại tăng qua từng năm, giảm nhiều nhất là vào năm 2011. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 giảm 23,4% tương ứng số tiền là 230.358.390đ, năm 2012 so với năm 2011 tăng đột biến là 121,26% với số tiền tăng lên là 914.538.976đ. Với mức tăng đột biến như thế cho thấy rằng đây là một dấu hiệu không tốt cho Công ty do đó cần tập trung xem xét và có hướng giải quyết thích hợp nhằm ổn định tình hình phát sinh chi phí.
Chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động cao, tăng giảm không đều qua từng năm. Cụ thể là vào năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 71,97% so với năm 2010 tương ứng số tiền là 889.647.530đ. Tuy nhiên sang năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp có sự giảm xuống đáng kể so với năm 2011,