Trong những năm gần đây, tình hình chi phí càng diễn biến phức tạp nhất là
đối với các mặt hàng thực phẩm, lao động,… từđó làm chi phí đầu vào tăng đáng kể, để thấy rõ tình hình thay đổi chi phí kinh doanh của đơn vị, ta đi vào phân tích tình hình biến động chi phí của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012.
Nếu trong kinh doanh, doanh thu hoạt động tăng lên là một dấu hiệu khả
quan nhưng khi doanh thu tăng thì chi phí tăng bao nhiêu là phù hợp ? Dựa vào bảng 4.1: tình hình biến động chi phí của Công ty qua 3 năm ta sẽ thấy rõ. Chi phí giá vốn có sự tăng giảm không ổn định theo từng năm, cụ thể năm 2011 giảm 22,7% so với năm 2010, năm 2012 tăng 18,19% so với năm 2011 với mức giảm và tăng lần lượt là 205.934.872đ và 127.551.991đ. Tuy giá vốn hàng bán gia tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng đi cùng với sự tăng lên của giá vốn là sự
tăng lên của doanh thu nên sự gia tăng của khoản mục chi phí này không đáng lo. Chi phí bán hàng cũng có chiều hướng giảm rồi lại tăng qua từng năm, giảm nhiều nhất là vào năm 2011. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 giảm 23,4% tương ứng số tiền là 230.358.390đ, năm 2012 so với năm 2011 tăng đột biến là 121,26% với số tiền tăng lên là 914.538.976đ. Với mức tăng đột biến như thế cho thấy rằng đây là một dấu hiệu không tốt cho Công ty do đó cần tập trung xem xét và có hướng giải quyết thích hợp nhằm ổn định tình hình phát sinh chi phí.
Chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động cao, tăng giảm không đều qua từng năm. Cụ thể là vào năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 71,97% so với năm 2010 tương ứng số tiền là 889.647.530đ. Tuy nhiên sang năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp có sự giảm xuống đáng kể so với năm 2011, cụ thể giảm 43,72% với số tiền giảm tương ứng là 929.318.301đ. Ta thấy rằng, tốc độ tăng của chi phí tăng cao so với tốc độ tăng của doanh thu vì thế mà dẫn
hình biến động của từng khoản mục chi phí trên, ta đi vào phân tích từng khoản mục chi phí.
4.1.1.1 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán nhằm phản ánh toàn bộ các chi phí có liên quan đến cung cấp dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí và bao gồm các hoạt
động khác.
Năm 2010 chi phí ở mức 907.235.600đ. Trong thời gian này, do công ty mới đi vào hoạt động nên việc tìm các nhà cung ứng hàng hóa gặp nhiều khó khăn cũng như tìm các nhà cung ứng đáng tin cậy. Trong khi đó các nguyên liệu sử dụng cho kinh doanh chủ yếu là thực phẩm tươi, sống không ổn định và không thể để tồn kho lâu như các loại nguyên liệu khác nên khi cần là đơn vị mua về
dùng ngay nên giá mua tuỳ thuộc vào giá cả thị trường. Năm 2011, chi phí giá vốn giảm xuống 701.300.910đ, giảm 22,7% tương ứng giảm 205.934.872đ so với năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm xuống là do trong quá trình kinh doanh công ty đã khắc phục những khó khăn đã xảy trong năm 2010 về sự biến động sản lượng cũng như giá cả đầu vào bằng cách ký hợp đồng đối với những nhà cung ứng có uy tín trên thị trường.
Năm 2012 khoản chi này là 828.852.901đ, tăng 127.551,991đ với tỷ lệ tăng 18,19% so năm 2011. Nguyên nhân tăng chi phí giá vốn là do công ty tập trung
đầu tư vào hoạt động vũ trường nên đơn vị phải mua thêm nhiều loại rượu, bia, nước giải khát và các sản phẩm khác nhằm phục phục khách hàng tốt hơn.
Chi phí giá vốn hàng bán giảm rồi lại tăng dần qua từng năm, tuy nhiên khoản tăng này tỷ lệ thuận với sự tăng lên của doanh thu. Đây là sự gia tăng không đáng lo ngại và gây ảnh hưởng xấu đến tình hình lợi nhuận của Công ty.
Hình 4.1: Biểu đồ giá vốn hàng bán trong 3 năm 2010 - 2012 907.235.600 701.300.910 828.852.901 0 200.000.000 400.000.000 600.000.000 800.000.000 1.000.000.000 Giá vốn hàng bán 2010 2011 2012
28
4.1.1.2 Phân tích chi phí bán hàng
Bảng 4.2: Bảng chi tiết chi phí bán hàng phát sinh trong giai đoạn 2010 - 2012
( Nguồn: Sổ chi tiết tài khoản 641 năm 2010 - 2012 )
TK chi tiết Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2010 / 2011 2011 / 2012 Số tiền (đồng) Tỷ lệ ( %) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)
6411 Chi phí nhân viên 292.584.616 216.545.200 618.491.723 -76.039.416 -26 401.946.523 85,62 6413 Chi phí dụng cụ, đồ dung 80.202.771 62.112.812 10.000.000 -18.089.959 -22,56 -52.112.812 -83,9 6414 Chi phí khấu hao TSCĐ 394.641.332 261.786.111 674.964.642 -132.855.221 -33,66 413.178.531 157,83 6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài 104.826.401 169.334.525 265.097.560 64.508.124 61,54 95.763.035 6,55 6418 Chi phí bằng tiền khác 112.300.992 196.819.074 100.182.773 84.518.082 5,26 -96.636.301 -49,1
Để thấy được mức độ biến động của chi phí bán hàng thay đổi như thế nào qua 3 năm, ta đi vào phân tích:
Tổng chi phí bán hàng phát sinh trong giai đoạn 2010 – 2012 nhìn chung có chiều biến động theo hướng giảm nhẹ trong năm 2011 nhưng lại tăng cao trong năm 2012. Năm 2010 chi phí là 984.556.112đ, đến năm 2011 giảm 23,4% so với năm 2010 còn 754.197.722đ và đến năm 2012 chi phí này tăng rất cao là 1.668.736.698đ cụ thể tăng 121,26% so với năm 2011. Năm 2011 chi phí giảm nhẹ là do công ty đã kiểm soát phần nào về chi phí dụng cụ, đồ dùng và chi phí khấu hao TSCĐ. Năm 2012 Chi phí bàn hàng tăng cao là do công ty triển khai chương trình khuyến mãi, tặng quà cho mỗi tiệc cưới, đãi tiệc ngoài (tại nhà khách hàng) nếu khách yêu cầu, nhiều dịch vụ nhận tiệc cưới được thành lập và với nhiều chương trình khuyến mãi cho các dịch vụ khác, giảm giá hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Vì công ty mới đi vào hoạt động không lâu nên cần
đẩy mạnh chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các
đối thủ khác.
Chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí bán hàng của Công ty là chi phí dụng cụ đồ dùng. Năm 2011 so với năm 2010 giảm 22,56% góp phần làm chi phí bán hàng giảm một lượng là 18.089.959đ. Đến năm 2012 tiếp tục giảm mạnh, giảm 83,9% so với năm 2011 với mức giảm là 52.112.812đ. Bên cạnh đó, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cốđịnh, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền có giảm nhưng không đáng kể.
Chi phí nhân viên bán hàng năm 2011 có giảm 76.039.416đ tương ứng 26% so với 2010 nhưng không đáng kể. Năm 2012 lại tăng lên khá cao cụ thể
tăng 185,62% tương ứng 401.946.523đ. Lý do chi phí nhân công năm 2012 tăng lên là do công ty tuyển thêm nhân viên phuc vụ và nhân viên phục vụ và nhân viên bán hàng, cũng như đơn giá tiền lương tăng lên để đảm bảo đời sống của công nhân được ổn định trước những sự biến động của giá cả thị trường để nhân viên có thể phục vụ tận tình cho công ty.
Mặt khác, ta cũng có thể thấy được chi phí khấu hao tài sản cốđịnh chiếm
phí khấu hao TSCĐ giảm 33,66% (132.855.221đ) so với năm 2010, sang năm 2012 tăng lên 157,83% (413.178.531đ) so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí khấu hao tài sản cố định tăng là do nhu cầu phát triển sản xuất được mở rộng, để đạt đúng tiến độ thi công công trình, công ty đã trang bị, mua sắm mới các loại tài sản cố định với giá trị cao, chất lượng tốt để phục vụ kinh doanh. Chính vì vậy, chi phí khấu hao tăng lên trong năm 2012 so với năm 2011 là tất yếu. Bên cạnh đó, Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm chi phí điện, điện thoại tăng theo từng năm, cụ thể năm 2011 tăng 61,54% (64.508.124đ) so với năm 2010 và năm 2012 là 56,55% (95.763.035đ) so với năm 2011. Chi phí bằng tiền khác gồm chi phí tiếp khách và các chi phí phuc vụ khác năm 2011 tăng 75,26% (84.518.082đ) so với năm 2010 đến năm 2012 khoản chi phí này giảm 49,1% với giá trị giảm tương ứng 96.636.301đ so với năm 2011. Nguyên nhân chí phí trên tăng là do công ty đang trong quá trình xây dựng và nâng cấp các khu dich vụ, khu vui chơi, giải trí nên cần trang bị nhiềutrang thiết bị, đầu tư vào các công trình như: phòng karaoke, phòng massage, nhà ở, khách sạn, khu vui chơi giải trí, … dẫn
984.556.112 754.197.722 1.668.736.698 0 500.000.000 1.000.000.000 1.500.000.000 2.000.000.000 Chi phí Bán hàng 2010 2011 2012
( Nguồn: Sổ chi tiết chi phí bán hàng 641 năm 2010 - 2012 )
32
4.1.1.3 Phân tích Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bảng 4.3: Bảng chi tiết chi phí QLDN phát sinh trong giai đoạn 2010 - 2012
( Nguồn: Sổ chi tiết tài khoản 642 năm 2010 - 2012 )
TK chi tiết Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2010 / 2011 2011 / 2012 Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)
6421 Chi phí nhân viên 109.699.497 378.715.466 152.356.495 269.015.969 245,23 -226.358.971 -59,77
6423 Đồ dùng văn phòng 25.922.000 256.509.612 89.941.402 230.587.612 89,54 -166.568.210 -64,94 6424 Chi phí khấu hao 771.776.230 925.396.498 637.375.199 153.620.268 9,9 -288.021.299 -31,12 6425 Thuế, phí và lệ phí 16.126.880 65.925.115 18.107.193 49.798.235 308,8 -44.817.922 -72,53 6427 Dịch vụ mua ngoài 178.303.260 395.678.003 183.228.227 217.374.743 22 -212.449.776 -53,7 6428 CP bằng tiền khác 134.278.000 106.528.676 115.426.594 -27.749.324 -20,67 8.897.918 8,35 Tổng 1.236.105.867 2.125.753.370 1.196.435.110 889.647.503 72 -929.318.260 43,72
Trong giai đoạn 2010 - 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động ngược chiều với biến động của chi phí bàn hàng. Năm 2011 so với năm 2010 các chỉ tiêu đều tăng lên cao nhưng năm 2012 chi phí lại giảm xuống so với năm 2011. Cụ thể là: Năm 2011 so với 2010 chi phí tăng 72% với lượng tăng tương
ứng là 89.647.503đ, năm 2012 so với năm 2011 lại giảm còn 43,72% với lượng giảm tương ứng là 29.318.260đ. Ở đây có sự gia tăng chi phí quản lý đột biến trong năm 2011. Do đó cần phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của sự gia tăng bất thường này.
Năm 2011, Chi phí nhân viên quản lý tăng 269.015.969đ chiếm tỷ lệ
245,23% so với năm 2010 là do công ty tuyển thêm nhân viên để quản lý các khu giải trí mới hoàn thành và đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó các khoản chi phí thuế, phí và lệ phí tăng 49.798.235đ với tỷ lệ 308,8%, chi phí dich vụ mua ngoài cũng tăng theo là 217.374.743đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 122% chủ yếu phát sinh ở phần tiếp khách của ban giám đốc trong việc tìm đối tác kinh doanh, khách hàng chủ động đi tìm bạn hàng cung cấp một số thực phẩm ổn định và dịch vụ
truyền hình. Trong năm 2011, chi phí đồ dùng văn phòng tăng 230.587.612đ
chiếm tỷ lệ 89,54%, chi phí khấu hao tăng 153.620.268đ với tỷ lệ 19,9% do đơn vị đã mua thêm một số thiết bị ở bộ phận kinh doanh, phòng kế toán và trang bị
cho các phòng, ban chức năng trong năm tăng cao để quản lý tốt hơn, đồng thời cử một số cán bộ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Khoản chi này hoàn toàn có ý nghĩa vì nó giúp đơn vị nâng cao doanh thu. Tuy nhiên tốc độ tăng của khoản mục này quá cao không tương ứng với tốc độ tăng doanh thu của đơn vị, vì thế
cần xem xét để sử dụng chi phí đúng mục đích hơn.
Đến năm 2012, chi phí quản lý có sự gia giảm đột biến, tất cả các khoản chi phí đều giảm so với năm 2011. Cụ thể là: chi phí nhân viên giảm 59,77% tương
ứng với lượng giảm 226.358.971đ, chi phí đồ dùng văn phòng giảm 64,94% tương ứng giảm 166.568.210đ, chi phí khấu hao TSCĐ giảm 31,12% tương ứng giảm 288.021.299đ, chi phí thuế, phí và lệ phí giảm 72,53% với lượng giảm 44.817.922đ, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 53,7% tương ứng 212.449.918đ
nhưng chi phí bằng tiền khác có sự tăng nhẹ là 8,35% tương ứng tăng 8.897.918đ.
đầu tư nhiều vào công tác quản lý và trong năm 2012 công ty tập trung vào công tác bán hàng nên chi phí bàn hàng năm 2012 tăng cao hơn chi phí quản lý. Như
vậy nhìn vào lượng chi phí và mức độ biến động chi phí qua các năm ta có thể đánh giá được phần nào về sự phát triển kinh doanh của công ty trong giai đoạn
đầu là chưa hiệu quả. Ta có thể thấy, mức độ biến động của chi phí cao hơn nhiều so với mức biến động của doanh thu dẫn đến kết quả kinh doanh trong 3 năm đều thu lỗ. Hình 4.3: Biểu đồ chi phí QLDN trong 3 năm 2010 - 2012 1.236.105.867 2.125.753.370 1.196.435.110 0 500.000.000 1.000.000.000 1.500.000.000 2.000.000.000 2.500.000.000 3.000.000.000
Chi phí Quản lý doanh nghiệp
2010 2011
2012